Nhi ệm vụ thực nghiệm

Một phần của tài liệu Xây dựng tài liệu và tổ chức hướng dẫn học sinh tự học trong dạy học chương Động lực học chất điểm vật lý lớp 10 nâng cao. (Trang 102 - 123)

Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.2. Nhi ệm vụ thực nghiệm

- Hướng dẫn GV thực hiện theo nội dung và phương pháp của tài liệu.

- Kiểm tra, đánh giá hiệu quả của tài liệu TN và cách sử dụng nó trong dạy học.

- Xử lí, phân tích kết quả thực nghiệm, từ đó rút ra kết luận 3.3. Đối tượng thực nghiệm sư phạm

Việc thực nghiệm sư phạm được tiến hành tại trường THPT Nguyễn Huệ - Yên Bái. Lớp thực nghiệm là lớp 10T3 có 46 HS. Lớp đối chứng là lớp 10T4 có 46 HS. Trình độ học tập môn Vật lý của 2 lớp là gần như nhau.

3.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm - Lớp TN dạy theo tiến trình đã soạn thảo.

- Lớp ĐC dạy bình thường, HS không được tổ chức hướng dẫn tự học.

-Ở lớp ĐC, chúng tôi ghi hình lại mọi hoạt động của GV và HS diễn ra trong tiết học.Ở lớp TN, chúng tôi cũng ghi hình toàn bộ tiết học, sau đó phân tích tiết học để rút kinh nghiệm, đánh giá tính khả thi của tiến trình đã soạn thảo, chỉ ra những điều chưa phù hợp của tiến trình soạn thảo, bổ sung, sửa đổi những điều cần thiết.

Trong quá trình TNSP, chúng tôi chú ý quan sát thái độ, ý thức học tập của học sinh các lớp ĐC và TN để đánh giá một cách khách quan nhất chất lượng của

hoạt động hướng dẫn HS tự học. Sau mỗi tiết dạy tổ chức bài kiểm tra từ 5 phút để đánh giá khả năng tự học của HS và trao đổi để rút kinh nghiệm cho các phiếu học tập sau.

Cuối đợt TN, chúng tôi đã giao cho HS một bài kiểm tra để sơ bộ đánh giá hiệu quả của việc tổ chức hoạt động tự học trên lớp và ở nhà và tiến trình dạy học đã soạn thảo đối với việc nâng cao chất lượng nắm vững kiến thức và phát huy tính tích cực, tự chủ, sáng tạo của HS sau khi học phần này.

3.5. Tiến trình thực nghiệm sư phạm

Với những yêu cầu đặt ra như trên, tiến trình TNSP diễn ra bắt đầu từ ngày 20/10/2012 đến ngày 18/11/2012 tại trường THPT Nguyễn Huệ - Yên Bái theo các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị

- Trao đổi và thống nhất với các GV về phương pháp dạy học và cách thức tổ chức hoạt động cho các lớp.

Bước 2: Triển khai hoạt động dạy học trong 9 tiết lên lớp theo chương trình qui định.

- Nhóm TN: GV tổ chức các hoạt động để HS tự học theo tài liệu.

- Nhóm ĐC: GV dạy học như bình thường.

Bước 3: Kiểm tra

- Tiến hành kiểm tra cả hai nhóm TN và ĐC bằng đề kiểm tra được dùng chung.

- Đề kiểm tra: gồm 10 đề (xem phụ lục). Các đề từ số 1 đến số 9 : thực hiện ngay sau khi học xong mỗi nội dung tương ứng. Đề số 10 (kiểm tra 45 phút): thực hiện sau khi học xong chương “Động lực học chất điểm”.

- Giáo viên chấm bài kiểm tra, nhập điểm.

Bước 4: Xử lý, phân tích và đánh giá kết quả

- Để đánh giá kết quả thực nghiệm, chúng tôi áp dụng toán học thống kê: xử lí, phân tích kết quả.

3.6. Kết quả thực nghiệm sư phạm

3.6.1. Cơ sở để đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm

- Dựa vào các nhận xét, ý kiến đóng góp của GV dự giờ lớp TN

- Dựa vào kết quả bài kiểm tra của HS sau các giờ học và bài kiểm tra cuối chương. Các lớp ĐC và lớp TN đều được kiểm tra đề giống nhau ở cuối mỗi tiết học .

