Quan niệm của Hồ Chí Minh về vai trò của dân chủ đối với sự nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về vai trò của dân chủ với việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trên địa bàn huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 37 - 86)

Chƣơng 1 : TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ CỦA DÂN CHỦ

1.3. Nội dung tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vai trò của dân chủ

1.3.2. Quan niệm của Hồ Chí Minh về vai trò của dân chủ đối với sự nghiệp

cách mạng và đối với bản thân sự phát triển của nhân dân nói chung

Bàn về vấn đề dân chủ, Hồ Chí Minh xem nó là một thiết chế chính trị và là sản phẩm của tiến bộ xã hội. Với ý nghĩa đó, dân chủ có vai trò to lớn vừa là mục tiêu, vừa là

động lực của sự nghiệp cách mạng.

- Dân chủ là mục tiêu của sự nghiệp cách mạng:

Kế thừa tư tưởng dân chủ của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đặc biệt quan tâm đến vấn đề dân chủ. Tư tưởng dân chủ chiếm một vị trí quan trọng và chủ đạo trong hệ thống tư tưởng của Hồ Chí Minh. Người khẳng định: “Nước ta là một nước dân chủ” và là “dân chủ mới để tiến đến chủ nghĩa xã hội.” [44, tr.72]. Quan điểm đó của Người được thể hiện trong bản chất chế độ chính trị

của nước ta, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước đây cũng như nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. Xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân, làm nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản để tiến đến xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân thực chất là để đạt tới mục tiêu xây dựng nước ta là nước dân chủ theo Hồ Chí Minh.

Dân chủ chính là khát vọng của con người và cộng đồng xã hội hướng tới một cuộc sống hạnh phúc, tự do. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ con đường, mục tiêu, phương hướng cho cách mạng nước ta đó là độc lập dân tộc gắn liền với chủ

nghĩa xã hội, thông qua cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chế độ dân

chủ mới - nền dân chủ XHCN. Dân chủ là một trong những mục tiêu cao cả, xuyên suốt toàn bộ tiến trình cách mạng Việt Nam. Chỉ khi nào giành được độc lập, xây dựng và phát triển đầy đủ chế độ dân chủ thì người dân mới thực sự ở vào vị thế người chủ và làm chủ, được hưởng quyền tự do dân chủ để phát triển toàn diện nhân cách. Dân chủ, với ý nghĩa tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân

là chủ làm chủ nhà nước và xã hội, chính là mục tiêu của sự phát triển.

Nhận thức đúng đắn vai trò mục tiêu của dân chủ, sau thắng lợi của cách mạng dân tộc, dân chủ, thông qua tổng tuyển cử, Hồ Chí Minh đã xác lập và xây dựng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà - một nhà nước của dân, do dân, vì dân, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật. Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, nhân dân ta từ địa vị bị áp bức lên địa vị làm chủ đất nước, làm chủ xã hội, được hưởng các quyền tự do, dân chủ, được bình đẳng trước pháp luật, được tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, tự do tín ngưỡng, cư trú, đi lại, và quan trọng hơn hết là người dân được tham gia bầu cử, ứng cử và bãi miễn đại biểu do mình bầu ra khi họ không làm tròn nhiệm vụ, không xứng đáng với sự tín nhiệm ủy quyền của dân. Lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong những thập niên qua đã chứng minh rằng, dân chủ, với tư cách là mục tiêu của cách mạng, một khi được thể chế hóa bằng pháp luật và được đảm bảo thực thi trên thực tế, sẽ trở thành sức mạnh nội sinh quyết định mọi thắng lợi của cách mạng; ngược lại, nếu xa rời mục tiêu dân chủ, xem nhẹ dân chủ và hơn nữa vi phạm dân chủ, tất yếu sẽ dẫn xã hội đến tình trạng trì trệ, kém phát triển.

