Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về phòng chống tham ô và sự vận dụng của đảng cộng sản việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 75 - 104)

7. Kết cấu của đề tài

2.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống

tham nhũng ở nước ta hiện nay

Như một hiện tượng phổ biến của mọi nhà nước ở mọi quốc gia dân tộc, Nhà nước ta cũng luôn phải đối mặt với tham nhũng. Hiện nay, tham nhũng đã trở thành “quốc nạn”, làm xói mòn lòng tin của nhân dân và là một trong những nguy cơ, thách thức lớn nhất của chế độ, chất chứa khả năng tiềm tàng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, làm gia tăng bức xúc xã hội, làm giảm sút niềm tin của người dân đối với Đảng và Nhà nước, là mối đe dọa đối với sự tồn vong của Đảng và chế độ.

Dự báo trong những năm tới đây tình hình kinh tế - xã hội trong nước còn nhiều khó khăn, vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố tiêu cực, nguy cơ phát sinh tham nhũng. Nổi lên một số lĩnh vực có nguy cơ phát sinh trong quá trình thực hiện một số chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước như: Đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, nhất là các doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng một số tài sản khó định như giá tài nguyên khoáng sản, hạ tầng viễn thông, hạ tầng kỹ thuật lớn; việc thoái vốn đầu tư ngoài lĩnh vực kinh doanh chính của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước; vấn đề xử lý nợ xấu và

hoạt động tín dụng của một số tổ chức tín dụng và ngân hàng thương mại; vấn đề hoàn thuế VAT...Mặt khác, việc hội nhập sâu rộng quốc tế cũng tạo những vụ việc phát sinh tham nhũng với phạm vi rộng hơn khó phát hiện và xử lý hơn do có sự tham gia của các cá nhân, tổ chức nước ngoài. Tham nhũng, lãng phí vẫn là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta.

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm của dân tộc, ông cha ta đã có rất nhiều những chế tài, chính sách nhằm ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng: Từ thời Hồng Đức và Gia Long đã có các bộ luật để chống tham nhũng; thời Minh Mạng có “phép làm liêm”; thời Tự Đức có “chính sách bảo liêm” của Nguyễn Trường Tộ. Trong lịch sử cận đại, Hồ Chí Minh cũng đã bàn rất sâu về vấn đề này nhằm xây dựng một nhà nước Việt Nam hiện đại, thực sự đem lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Chính vì vậy, trong giai đoạn hiện nay để chống tham nhũng có hiệu quả thì việc học tập, kế thừa những quan điểm tiến bộ của ông cha để lại là một việc làm hết sức cần thiết...góp phần tìm ra những giải pháp hữu hiệu trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nước ta hiện nay. Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng chống tham ô, tham nhũng cần tiến hành những giải pháp sau đây.

2.3.1. Nhóm giải pháp về nhận thức

2.3.1.1. Trước hết, Hệ thống chính trị kiên trì đấu tranh PCTN

Đảng phải có quyết tâm chính trị cao trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Đây là yếu tố được xác định hàng đầu của một chiến lược chống tham nhũng, bởi nếu không có nó thì mọi giải pháp đưa ra, dù tốt đến mấy cũng không được đảm bảo thực thi hiệu quả.

Đảng ta là Đảng cầm quyền, giữ vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Do vậy, quyết tâm chính trị của Đảng là điều kiện tiên quyết trong cuộc chiến chống tham nhũng. Quyết tâm chính trị ở đây phải được hiểu là sự cam kết tuyên chiến với tham nhũng từ cấp cao nhất trong bộ máy của Đảng và Nhà nước. Điều này phải được thể hiện bằng những chiến lược và hành động thực

tiễn, được cụ thể hóa và phải công khai hóa để nhân dân giám sát chứ không dừng lại ở những nghị quyết, những lời nói mang tính hô hào, khẩu hiệu, phong trào.