- Các số liệu thu được từ điều tra và TNSP sẽ được xử lí thống kê toán học:

tính các tham số đặc trưng: X, S2 , S, V, vẽ đồ thị phân bố tần suất và tần suất luỹ tích hội tụ lùi.

+ Điểm trung bình cộng (X) : là tham số xác định giá trị trung bình của dãy số thống kê, được tính theo công thức : 1

1

1 n . i

i

X f X

N =

= ồ

Với Xi là điểm số; fi là tần số; N là tổng số HS của lớp.

+ Phương sai S2 và độ lệch chuẩn S là các tham số đo mức độ phân tán của các số liệu quanh trị số trung bình của nó. S càng nhỏ chứng tỏ số liệu càng ít phân tán.

2 2

1

1 ( )

1

n

i i

i

S f X X

N =

= -

- ồ và S = S2

+ Hệ số biến thiên V chỉ mức độ phân tán : V S .100%

= X 3.6.2. Đánh giá định tính kết quả thực nghiệm sư phạm

- Ở lớp TN: HS tích cực chuẩn bị bài, chủ động giải quyết các vấn đề học tập. Các em rất hào hứng, thích thú hoàn thành các nhiệm vụ được giao trong các phiếu học tập thông qua các hoạt động cá nhân hay hoạt động nhóm.

Hình 3.1. Học sinh thảo luận nhóm

- Điều đó cho thấy phương pháp hướng dẫn HS tự học bằng các phiếu học tập và các phiếu hướng dẫn đã lôi cuốn các em.

- Tuy nhiên vẫn còn một số HS do học lực yếu hoặc do bản tính nhút nhát vẫn chưa mạnh dạn đưa ra ý kiến. Xét về độ bền kiến thức thì do ở lớp TN, HS phải liên tục hoạt động, được rèn kĩ năng hoạt động trí tuệ nên các em nhớ lâu hơn, chính xác hơn, cách làm bài đa dạng hơn.

-Ở lớp ĐC không khí lớp học trầm hơn, đa số các em thụ động ngồi nghe và trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. Kết quả làm bài cho thấy độ bền kiến thức của các em không cao. Bài làm thiếu chắc chắn, thiếu tính đa dạng, thiếu tính sáng tạo.

Hình 3.2. Nhóm trưởng trình bày kết quả thảo luận nhóm

3.6.3. Đánh giá định lượng kết quả thực nghiệm sư phạm 3.6.3.1. Đánh giá kết quả thông qua các bài kim tra sau mỗi bài

Bảng 3.1. Kết quả bài kiểm tra số 1 Điểm

Lớp S

HS 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Tổng điểm

Điểm TB

TN 46 0 0 0 0 3 9 8 10 9 7 0 310 6,7

ĐC 46 0 0 0 1 3 11 10 8 7 6 0 296 6,4

Bảng 3.2. Kết quả bài kiểm tra số 3 Điểm

Lớp S

HS 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Tổng điểm

Điểm TB

TN 46 0 0 0 0 1 6 7 13 10 9 0 328 7,1

ĐC 46 0 0 0 0 3 10 11 7 8 7 0 304 6,6

Bảng 3.3. Kết quả bài kiểm tra số 5 Điểm

Lớp S

HS 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Tổng điểm

Điểm TB

TN 46 0 0 0 0 0 8 7 11 10 9 1 330 7,2

ĐC 46 0 0 0 2 2 8 11 9 7 7 0 305 6,6

Bảng 3.4. Kết quả bài kiểm tra số 7 Điểm

Lớp S

HS 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Tổng điểm

Điểm TB

TN 46 0 0 0 0 0 8 6 8 11 9 4 341 7,4

ĐC 46 0 0 0 1 2 9 10 9 7 8 0 307 6,7

Bảng 3.5. Kết quả bài kiểm tra số 8 Điểm

Lớp S

HS 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Tổng

điểm Điểm TB

TN 46 0 0 0 0 0 2 5 17 8 10 4 353 7,7

ĐC 46 0 0 0 0 3 6 15 6 8 8 0 310 6,7

*Trong khuôn khổ của luận văn này, chúng tôi nêu ra kết quả của 5 bài kiểm tra sau tiết học như các bảng trên. Từ các kết quả trên có thể sơ bộ rút ra một số nhận xét như sau :

- Việc đưa ra các phiếu học tập để HS học ở nhà và trên lớp tại lớp TN có hiệu quả cao hơn lớp ĐC.