- Dân chủ là động lực của sự nghiệp cách mạng:

Với tư cách là động lực của sự phát triển, những thành quả dân chủ mà con người đạt được trong suốt quá trình đấu tranh vì sự sinh tồn, vì sự giải phóng chính bản thân mình đã trở thành nhân tố “đòn bẩy” thúc đẩy xã hội không ngừng vận động, phát triển theo chiều hướng tiến bộ, công bằng, bình đẳng và nhân văn. Vai trò động lực to lớn của dân chủ được thể hiện khá rõ trong thực tiễn phát triển của các quốc gia dân tộc hiện đại. Đặc biệt là, đối với nước ta - một đất nước đã trải qua hàng ngàn năm thiếu vắng dân chủ dưới chế độ phong kiến và thực dân, cuộc đấu tranh giành dân chủ, đem lại quyền làm chủ thực sự cho nhân dân đã trở thành một động lực thúc đẩy xã hội phát triển và tiến bộ, một sức mạnh to lớn xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam.

Xuất phát từ đặc điểm nước ta vừa thoát khỏi chế độ thực dân, phong kiến, với sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế, nhiều tầng lớp, giai cấp trong xã hội, dân chủ chính là giải pháp hữu hiệu để tạo nên sự nhất trí căn bản về lợi ích của các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế và các giai tầng trong xã hội. Sự nhất trí đó tạo nên nguồn nội lực mạnh mẽ đưa đất nước vượt qua khó khăn, thử thách. Dân có thực sự làm chủ thì mới tiếp tục bắt tay vào “xây dựng một nước Việt Nam dân chủ mới” [43, tr.319] “toàn dân thực hiện dân chủ mới, xây dựng điều kiện để tiến đến chủ nghĩa xã hội” [44, tr.41]. Hơn ai hết, Hồ Chí Minh thấy rõ dân chủ là sức mạnh để xây dựng một xã hội ấm no, hạnh phúc, tự do và bình đẳng. Theo Người: “Có phát huy dân chủ đến cao độ thì mới động viên được tất cả lực lượng của nhân dân đưa cách mạng tiến lên” [49, tr.376]. Với quan điểm đó, Người cho rằng phải “vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và Đoàn thể đã giao cho” [43, tr.232]. Người khẳng định: phải thực hành dân chủ, phải làm cho quần chúng hiểu rõ, làm cho quần chúng hăng hái tham gia thì mới chắc chắn thành công. Quần chúng tham gia càng đông, thành công càng đầy đủ, mau chóng” [44, tr.362]. Theo Hồ Chí Minh, thực hành dân chủ có tác dụng thúc đẩy khả năng sáng tạo của nhân dân và trở thành động lực của sự tiến bộ và phát triển đối với mỗi con người, với từng tập thể và với toàn xã hội. Trái lại, trong cán bộ, nhân dân “ít sáng kiến, ít hăng hái”… Vì nhiều

lẽ. Mà trước hết là vì: “Cách lãnh đạo của ta không được dân chủ, cách công tác của ta không được tích cực” [42, tr.283].

Như vậy, thực hành dân chủ theo Hồ Chí Minh có tác dụng kích thích và phát huy tiềm năng sáng tạo của nhân dân, biến nó thành động lực của tiến bộ và phát triển. Thực hành dân chủ không chỉ khẳng định quyền làm chủ của nhân dân lao động mà còn tạo điều kiện phát huy sáng tạo cá nhân và tập trung được trí tuệ của toàn dân. Đây là quá trình tạo ra những tiền đề chính trị đưa xã hội tiến lên trạng thái mới, phát triển hơn nữa nền dân chủ xã hội.

Vai trò động lực của dân chủ được thể hiện rất rõ trong tiến trình cách mạng Việt Nam. Thắng lợi của cuộc cách mạng Tháng Tám với sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã mở ra kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập, tự do, hạnh phúc, đem lại quyền làm chủ cho nhân dân. Các quyền dân chủ đó được thể chế hóa trong Hiến pháp 1946. Những thành quả to lớn mà nhân dân ta đạt được từ các phong trào chống giặc đói - thi đua sản xuất, thực hành tiết kiệm; phong trào chống giặc dốt - phong trào bình dân học vụ, xây dựng đời sống mới,... đặc biệt là thắng lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trong những năm đổi mới ở nước ta càng chứng tỏ dân chủ thực sự là động lực, là một trong những nhân tố quyết định thành công của cách mạng; là phương thức cơ bản để giữ vững độc lập dân tộc, mang lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân.

