Một số giải pháp chủ yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về vai trò của dân chủ với việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trên địa bàn huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 87 - 116)

Chƣơng 1 : TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ CỦA DÂN CHỦ

2.2. Vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vai trò của dân chủ nâng cao

2.2.2. Một số giải pháp chủ yếu

2.2.2.1. Coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục, học tập QCDC ở cơ sở

“Nước lấy dân làm gốc”, dân chủ là dân là chủ và dân làm chủ. Như vậy, theo Hồ Chí Minh, mọi việc của đất nước có liên quan đến vận mệnh, lợi ích của dân, người dân phải được biết, được bàn và chính họ là người thực hiện nên họ phải được kiểm tra, giám sát. Quyền làm chủ của nhân dân chỉ được thực hiện khi QCDC thực sự đã thâm nhập vào nhận thức của từng người. Vì lẽ đó, việc tuyên truyền giáo dục, học tập, thực hành QCDC cơ sở sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân là một trong những việc phải tiến hành đầu tiên và xuyên suốt cả quá trình.

Tuyên truyền giáo dục, học tập, thực hành QCDC cơ sở chỉ có hiệu quả, có tác dụng thiết thực khi người thực hiện nắm vững mục đích, nội dung, phương pháp và đối tượng, cũng như những yếu tố ảnh hưởng. Về vấn đề này, Hồ Chí Minh đã có những chỉ dẫn rất cụ thể rằng, đến với dân, nói cho dân nghe, làm cho dân hiểu thì tự mình phải xác định cho rõ: Nói cái gì? (nội dung), nói như thế nào? (phương pháp), nói cho ai? (đối tượng), và nói để làm gì? (mục đích).

Vấn đề đặt ra trong việc tuyên truyền giáo dục, học tập là làm thế nào cho dân dễ hiểu, dễ nhớ và dễ thực hành, như Hồ Chí Minh đã nói: “Muốn thành công, phải biết

cách tuyên truyền” [42, tr.191]. Người yêu cầu mọi cán bộ tuyên truyền đầu tiên “phải hiểu rõ” vấn đề mình cần tuyên truyền; thứ hai là “phải biết cách nói” “phải giản đơn, rõ ràng, thiết thực. Phải có đầu, có đuôi, sao cho ai cũng hiểu được, nhớ được. Chớ dùng những danh từ lạ, ít người hiểu. Chớ nói ra ngoài đề, chớ lắp đi lắp lại. Chớ nói quá một tiếng đồng hồ, vì nói dài thì người ta chán tai, không thích nghe nữa.” [42, tr.191]; thứ ba là “phải có lễ độ”, cụ thể là “đối với các cụ già phải cung kính, với anh em, phải khiêm tốn, với phụ nữ, phải nghiêm trang, với nhi đồng, phải thân yêu, với cả mọi người, phải thành khẩn” .” [42, tr.192]. Để đạt được những tiêu chí trên, “người tuyên truyền cần phải chịu khó, chịu khổ, khéo ở, siêng làm” [42, tr.192].

Thạch Hà là huyện có đặc trưng địa bàn khá rộng, bao quanh thành phố, các phương tiện giao thông thuận lợi, dân cư sinh sống tập trung. Do đó, việc tuyên truyền giáo dục, học tập QCDC cơ sở có thể thực hiện bằng nhiều phương thức: dùng xe chăng đèn, kết hoa, có loa phóng thanh để tuyên truyền; phổ biến nhiều lần, liên tục nội dung QCDC cơ sở thông qua phương tiện truyền thanh, phát thanh; biểu diễn văn nghệ, ca hát quần chúng thu hút sự chú ý của người dân, thông qua các buổi họp chung với nhiều người,… Xác định đảng viên là lực lượng nòng cốt hướng dẫn, mở rộng tuyên truyền dân chủ trong nhân dân.

Bằng tất cả các biện pháp và cách làm đó, dân chúng sẽ hiểu được QCDC ở cơ sở, coi đó là một công cụ để thực hiện quyền dân chủ của mình và tham gia vào công việc quản lý. Kết quả của việc tuyên truyền QCDC cơ sở phải làm sao cho dân thấy rõ tính thiết thực của nó, thấy được chính nó góp phần giải quyết những lo toan, thắc mắc, nguyện vọng của họ. Từ đó, người dân - vốn rất nhạy cảm với lợi ích thường ngày cảm nhận được đây là phương tiện bảo vệ họ, giúp đỡ họ, hỗ trợ cho họ phát triển.