-Ở bài đầu tiên, sự chênh lệch giữa lớp TN và lớp ĐC là không nhiều nhưng các bài kiểm tra về sau điểm số của lớp TN cao hơn hẳn so với lớp ĐC. Chứng tỏ các em đã dần làm quen với cách học và biết cách tự học thông qua các phiếu hướng dẫn tự học ở nhà và trên lớp.

Hình 3.3. Học sinh làm việc cá nhân 3.6.3.2. Đánh giá kết quả thông qua bài kiểm cuối chương

Bảng 3.6. Thống kê kết quả điểm kiểm tra Lớp Sĩ Điểm

số 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Điểm TB

TN 46 0 0 0 0 1 7 9 9 10 7 3 7,2

ĐC 46 0 0 0 2 6 8 9 8 8 5 0 6,3

Bảng 3.7. Xử lí kết quả để tính các tham số

Lớp TN Lớp ĐC

Điểm

xi fi (xi -x)2 (xi -x)2.fi fi (xi -x)2 (xi -x)2.fi

0 0 0 0

1 0 0 0

2 0 0 0

3 0 0 2 10,89 21,78

4 1 10,24 10,24 6 5,29 31,74

5 7 4,84 33,88 8 1,69 13,52

6 9 1,44 12,96 9 0,09 0,81

7 9 0,04 0,36 8 0,49 3,92

8 10 0,64 6,4 8 2,89 23,12

9 7 3,24 22,68 5 7,29 36,45

10 3 7,84 23,52 0 13,69 0

S 46 110,04 46 131,34

Bảng 3.8. Tổng hợp các tham số x, S2, S, V

Tham số

Lớp x S2 S V (%)

TN 7,2 2,45 1,57 21,81

ĐC 6,3 2,92 1,71 27,50

Bảng 3.9.Tính tần suất và tần suất luỹ tích hội tụ lùi

Lớp TN Lớp ĐC

Điểm

xi Tần số fi

Tần suất f (%)i i= N

Tần suất luỹ tích

i( )£ (%)

Tần số

fi Tần suất

Tần suất luỹ tích

i( )£ (%)

0 0 0

1 0 0

2 0 0

3 0 2 4,35 4,35

4 1 2,17 2,17 6 13,04 17,39

5 7 15,22 17,39 8 17,39 34,78

6 9 19,57 36,96 9 19,57 54,35

7 9 19,57 56,53 8 17,39 71,74

8 10 21,74 78,26 8 17,39 89,13

9 7 15,22 93,48 5 10,87 100

10 3 6,52 100 0 0 100

Từ bảng trên ta vẽ được đường phân bố tần suất và đường phân bố tần suất luỹ tích hội tụ lùi của lớp TN và lớp ĐC.

Đồ thị 3.1. Đường phân bố tần suất

Đồ thị 3.2. Đường phân b tần suất lu tích hội t lùi

2 4 6 8 10 xi

5 10 15 20 25

i(%)

Đối chứng Thực nghiệm

2 4 6 8 10 xi

20 40 60 80 100

i( )£ (%)

Thực nghiệm Đối chứng

*Đánh giá kết quả

- Điểm trung bình của lớp TN (7,2) cao hơn lớp ĐC (6,3).

- Hệ số biến thiên giá trị điểm số của lớp TN (21,81%) nhỏ hơn lớp ĐC (27,5%) nghĩa là độ phân tán về điểm số quanh điểm trung bình của lớp TN là nhỏ hơn lớp ĐC.

- Đường tần suất và đường tần suất luỹ tích hội tụ lùi của lớp TN nằm bên phải và ở phía dưới của đường tần suất và đường tần suất luỹ tích hội tụ lùi của lớp đối ĐC, chứng tỏ chất lượng nắm vững và vận dụng kiến thức của HS lớp TN cao hơn lớp ĐC.

