Quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về vai trò của dân chủ với việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trên địa bàn huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 34 - 37)

Chƣơng 1 : TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ CỦA DÂN CHỦ

1.3. Nội dung tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vai trò của dân chủ

1.3.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ

Trên thực tế, quá trình phát triển của dân chủ cũng chính là quá trình đấu tranh, giành giữ cho được địa vị của dân bằng những thiết chế chính trị xã hội phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể, thể hiện được giá trị của dân chủ trong thực tiễn.

Trên cơ sở kế thừa tư tưởng dân chủ của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh xác định: “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ” [44, tr.434]. Khẳng định điều đó, tức là Người đã khẳng định trên thực tế địa vị làm chủ của người dân đối với xã hội, đối với nhà nước. Đây là sự khẳng định quan trọng thể hiện sự thay đổi cơ bản trong vị thế, tư cách của nhân dân trong đời sống xã hội. Tuy nhiên giữa địa vị “là chủ” và trình độ “làm chủ” của nhân dân vẫn còn khoảng cách rất lớn. Cần cả một quá trình phát triển và trưởng thành về năng lực thực hành dân chủ để đi từ “dân là chủ” đến “dân làm chủ”. Đây là vấn đề hết sức phức tạp và khó khăn.

Trải qua cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ sau một thế kỷ bị đô hộ, nhân dân ta đã giành lại được độc lập từ tay bọn đế quốc thực dân và lật đổ chế độ phong kiến đã từng thống trị hàng ngàn năm, chế độ dân chủ mới được thiết lập. Người viết: “Đánh tan thực dân, giải phóng dân tộc, tranh lại thống nhất và độc lập, xây dựng một nước Việt Nam dân chủ mới” [43, tr.319]. Đây là tư tưởng hết sức quan trọng của Hồ Chí Minh, khẳng định bản chất nền dân chủ xã hội chủ

nghĩa - một nền dân chủ vì lợi íchquyền lực của nhân dân lao động đã được giải phóng khỏi tình trạng bóc lột, áp bức và nô dịch. Hồ Chí Minh quan niệm, nền dân chủ ở nước ta được thiết lập trong thời đại mới - thời đại độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội, do đó có thực hiện dân chủ mới, mới có điều kiện tiến lên chủ nghĩa xã hội, hay nói cách khác, thực hiện dân chủ mới là bước đầu để tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. Theo Hồ Chí Minh, bản chất của nền dân chủ mới để tiến đến chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản thể hiện trong tính nhân dân của nền dân chủ thông qua phương thức tổ chức hệ thống chính trị mà quan trọng nhất là trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân cũng như thiết lập các điều kiện tốt nhất để nhân dân có thể tham gia vào quản lý và xây dựng đất nước với vai trò là người chủ.

Quán triệt quan điểm dân chủ của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh đến sự cần thiết phải xây dựng chế độ dân chủ, thể chế chính trị và thể chế nhà nước dân chủ, trong đó đặc biệt quan trọng là thể chế dân chủ trong Đảng, nhất là khi Đảng đã cầm quyền. Xây dựng thể chế trước hết phải xây dựng chính quyền nhà nước. Chính quyền đó phải là chính quyền dân chủ mà người chủ thực sự không ai khác chính là quần chúng nhân dân. Người khẳng định: “chính quyền dân chủ có nghĩa là chính quyền do người dân làm chủ” [44, tr.269]. Để thực hiện vai trò làm chủ của nhân dân, Hồ Chí Minh chỉ rõ phương thức tổ chức, đó là “Dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân và của Đảng, các giai cấp ấy đoàn kết lại, bầu ra chính phủ của mình. Đối với nội bộ nhân dân thì

thực hành dân chủ. Đối với đế quốc, phong kiến và lũ phản động, thì thực hành

chuyên chính chống lại chúng, đàn áp chúng” [45, tr.262].

Khẳng định nhân dân là người chủ nước nhà không chỉ là khẳng định về một quan điểm, một tư tưởng chính trị mà nó còn phải thể chế hóa thành luật, bằng luật, trước hết là Hiến pháp - bộ luật cơ bản của Nhà nước. Người xác định vai trò của Hiến pháp là phải bảo đảm được quyền tự do dân chủ cho các tầng lớp nhân dân, trên cơ sở liên minh công nông do giai cấp công nhân lãnh đạo, đồng thời phải thực sự bảo đảm quyền bình đẳng giữa nam và nữ, bình đẳng giữa các dân tộc.