Như vậy, dân chủ - theo quan niệm Hồ Chí Minh - vừa là mục tiêu đồng thời cũng chính là động lực của sự nghiệp cách mạng. Vai trò quan trọng ấy của dân chủ được Hồ Chí Minh tổng kết: Thực hành dân chủ là cái chìa khoá vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn.

- Dân chủ là một điều kiện cho sự phát triển toàn diện của con người

Dân chủ là điều kiện cho sự phát triển toàn diện của con người, tức là dân chủ còn có tác dụng đối với sự phát triển các năng lực trí tuệ và hình thành các chuẩn mực đạo đức con người. Với ý nghĩa này, dân chủ không chỉ là phạm trù chính trị mà còn là phạm trù đạo đức.

Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng việc rèn luyện đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân theo những chuẩn mực đạo đức nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm để thực hiện “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”. Những phẩm chất đó của con người mới, xa lạ với những cái xấu, cái ác như: tham ô, lãng phí, quan liêu. Nó là con đẻ của chủ nghĩa cá nhân, là kẻ thù của nhân dân. Đối với từng người, Hồ Chí Minh yêu cầu “trước hết phải đánh thắng lòng tà, là kẻ thù trong mình”, “không hiếu danh, không kiêu ngạo, ít lòng tham muốn về vật chất, vị công vong tư”. Luôn chống lại những cái sai, cái vô đạo đức, quan trọng là phải phát hiện sớm, hướng mọi người vào cuộc đấu tranh cho sự trong sạch, lành mạnh về mặt đạo đức, thấy được những gì có thể xảy ra để kịp thời đề phòng và ngăn chặn.

Việc phát triển năng lực trí tuệ và hình thành các chuẩn mực đạo đức cho con người chỉ có thể thực hiện được trong một môi trường xã hội dân chủ mà cụ thể là trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa tinh thần. Người cũng đặc biệt chú trọng thực hiện yêu cầu tự do tư tưởng, giải phóng tinh thần cho con người, giúp trí tuệ con người phát triển,…

Nhờ có dân chủ mà những tiềm năng, sáng tạo của nhân dân được khai thác và phát huy. Tư tưởng này là sự kế thừa quan điểm trọng dân, tin dân đã nhen nhóm trong lịch sử mà Người tóm tắt trong một câu nói dễ hiểu: “Dễ mười lần không dân cũng chịu, Khó trăm lần dân liệu cũng xong” [52, tr.280]. Và bí quyết để động viên sức mạnh của nhân dân đó là phát huy dân chủ: Phải tin tưởng lực lượng và trí tuệ của nhân dân là vô cùng vô tận. Đồng thời phải thật sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, phải mở rộng dân chủ, phải thực hành dân chủ rộng rộng rãi,... để thực hiện và phát huy dân chủ.

Mở rộng dân chủ là để mọi người có điều kiện tham gia các công việc xã hội, với tư cách người chủ, và vì thế hình thành và phát triển ý thức trách nhiệm làm chủ đối với xã hội. Đó cũng chính là một phẩm chất đạo đức mới.

1.3.3. Quan niệm của Hồ Chí Minh về vai trò của dân chủ đối với một số lĩnh vực cụ thể trong xã hội

1.3.3.1. Vai trò của dân chủ trên lĩnh vực chính trị

Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, những luận điểm của Người về chính trị và vai trò của thực hành dân chủ trong chính trị là vô cùng sâu sắc, qua đó có thể thấy được quan niệm của Người về vai trò của dân chủ trong lĩnh vực chính trị.

Nếu không có dân chủ trong chính trị thì nền chính trị sẽ trở nên chuyên quyền, độc đoán, đó là bản chất của các chế độ chuyên chế độc tài mà lịch sử đã và đang vượt qua. Bởi lẽ động lực thúc đẩy một xã hội phát triển không phải là dựa vào sức mạnh của một chế độ chuyên chế độc tài hay sự lộng quyền thống lĩnh của một ông vua mà chính bằng sức mạnh của toàn thể dân chúng, bởi quần chúng nhân dân là người sáng tạo chân chính ra lịch sử, là lực lượng chủ yếu của mọi cuộc cách mạng và biến đổi xã hội như quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về quần chúng nhân dân đã khẳng định.