Qua kết quả phân tích bằng cả định tính và định lượng chúng tôi nhận thấy kết quả học tập ở lớp TN khá hơn lớp ĐC. Điều đó chứng tỏ chất lượng nắm vững kiến thức của HS lớp TN cao hơn lớp ĐC.

Kết luận chương 3

Trong quỏ trỡnh thực nghiệm sư phạm, qua việc tổ chức, theo dừi và phõn tích diễn biến các giờ thực nghiệm sư phạm, đồng thời thông qua các bài kiểm tra của HS và kết quả xử lý bằng phương pháp thống kê toán học, chúng tôi có một vài nhận xét sau đây:

- Các phiếu hướng dẫn HS tự học đã soạn thảo tương đối phù hợp với thực tế dạy học. Các phiếu hướng dẫn HS tự học trên lớp và ở nhà giúp HS có thể tự lực chiếm lĩnh kiến , giải được các bài tập liên quan một cách dễ dàng. Đồng thời giúp hình thành ở HS các năng lực tư duy như tổng hợp, phân tích, so sánh...

- Qua nghiên cứu và thực nghiệm sư phạm chúng tôi nhận thấy rằng có thể áp dụng phương pháp đã làm để soạn thảo các phiếu hướng dẫn HS tự học cho các phần khác nhau của chương trình Vật lý phổ thông.

- Trong quá trình học tập, HS được thường xuyên trao đổi, diễn đạt ý kiến của mình thông qua thảo luận nhóm do đó giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp, đồng khả năng tư duy logic của các em được phát triển.

- Tự học bằng các phiếu hướng dẫn giúp HS biết hình thành một kiến thức Vật lí theo con đường nhận thức khoa học.

- Tuy nhiên chúng tôi nhận thấy vẫn còn có một số khó khăn và hạn chế:

+ Các phiếu học tập và hướng dẫn học sinh tự học giao cho HS bám sát mục tiêu dạy học và trình độ chung của lớp, chưa bám sát trình độ từng HS nên chưa có sự phân hoá cao.

+ Chúng tôi mới chỉ tiến hành thực nghiệm ở các đối tượng HS có trình độ nhận thức tương đương nhau. Do đó cần phải tiếp tục thực nghiệm trên các đối tượng HS khác nhau để chỉnh sửa cho phù hợp với nhiều đối tượng HS.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ kết quả thu được của luận văn, đối chiếu với các nhiệm vụ đặt ra, chúng tôi đã giải quyết được một số vấn đề lí luận và thực tiễn sau :

- Phõn tớch làm rừ được cơ sở lớ luận của quỏ trỡnh dạy học, phương phỏp dạy học tích cực. Hệ thống hoá cơ sở lí luận về việc xây dựng tài liệu và tổ chức hướng dẫn HS tự học nhằm phát huy tính tích cực chủ động, năng lực sáng tạo của HS.

- Trên cơ sở lí luận, chúng tôi đã xây dựng được các phiếu hướng dẫn HS tự học ở nhà và ở lớp cũng như cách thức tổ chức hoạt động dạy học các kiến thức thuộc chương “Động lực học chất điểm” Vật lí 10 nâng cao.

- Quá trình TNSP đã chứng tỏ được tính khả thi của các tài liệu và các hình thức tổ hướng dẫn HS tự học đã soạn thảo. Kết quả thu được sau thực nghiệm cho thấy kiểu dạy học này không những đem lại hiệu quả cao trong việc nắm vững kiến thức mà còn phát huy được tính tích cực chủ động và năng lực giải quyết vẫn đề trong quá trình học tập của HS.

* Hướng phát triển của đề tài

Do điều kiện thời gian hạn chế, chúng tôi chỉ tiến hành TNSP với nội dung kiến thức của một chương và với số lượng HS của một lớp học nên các kết quả nghiên cứu chỉ là kết quả ban đầu, mang tính thử nghiệm.

Chúng tôi sẽ tiến hành thử nghiệm trên diện rộng hơn để hoàn thiện tài liệu.