Hồ Chí Minh không chỉ đề cập đến vai trò của nhà nước nói chung mà còn đặc biệt nhấn mạnh vai trò của chính phủ. Là cơ quan hành pháp, chính phủ làm chức năng điều hành, quản lý nhà nước trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Một chính phủ tốt, xứng đáng với sự ủy thác, tin cậy của dân chúng là một chính phủ hành động vì lợi ích của dân, do dân tổ chức nên, do dân đôn đốc, kiểm soát và phê bình, biết dựa vào ý kiến của dân chúng mà sửa chữa cán bộ và tổ chức. Pháp luật phải là pháp luật thực sự dân chủ, có đủ hiệu lực để bảo vệ quyền tự do dân chủ rộng rãi của nhân dân lao động.

Dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh là một phạm trù đa cấu trúc. Do đó, tiếp cận dân chủ không thể chỉ dừng lại ở cách tiếp cận thể chế nhà nước với tư cách là một phạm trù chính trị, một phạm trù lịch sử, mà dân chủ còn được hiểu là một giá trị xã hội. Đây là vấn đề liên quan đến sự tồn tại và phát triển của cá nhân lẫn cộng đồng, nó không chỉ hiện diện trong đời sống chính trị mà còn có mặt trong tất cả các lĩnh vực khác như kinh tế, văn hóa, xã hội,…Với tư cách là một giá trị xã hội, trong đời sống con người, dân chủ là một nhu cầu bức thiết của con người luôn hướng tới tự do và làm chủ.

Kết tinh giá trị xã hội của dân chủ là ở chỗ, các cuộc đấu tranh để giành lấy dân chủ đều dẫn đến những khả năng để giải phóng con người, nâng cao vị trí con người trong lịch sử, hình thành và phát triển ở con người ý thức và năng lực làm chủ xã hội. Với ý nghĩa đó, dân chủ được xác định như một lý tưởng nhân đạo, một giá trị nhân văn.

Giá trị đích thực của dân chủ XHCN là ở chỗ nó giành về cho đại đa số nhân dân lao động những quyền lực của chính họ thông qua đấu tranh cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới của chính bản thân quần chúng nhân dân. Đó là quyền dân chủ, quyền tự do, công bằng, bình đẳng thực sự của quần chúng nhân dân. Chính vì vậy, trong suốt cuộc đời hoạt động chính trị của mình từ khi ý thức được nỗi nhục mất nước, ra đi tìm đường cứu nước đến khi từ giã cõi đời, Hồ Chí Minh chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm cho nước nhà độc lập, nhân dân được tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Người đã làm tất cả để thực hiện Độc lập - Tự do - Hạnh phúc cho Tổ quốc, dân tộc và nhân dân. Người đã rút ra một chân lý vĩnh hằng không chỉ cho dân tộc mà còn cho cả nhân loại “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Trong “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Người đã thể hiện ý chí và quyết tâm của cả dân tộc trong cuộc đấu tranh vì độc lập tự do: “Nước Việt Nam

có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy” [43, tr.587]. Đó chính là tuyên ngôn về dân chủ gắn liền với tự do, bình đẳng và công bằng xã hội. Nó thể hiện khát vọng chính đáng về quyền là chủ và làm chủ của nhân dân Việt Nam, khẳng định thành quả vĩ đại trong cuộc đấu tranh vì dân chủ mà nhân dân Việt Nam đã giành được với một ý chí quyết tâm không gì lay chuyển nổi cùng tinh thần đoàn kết muôn người như một để giữ vững nguồn của cải vô giá đó của nhân dân.

Thấm nhuần quan điểm thực tiễn, quan điểm nhân dân, thấu hiểu cuộc sống, tâm trạng, nguyện vọng của dân mà Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến lợi ích và sự thụ hưởng lợi ích của người dân. Người nhấn mạnh rằng, “nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” [41, tr.64]. Ước muốn đó được đúc rút từ thực tiễn cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới. Giải phóng con người, thực hiện tự do và hạnh phúc cho con người, đó là mục tiêu phấn đấu cao nhất thường xuyên chi phối mọi suy nghĩ và hành động của Hồ Chí Minh. Khi đặt câu hỏi: “Mục đích của chủ nghĩa xã hội là gì?” [50, tr.30]. Người đã trả lời: “Nói một cách đơn giản và dễ hiểu là: Không ngừng nâng caođời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động” [50, tr.30].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về vai trò của dân chủ với việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trên địa bàn huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)