2.2.2.2. Thực hiện có hiệu quả hình thức dân chủ đại diện và phát huy hình thức dân chủ trực tiếp tại cơ sở

Đối với đất nước ta, ngay từ những năm đầu của chính quyền dân chủ cộng hòa. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên những vấn đề cấp bách, trong đó Người đề cao việc phải thực hiện ngay quyền làm chủ cho nhân dân, đó là quyền có cơm ăn áo mặc, quyền được học hành và đặc biệt hơn là quyền được bầu cử. Người nói: “Tất cả công dân trai gái mười tám tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo,

dòng giống, v.v..” [41, tr.7]. Bầu cử là để lựa chọn ra những cá nhân ưu tú đại diện cho nhân dân, nói lên tiếng nói của nhân dân. Đây chính là hình thức dân chủ đại diện đã được Hồ Chí Minh kêu gọi thực hiện ngay khi Nhà nước được thành lập. Bên cạnh đó, Người cũng rất quan tâm tới việc để người dân trực tiếp thực hiện các quyền làm chủ của mình ở cơ sở và yêu cầu cán bộ làm “bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân, cùng với dân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa phương, rồi động viên và tổ chức toàn dân ra thi hành.” [43, tr.232]. Người dân phải được tham gia “kiểm thảo lại công việc, rút kinh nghiệm, phê bình, khen thưởng” mỗi khi thi hành xong các công việc [43, tr.233].

Thực hiện QCDC ở cơ sở hiện nay là quá trình thực hiện dân chủ về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội một cách trực tiếp, rộng rãi và liên tục đối với mọi người, mọi giới và mọi lứa tuổi. Vai trò của dân chủ ở cơ sở được thực hiện thông qua các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở và sự hiểu biết cùng khả năng thực hiện của mỗi người. Vai trò của dân chủ ở cơ sở được thực hiện dưới hai hình thức: dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện trong đó dân chủ trực tiếp có ý nghĩa thiết thực nhất.

Thực hiện tốt và kết hợp hài hòa hai hình thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp ở cơ sở, xây dựng và phát triển các hình thức nhân dân tự quản.

Để làm được điều này, trước hết cần tuyên truyền, giáo dục thường xuyên cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân quán triệt đầy đủ và sâu sắc việc thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở phải được đặt trong một cơ chế vận hành thống nhất của hệ thống chính trị. Đó là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ. Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan do nhân dân bầu ra (HĐND, UBND, MTTQ, Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội cựu chiến binh) chính là phát huy chế độ dân chủ đại diện. Muốn vậy phải xây dựng được qui chế tổ chức hoạt động của từng tổ chức, cơ quan. Xác định rõ ràng, cụ thể chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm cũng như mối quan hệ công tác của từng tổ chức, của người đứng đầu tổ chức đó, thông báo công khai cho nhân dân biết để tiện liên hệ (đề đạt ý kiến, kiểm tra, giám sát,…). Định kỳ từng tổ chức báo cáo cho nhân dân là thành viên của tổ chức mình biết kết quả, khuyết điểm và nguyên nhân của các công việc thuộc phạm vi mình phụ trách, tự phê bình để mình góp ý kiến. Qua đó rút kinh nghiệm, tiếp thu, thật sự cầu thị và có trách nhiệm trước dân.

Mặc dù về mặt khách quan dân chủ đại diện vẫn là phương thức chủ yếu và phải bằng mọi cách nâng cao và hoàn thiện phương thức dân chủ đại diện, song dân chủ trực tiếp là cần thiết. Đó là khả năng thực hiện một cách khách quan nhất ý chí, nguyện vọng của nhân dân và thực hiện một cách thiết thực nhất quyền lực của nhân dân trong việc quản lý xã hội.

Để hoàn thiện quy chế thực hiện dân chủ đại diện trong quá trình thực hiện QCDC cơ sở cần tập trung những nội dung sau:

- Thực hiện đầy đủ các chế định bầu cử dân chủ và chỉ đạo thực hiện bầu cử đúng quy định pháp luật.