Những kết quả thu được từ đề tài này tạo điều kiện cho chúng tôi mở rộng nghiên cứu và xây dựng tài liệu và tổ chức hướng dẫn HS tự học trong dạy học các phần khác nhau của chương trình Vật lí nhằm nâng cao chất lượng dạy học Vật lí phổ thông.

2. Khuyến nghị

Qua quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi có một số đề xuất như sau:

- Cần khuyến khích, tạo điều kiện cho GV dạy học theo các phương pháp dạy học tích cực trong đó có phương pháp dạy tự học.

- Các nhà trường cần được tăng cường trang bị các thiết bị dạy học hiện đại để phục vụ tốt nhất cho việc thực hiện các phương pháp dạy học hiện đại. Đặc biệt các thiết bị thí nghiệm trong dạy học Vật lí. Bên cạnh đó, GV cần tăng cường hướng dẫn HS sử dụng các thí nghiệm minh hoạ cũng như các thí nghiệm xây dựng kiến thức mới..

- Đổi mới cách kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS để có thể phát huy năng lực tự học, tự sáng tạo của HS.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Kim Chung (2006),Bài giảng phương pháp dạy học Vật lí ở trường trung học phổ thông.

2. Vũ Cao Đàm (2010), Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb Giáo dục Việt Nam.

3. Lương Tất Đạt, Lê Chân Hùng, Phạm Đình Thiết, Bùi Trọng Tuân, Lê Trọng Tường (2006),Bài tập Vật lí 10 nâng cao. Nxb Giáo dục.

4. Nguyễn Văn Đồng - An Văn Chiêu - Nguyễn Trọng Di - Lưu Văn Tạo (1998),Phương pháp giảng dạy Vật lí ở trường phổ thông. Nxb Giáo dục.

5. Nguyễn Thị Phương Hoa (2010),Bài giảng lí luận dạy học hiện đại.

6. Nguyễn Thế Khôi (Tổng chủ biên), Phạm Quý Tư (Chủ biên), Lương Tất Đạt, Lê Chân Hùng, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Đình Thiết, Bùi Trọng Tuân, Lê Trọng Tường (2009),Vật lí 10 nâng cao. Nxb Giáo dục.

7. Lê Nguyên Long (1999), Thử đi tìm những phương pháp dạy học hiệu quả.Nxb Giáo dục.

8. Ngô Diệu Nga (2008), Bài giảng chuyên đề phân tích chương trình Vật lí phổ thông.

9. Nguyễn Đức Thâm- Nguyễn Ngọc Hưng (2001), Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông. Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.

10. Nguyễn Cảnh Toàn (Chủ biên) - Nguyễn Kỳ - Vũ Văn Tảo Bùi Tường (1997). Quá trình dạy - tự học. Nxb Giáo dục.

11. Phạm Hữu Tòng (2004), Dạy học Vật lí ở trường phổ thông theo định hướng phát triển hoạt động học tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học. Nxb đại học Sư phạm.

12. Phạm Hữu Tòng (2001), Lí luận dạy học Vật lí ở trường trung học. Nxb Giáo dục.

13. Phạm Hữu Tòng (1996), Hình thành kiến thức, kỹ năng, phát triển trí tuệ và năng lực lực sáng tạo của học sinh trong dạy học vật lí. Nxb Giáo dục.

14. Đỗ Hương Trà (2008), Bài giảng chuyên đề phương pháp dạy học Vật lí.

15. Đỗ Hương Trà (2011), Các kiểu tổ chức dạy học hiện đại trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông. Nxb Đại học Sư phạm.

16. Thái Duy Tuyên (1991), Những vấn đề cơ bản giáo dục học hiện đại. Nxb Giáo dục.

17.Văn kiện Đại hội VIII của Đảng cộng sản Việt Nam.(1996).Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

18. Phạm Viết Vượng (2000),Giáo dục học. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

PHỤ LỤC Phụ lục 1:

CÁC BÀI KIỂM TRA VÀ ĐÁP ÁN Bài kiểm tra số 1

Cho hai lực uFr1 , Fur2

có độ lớn là F1=3N, F1=4N. Xác định hợp lực Fur của hai lực đó trong các trường hợp :a. Hai lực cùng giá, cùng chiều.

b. Hai lực có giá vuông góc.