Tuy nhiên, để huy động được sức mạnh của quần chúng nhân dân thì phải biết các tập hợp, tổ chức và lãnh đạo nhân dân. Và muốn làm được điều đó thì phải quan tâm đến lợi ích thiết thân của mỗi một người dân.

Vai trò của dân chủ trong lĩnh vực chính trị được thể hiện ở việc thực hành dân chủ trong bộ máy nhà nước, dân chủ trong Đảng, trong hệ thống chính trị và các đoàn thể nhân dân. Trong khi xác định nhiệm vụ và lợi ích của dân, Hồ Chí Minh đã nêu lên một nhiệm vụ quan trọng, đó là: “Nhà nước ta phải phát triển quyền dân chủ và sinh hoạt chính trị của toàn dân, để phát huy tính tích cực và sáng tạo của nhân dân, làm cho mọi người công dân Việt Nam thực sự tham gia quản lý công việc Nhà nước, ra sức xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà” [49, tr.374]. Như vậy, vai trò của dân chủ trong chính trị trở thành như một thiết chế nhà nước để thực hiện và bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân. Đảm bảo quyền tự do, bình đẳng trong bầu cử và ứng cử của nhân dân vào các cơ quan đại diện là Nhà nước và cơ sở của những quyền này là độc lập, chủ quyền của đất nước. Điều này được khẳng định trong các bản Hiến pháp 1946, 1959 và cụ thể hơn là Bản tuyên ngôn độc lập do Hồ Chí Minh soạn thảo, trong đó giá trị về dân chủ và vai trò dân chủ gắn liền với độc lập, tự do của Tổ quốc, gắn liền với bình đẳng và công bằng xã hội, đảm bảo nhà nước dân chủ là của dân, do dân, vì dân.

Trên cơ sở kế thừa quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về chính trị, đó là sự xuất hiện giai cấp gắn liền với sự ra đời của nhà nước, Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng đến thực hiện dân chủ trong chính trị. Người nói: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, nghĩa là nhân dân làm chủ” [50, tr.83]. Quan niệm về địa vị cao nhất là dân được Hồ Chí Minh giải thích ngắn gọn “dân là chủ”, mọi quyền hành và lực lượng là của nhân dân, mọi quyền hành và lực lượng là của nhân dân, mọi công việc đều do dân và do đó thành quả

của nền dân chủ mới thực sự thuộc về đại đa số quần chúng nhân dân chứ không phải của một số ít dân cư nào “ngày nay, chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là tất cả đồng bào các dân tộc đều là người chủ nước nhà” [50, tr.94]. Trong Chương trình hành động của Mặt trận Việt Minh, Hồ Chí Minh đã nêu ra những nội dung cơ bản về chế độ Dân chủ Cộng hòa cho nước ta sau khi giành chính quyền. Nhờ hướng tới mục tiêu dân chủ mà Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh đã thức tỉnh được quần chúng nhân dân làm nên thắng lợi vẻ vang của Cách mạng Tháng Tám.

Vai trò của dân chủ trong chính trị theo Hồ Chí Minh thực chất là vấn đề quyền lực của nhân dân trên lĩnh vực chính trị. Khi viết tác phẩm “Đường kách mệnh” năm 1927, Người đã chỉ rõ yêu cầu về thực hành dân chủ trong chính trị, đó là yêu cầu làm cách mạng phải đến nới, đến chốn. Nghĩa là khi cách mạng thành công rồi thì phải giao quyền cho dân chúng số nhiều chứ không phải để trong tay một số ít người, phải đảm bảo thực sự nhân dân nắm quyền lực.

Theo Hồ Chí Minh, nhà nước của dân là nhà nước trong đó dân là chủ, dân là người có địa vị cao nhất, có quyền quyết định những vấn đề quan trọng của dân tộc, quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về vai trò của dân chủ với việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trên địa bàn huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 37 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)