- Đảm bảo quyền tự do ứng cử của công dân, để công dân tự ý thức được vai trò của dân chủ trong lĩnh vực chính trị, đồng thời cần tạo bầu không khí dân chủ, kích thích tính tích cực chính trị của công dân.

- Tiếp tục cụ thể hóa vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở trong tham gia xây dựng danh sách bầu cử sao cho đó là sản phẩm của sự kết hợp giữa tự nguyện ứng cử của công dân với việc giới thiệu của tổ chức.

- Xác định cơ cấu đại biểu hợp lý đại diện cho các tầng lớp tổ chức xã hội, nhằm nâng cao tính đại diện của các cơ quan dân cử và các đoàn thể chính trị xã hội. Cơ cấu đại biểu này thực hiện thông qua bàn bạc dân chủ.

- Tranh cử dân chủ, tạo điều kiện cho cử tri lựa chọn đại biểu trong môi trường lành mạnh, khắc phục sự lựa chọn thụ động, chủ quan, cụ bộ, địa phương.

Tuy nhiên, khi thực hiện dân chủ đại diện, trong thực tế ở nhiều nơi, quyền dân chủ của nhân dân còn bị hạn chế. Do đó, cần chú trọng việc thực hiện dân chủ trực tiếp, càng có nhiều người tham gia vào một quyết định chung được mọi người xem xét quyết định thì càng đảm bảo dân chủ.

Để thực hiện dân chủ trực tiếp, thiết thực, có hiệu quả, từng tổ chức, cơ quan xác định vấn đề nào cần hay không cần sử dụng hình thức này. Qui chế của Chính phủ đã có qui định, từng cơ sở cụ thể hóa hơn cho sát đơn vị mình. Muốn có dân chủ trực tiếp đúng đắn, những vấn đề đưa ra để nhân dân quyết định trực tiếp phải có sự hỗ trợ tích cực của hệ thống các thiết chế dân chủ đại diện.

Thực trạng công tác thực hiện QCDC ở cơ sở những năm qua trên địa bàn huyện Thạch Hà cho thấy để đảm bảo thực hiện dân chủ trực tiếp cần tập trung những vấn đề sau:

- Thứ nhất, lãnh đạo các cơ quan, doanh nghiệp và địa phương xác định rõ những

vấn đề cần có sự tham gia trực tiếp của nhân dân ở cở sở tương ứng trước khi cấp có thẩm quyền quyết định, nâng cao chất lượng đóng góp của dân vào việc hình thành các quyết định đó.

- Thứ hai, phải thường xuyên báo cáo trước dân một cách đầy đủ, nghiêm túc,

tránh cắt xén, xuyên tạc nội dung, qua loa hình thức.

- Thứ ba, khi xây dựng thiết chế dân chủ ở cơ sở phải phù hợp với lĩnh vực và

trình độ của người dân, nếu không chú ý điểm này sẽ dễ dẫn đến hình thức, cực đoan, vô tổ chức. Trước khi biểu lộ ý chí của mình, mỗi công dân phải có thông tin đầy đủ về vấn đề cần quyết định, có đủ thời gian bàn bạc, trao đổi, cân nhắc. Mỗi người cần phải được tự do, không ép buộc, không bị mua chuộc, lôi kéo, nghĩa là cần phải được sống trong môi trường xã hội lành mạnh, tự do, bình đẳng.

- Thứ tư, phải có cơ chế kiểm soát việc thực hiện các thiết chế dân chủ đã được

quy định, tránh hiện tượng các thiết chế dân chủ trở thành khẩu hiệu mị dân, nằm trên giấy tờ. Về trình tự thủ tục lại cần đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện đối với đông đảo quần chúng. Và về mặt tổ chức phải khoa học, chu đáo đảm bảo ý chí, nguyện vọng của mỗi người được phản ánh một cách trung thực, đầy đủ, ý kiến đa số phải có hiệu lực thi hành.

- Thứ năm, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ cơ sở, người trực tiếp thực hiện

vai trò dân chủ trực tiếp để họ biết cách xử lý những ý kiến của nhân dân nêu ra. Bên cạnh đó, để dân chủ trực tiếp có thể phát huy được ưu điểm của mình cần có những điều kiện nhất định, nó đòi hỏi tầm dân trí nhất định của các công dân, thể hiện ngoài sự hiểu biết pháp lý cần thiết, phải có trình độ nhận thức, chính trị xã hội, trình độ văn hóa nhất định.