Đáp án

Hợp lực của Fur1

, uFr2

là : Fur = Fur1

+ Fur2

a. Fur

cùng giá, cùng chiều với Fur1 , Fur2

và có độ lớn F F F= +1 2 = + =3 4 7N

b. Fur là đường chéo hình chữ nhật với một cạnh là Fur1

một cạnh là uFr2 2 2

1 2 5

F= F +F = N

Bài kiểm tra số 2 Câu 1 : Vật nào sau đây chuyển động theo quán tính ?

A. Vật chuyển động tròn đều. C. Vật rơi tự do từ trên cao xuống không ma sát.

B. Vật chuyển động thẳng. D.Vật chuyển động khi các lực tác dụng lên vật mất đi.

Câu 2: Một vật có trọng lượng 10N treo trên sợi dây thẳng đứng. Biểu diễn trọng lực và lực căng dây tác dụng lên vật. Tính độ lớn lực căng dây.

Đáp án.

Câu 1. Chọn D Câu 2.

Quả nặng ở trạng thỏi cõn bằng nờn P Tur+ = ị = =ur 0 T P 10N

Bài kiểm tra số 3

Câu 1.Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là:

A. trọng lượng. B. khối lượng. C. vận tốc. D. lực.

Câu 2. Tác dụng lực có độ lớn F để kéo vật có khối lượng m1 thì thu được gia tốc a1

= 6 m/s². Dùng lực F để kéo vật có khối lượng m2 thì vật thu được gia tốc a2 = 3 P ur T ur

F2

u r F1

ur F u r

m/s². Nếu ghép hai vật có khối lượng m1 và m2 rồi dùng lực F để kéo thì nó thu được gia tốc bao nhiêu?

Đáp án

Câu 1. Chọn B

Câu 2. Gia tốc khi dùng lực F kéo m1 + m2 là : 1 2 2

1 2 1 2

. 6.3 2 / 6 3 a a

a F m s

m m a a

= = = =

+ + +

Bài kiểm tra số 4

Câu 1. Người ta dùng búa đóng một cây đinh vào một khối gỗ A. Lực của búa tác dụng vào đinh lớn hơn lực đinh tác dụng vào búa.

B. Lực của búa tác dụng vào đinh về độ lớn bằng lực của đinh tác dụng vào búa.

C. Lực của búa tác dụng vào đinh nhỏ hơn lực đinh tác dụng vào búa.

D. Tùy thuộc đinh di chuyển nhiều hay ít mà lực do đinh tác dụng vào búa lớn hơn hay nhỏ hơn lực do búa tác dụng vào đinh.

Câu 2. Một quả bóng tenis 150g bay tới đập vuông góc vào tường với tốc độ 10 m/s và tương tác trong thời gian 0,2 s rồi bật ra với tốc độ 8 m/s. Tính độ lớn lực mà bóng tác dụng lên tường.

Đáp án Câu 1. B

Câu 2. Gia tốc mà quả bóng thu được : 0 8 10 10( / )2 0,2

a v v m s

t

- -

= = = -

D

- Lực mà tường tác dụng vào bóng là F = -ma=10.0,15 1,5( )= N Vậy F’= F = 1,5N Bài kiểm tra số 5

Câu 1. Câu nào sau đây là đúng khi nói về lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên Mặt Trời và do Mặt Trời tác dụng lên Trái Đất.

A. Hai lực này cùng phương, cùng chiều. B. Hai lực này cùng chiều, cùng độ lớn.

C. Hai lực này cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn.

D. Phương của hai lực này luôn thay đổi và không trùng nhau.

Câu 2. Hai tàu thủy, mỗi chiếc có khối lượng 50000 tấn ở cách nhau 1km. So sánh lực hấp dẫn giữa chúng với trọng lượng của một quả cân 20g. Lấy g = 10m/s².

Một phần của tài liệu Xây dựng tài liệu và tổ chức hướng dẫn học sinh tự học trong dạy học chương Động lực học chất điểm vật lý lớp 10 nâng cao. (Trang 102 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)