Tuy nhiên, n lực chống tham nhũng lâu bền còn phải bao gồm cả sự cam kết từ những cơ quan khác nhau của hệ thống chính trị, đặc biệt là những người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong bộ máy Đảng và Nhà nước ở các cấp. Trong hệ thống của chúng ta, người đứng đầu các cấp có vị trí trực tiếp quyết định trong việc đấu tranh chống tham nhũng. Trước hết, người đứng đầu phải thực sự trong sáng, liêm, chính đó phải bắt đầu từ bản thân tới tập thể những người thân xung quanh gần nhất như: Tập thể lãnh đạo, cộng sự, cấp dưới trực tiếp phải tạo được thành tấm gương tập thể, chiếu vào cộng đồng xung quanh, tạo những vùng sáng liên tục trong toàn xã hội. Do vậy, đã đến lúc cam kết này phải gắn với trách nhiệm chính trị của người đứng đầu, nếu ai không làm được thì kiên quyết thay bằng người khác.

Đồng thời, phải gắn liền với việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng, đảm bảo Đảng lãnh đạo trong khuôn khổ luật pháp, không can thiệp vào các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử. Đảng cần phát huy dân chủ thực sự, nâng cao tính công khai, minh bạch về hoạt động của đội ngũ cán bộ các cấp, công khai địa chỉ, điện thoại, thư điện tử, tăng cường các mối quan hệ trực tiếp giữa người dân và cán bộ, đảng viên. Tăng cường các buổi tiếp dân, trực tiếp đối thoại với nhân dân, không lựa chọn hay hạn chế diện người được tham gia tiếp xúc. Bên cạnh đó, cần thẩm tra lại những vụ thanh tra đã phát hiện tham nhũng nhưng sau đó lại kết luận là xử phạt hành chính, đưa ra xét xử công khai tất cả các trường hợp đúng người, đúng tội, không để lọt người, lọt tội, cũng không để oan sai. Nếu phát hiện tham nhũng, cần đưa ra xét xử những vụ điều tra về tham nhũng có liên quan đến những cán bộ cao cấp hơn để minh chứng cho tuyên bố “không có vùng cấm” nào trong thực tế.

Cần nâng cao tính tiên phong, gương mẫu sự nêu gương của các tổ chức đảng, tổ chức nhà nước, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội trong việc PCTN. Gắn trách nhiệm nêu gương với việc thực hiện Chỉ thị của Bộ chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tổ chức phát động và thực hiện sâu rộng có hiệu quả phong trào “ba xây, ba chống”. Ba “xây” là: Xây dựng Đảng, bộ máy Nhà nước và các đoàn thể chính trị - xã hội trong sạch, đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư hết lòng phụng sự nhân dân; xây dựng môi trường văn hóa, lối sống văn minh, trong sáng, khinh ghét nói không với tham nhũng; xây dựng ý thức, trách nhiệm bảo vệ và sử dụng đúng tài sản công. Ba “chống” là: Chống tư tưởng bảo thủ, trì trệ, mất dân chủ, bệnh quan liêu, hành chính, xa rời thực tế, nói không đi đôi với làm, độc đoán, chuyên quyền; chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng, vô cảm, thiếu trách nhiệm trong một bộ phận cán bộ, đảng viên; chống tư duy nhiệm kỳ, bệnh thành tích, đặc quyền, đặc lợi.

2.3.1.2. Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Chúng ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền, đề cao pháp luật, nhưng vẫn phải khẳng định việc giáo dục chính trị, tư tưởng đạo đức cho đội ngũ cán bộ đảng viên là biện pháp cốt lõi, lâu dài, thấm dần và thấm sâu, tạo nên nền tảng, chất lượng của một chế độ nhà nước.

Trước hết cần xây dựng và hoàn thiện quy tắc ứng xử nhằm đảm bảo sự liêm chính của đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng như: quy định về những việc được làm và không được làm đối với cán bộ, công chức; quy định cấm sử dụng quỹ công làm quà tặng, chiêu đãi, tiếp khách không đúng quy định; quy tắc quan hệ giữa người thực hiện công vụ với công dân, tổ chức, doanh nghiệp là đối

tượng quản lý, giữa người lãnh đạo, quản lý với cấp dưới, giữa các bộ, công chức của cơ quan cấp trên với cán bộ, công chức của cơ quan cấp dưới.