Nói tóm lại, mối quan hệ giữa hai hình thức dân chủ là biện chứng lẫn nhau. Nếu không có một nền dân chủ đại diện được tổ chức tốt, vững vàng, trong sạch, tận tụy phục vụ nhân dân thi không thể thực hiện dân chủ trực tiếp đúng đắn mà có khi chỉ làm bộc lộ mặt tiêu cực của nó mà thôi. Do vậy, để QCDC ở cơ sở có hiệu quả cần chú trọng thực hiện hình thức dân chủ đại diện bên cạnh việc phát huy hình thức dân chủ trực tiếp.

2.2.2.3. Phát huy vai trò của hệ thống chính trị ở cơ sở, với tư cách là các công cụ quyền lực của nhân dân, các phương thức tập hợp, phát huy sức mạnh của nhân dân.

Vai trò dân chủ và hệ thống chính trị có mối quan hệ tác động chuyển hóa lẫn nhau giữa mục đích và phương tiện, giữa nguyên nhân và kết quả. Hệ thống chính trị chính là cơ chế bảo đảm cho nhân dân thực hiện và phát huy quyền làm chủ, huy động mọi tiềm lực để phát triển KTXH, tổ chức cuộc sống cho cộng đồng dân cư. Phát triển vai trò của dân chủ cũng là để kiện toàn hệ thống chính trị. Đổi mới hệ thống chính trị, xét đến cùng không phải là vì mục đích tự thân mà vì thực hiện dân chủ.

Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ rất chú trọng tới xây dựng và phát huy vai trò của hệ thống chính trị và coi đó là động lực cho sự nghiệp xây dựng CNXH, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân cũng như chống lại các phản động lực trong cách mạng XHCN.

Hệ thống chính trị nước ta là một chỉnh thể gồm Đảng Cộng sản, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động vào các quá trình kinh tế - xã hội, nhằm duy trì và phát triển xã hội, đồng thời là cơ chế bảm đảm quyền lực thuộc về nhân dân. Chỉnh đồn, kiện toàn hệ thống chính trị, nhất là hệ thống chính trị ở cơ sở không chỉ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới mà còn thực hiện tốt QCDC ở cơ sở, phát triển dân chủ XHCN, đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân.

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị ở huyện Thạch Hà được thực hiện trên hai phương diện: đổi mới các yếu tố cấu thành và đổi mới mối quan hệ giữa các yếu tố.

Thứ nhất, củng cố, kiện toàn các tổ chức Đảng ở cơ sở nhằm tăng cường vai trò

hạt nhân lãnhđạo.

Để phát huy vai trò hạt nhân lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng, trước hết, phải đổi mới phương thức lãnh đạo của các tổ chức đảng ở cơ sở; đồng thời tăng cường công tác tư tưởng - chính trị, giáo dục đạo đức, lối sống cho đội ngũ cán bộ đảng viên, nâng cao năng lực trí tuệ của Đảng.

Năng lực trí tuệ của tổ chức cơ sở Đảng phản ánh tập trung ở chất lượng của các quyết sách chính trị. Các quyết sách đó phải mang tính sát thực và phản ánh đúng những

vấn đề bức xúc của cơ sở, đồng thời các quyết sách đó được định hướng vào việc tạo nên bước chuyển biến đồng bộ và căn bản tình hình thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Vai trò của dân chủ trong quá trình ra quyết định không chỉ đòi hỏi sự tham gia thảo luận, tranh luận theo nguyên tắc tập trung dân chủ của tất cả các đảng viên trong tổ chức đảng của địa phương, cơ sở mà còn phải lấy ý kiến của địa phương, cơ sở. Thông báo rộng rãi những nội dung cụ thể, trong điều kiện cho phép, đến mọi tầng lớp trong xã hội, tập hợp ý kiến, xử lý thông tin một cách khoa học và nghiêm túc, xem đây là một cơ sở râ quyết định chính trị với chất lượng cao.

Khi cá nhân cũng như cộng đồng được tham gia thực sự vào việc đưa ra các quyết định chính trị quan trọng với vai trò là người làm chủ thì ý thức và trách nhiệm cũng như năng lực thực hành dân chủ của công dân và xã hội được nâng lên dưới sự lãnh đạo của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về vai trò của dân chủ với việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trên địa bàn huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 87 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)