Khi đã xây dựng được bộ quy tắc về ứng xử về đạo đức công vụ, cần phải tập trung vào nâng cao chất lượng công tác giáo dục đạo đức công chức nhằm hình thành các chuẩn mực đạo đức công vụ đúng đắn. Từ đó, đề cao các giá trị đạo đức, làm cho m i công chức tự cảm thấy xấu hổ với bản thân nếu tham nhũng, vì rằng biết xấu hổ với chính mình còn là điều đáng quý hơn, là thể hiện trách nhiệm trước người khác, trước nhân dân.

Phải trở lại phương pháp giáo dục đạo đức của Hồ Chí Minh: quan tâm cả tri thức đạo đức, tình cảm đạo đức và hành vi đạo đức, rất coi trọng việc nêu gương đạo đức của người cán bộ, công chức. Hồ Chí Minh đã từng viết: lấy gương người tốt, việc tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau và một tấm gương sáng có giá trị hơn trăm bài diễn văn tuyền truyền, do đó muốn được nhân dân tin, dân phục, dân yêu, cán bộ phải tự mình làm đúng đời sống mới, nghĩa là phải siêng năng, tiết kiệm, trong sạch, chính đáng. Nếu không thực hành bốn điều đó, mà muốn được lòng dân thì cũng như “bắc dây leo trời”. Vì vậy, tinh thần gương mẫu và phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng của những cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý có ý nghĩa hết sức to lớn đối với công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức cho cán bộ, công chức. M i cá nhân sẽ tự đối chiếu tri thức học được về đạo đức với những quan hệ, hành vi và những tấm gương đạo đức thực tế để rút ra những định hướng giá trị cần thiết. Cần đặc biệt chú trọng mối quan hệ giữa các quy phạm pháp luật với các quy phạm đạo đức, ở chừng mực nào đó cần thiết phải thể chế hóa những quy phạm, nguyên tắc đạo đức thành những quy phạm pháp luật. Phải công khai các lợi ích của công chức có quyền được hưởng theo quy định của pháp luật.

Việc giáo dục tư tưởng, chính trị đạo đức phải được làm thường xuyên, liên tục và lâu dài; được tiến hành một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực; kết hợp giáo dục, tự giáo dục, xây và chống. Giáo dục tư tưởng, chính trị đạo đức có hiệu quả sẽ làm cho m i cán bộ, công chức có được tri thức đạo đức,

hành vi đạo đức công vụ đúng đắn là cơ sở tiền đề chủ quan quan trọng tạo nên khả năng miễn dịch trước những tệ nạn tham nhũng, hối lộ tiêu cực diễn ra hết sức nghiêm trọng hiện nay. Đây phải được coi là giải pháp mang tính ưu tiên, cơ bản, lâu dài, có ý nghĩa tiên quyết trong đấu tranh PCTN hiện nay.

2.3.1.3. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức xã hội về phòng chống tham nhũng

Hồ Chí Minh đã từng nói quan tham vì dân dại, không biết đòi hỏi, sử dụng quyền lợi của mình. Sự nghiệp đấu tranh PCTN chỉ đạt được hiệu quả khi có sự đóng góp tích cực của nhân dân. Một khi người dân đã căm ghét tham nhũng, thì họ sẽ sáng tạo ra nhiều phương pháp phòng, chống tham nhũng có hiệu quả. Thực tế ở nhiều địa phương, nhờ sự tích cực của nhân dân mà nhiều vụ việc tham nhũng được phanh phui, kẻ tham nhũng phải đứng ra trước vành móng ngựa.

Cần tuyên truyền và phổ biến các kiến thức về tham nhũng trong nhân dân, nhất là việc giáo dục về nguyên nhân tham nhũng, hậu quả của tham nhũng cũng như nâng cao ý thức của học sinh, sinh viên về đấu tranh với nạn tham nhũng ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Chúng ta đã tổ chức nhiều cuộc thi lớn tìm hiểu về Đảng Cộng sản Việt Nam, về chiến thắng Điện Biên Phủ và Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh...đã đến lúc chúng ta cần tổ chức các quộc tìm hiểu có quy mô lớn về tham nhũng và pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Những việc làm như vậy, sẽ giúp cho nhận thức về tham nhũng trong nhân dân được nâng cao, ý thức đấu tranh với tham nhũng được tăng cường và đi cùng với nó là tác phong làm việc của các bộ, công chức nhà nước sẽ được cải thiện.

2.3.2. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện

2.3.2.1. Đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị mà trước hết là đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng và chức năng quản lý của Nhà nước.

Phải khắc phục triệt để tình trạng Đảng bao biện làm thay Nhà nước, can thiệp quá sâu vào các công việc của Nhà nước. Cách thực hiện là sớm thể chế hóa sự lãnh đạo của Đảng về mặt nội dung, phương thức, phạm vi và trách

nhiệm của sự lãnh đạo của Đảng cũng như làm r sự phân định về vai trò lãnh đạo của Đảng và chức năng quản lý của Nhà nước. Điều này sẽ góp phần kiềm chế và giảm bớt sự tập trung quyền lực cho tổ chức Đảng để tập trung cho các cơ quan nhà nước nói chung, các cơ quan chống tham nhũng nói riêng đủ thực quyền.

Cần thực hiện dân chủ trong Đảng một cách thực chất. Kinh nghiệm đấu tranh cách mạng chỉ ra rằng, muốn bằng dân chủ để phát động quần chúng đẩy lùi tham nhũng thì trước hết phải phát động dân chủ và dân chủ trong Đảng. Nếu như dân chủ trong Đảng có vai trò làm gương đối với dân chủ trong xã hội thì bầu không khí dân chủ trong Đảng sẽ nâng cao ý thức nhiệt tình và năng lực tham gia chính trị của đảng viên. Đồng thời, thông qua tấm gương tiên phong của đảng viên để tạo ảnh hưởng tích cực và trình độ tham gia chính trị của quần chúng nhân dân. Vì vậy, muốn bằng dân chủ để phát động quần chúng đẩy lùi tham nhũng trước hết phát động dân chủ và thực hiện dân chủ trong Đảng, và người đảng viên phải thực sự tiên phong, gương mẫu trong việc chống tham nhũng.

Tuy nhiên, để dân chủ đi vào thực chất, thực sự là công cụ hữu hiệu trong cuộc đấu tranh với tham nhũng phải xây dựng và hoàn thiện các thể chế dân chủ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng như: dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện; dân chủ trong bầu cử; dân chủ trong quá trình ra quyết định, dân chủ trong quản lý; dân chủ trong kiểm tra và dân chủ trong bãi miễn cán bộ và đảng viên mất uy tín, đồng thời triển khai nó trong thực tiễn. Đó là phương thuốc cơ bản là lâu dài để phòng chống tham nhũng mà Đảng ta cần đặc biệt quan tâm lãnh đạo thực hiện.

Vấn đề cơ bản hiện nay là khắc phục những rào cản trong quá trình thực thi pháp luật, trước hết là Luật PCTN, sao cho Luật này được thực thi một cách hiệu quả. Hơn nữa, cần đồng bộ hệ thống pháp luật liên quan đến PCTN như Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí, Luật khiếu nại tố cáo, Luật hình sự, Luật thanh tra, Luật kiểm toán, quy chế dân chủ cơ sở...Đồng thời, phải

khắc phục những mâu thuẫn, trồng chéo, mẫu thuẫn trong hệ thống pháp luật, ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi trong thực tiễn.

Trong quá trình thực hiện, cần coi trọng công tác tổng kết thực tiễn, rà soát lại hệ thống các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, văn bản pháp luật của Nhà nước về chống tham nhũng, tiêu cực, phát hiện và khắc phục sơ hở, thiếu đồng bộ trong các văn bản, những yếu kém trong khâu lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành và đề ra những giải pháp khắc phục. Có như vậy, mới dần loại bỏ được những cơ hội nảy sinh tham nhũng.

2.3.2.2. Đổi mới công tác cán bộ, hoàn thiện cơ chế quản lý cán bộ công chức.

Trước hết Đảng và Nhà nước cần tập trung vào việc tạo ra một hệ thống tuyển dụng nhân sự minh bạch, công bằng với mọi người dân. Thực hiện công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về phòng chống tham ô và sự vận dụng của đảng cộng sản việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 75 - 104)