Định luật II Niu-tơn

Một phần của tài liệu Xây dựng tài liệu và tổ chức hướng dẫn học sinh tự học trong dạy học chương Động lực học chất điểm vật lý lớp 10 nâng cao. (Trang 27)

Định luật II Niu-Tơn được Niu-tơn phát hiện nhờ trực giác thiên tài của mình, trên cơ sở khái quát hoá từ rất nhiều sự kiện quan sát được. Cách phát biểu ban đầu của định luật I Niu-tơn là : “Tốc độ biến thiên động lượng của một vật tỉ lệ với hợp lực tác dụng lên vật và có hướng của lực đó:F d p

dt

=

ur ur

”. Như vậy, lực là nguyên nhân làm biến đổi chuyển động chứ không gây ra chuyển động. Ngày nay, cách phát biểu định luật II Niu-tơn thường dùng là : “Chuyển động của một chất điểm chịu tác dụng của các lực có tổng hợp Fur¹0

là một chuyển động có gia tốc. Gia tốc của chất điểm tỉ lệ thuận với tổng hợp lực Fur

và tỉ lệ nghịch với khối lượng chất điểm ấy a K F

m

=

ur r

”.Trong hệ đơn vị SI hệ số tỉ lệ K=1 biểu thức định luật Niu-

tơn thứ hai có dạng: a F m

=

ur r

. Trường hợp riêng, khi Fur=0

thì gia tốc ar=0

tức là vật đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều. Đó cũng là những khẳng định của định luật I Niu-tơn. Điều đó dễ gây hiểu nhầm rằng định luật I Niu-tơn là hệ quả của định luật Niu-tơn thứ hai. Thực tế là định luật I Niu tơn được trình bày độc lập với định luật II Niu-tơn vì định luật này khẳng định sự tồn tại của hệ quy chiếu quán tính.

Định luật II Niu-tơn là một định luật phổ biến vì nó luôn đúng cho mọi sự tương tác, cho dù các tương tác đó có bản chất khác nhau. Người ta dùng định luật này để nghiên cứu chuyển động của viên đạn, của các vì sao, của phân tử, của các chi tiết máy…Nhờ định luật II Niu-tơn có thể tính được gia tốc của chuyển động, do đó giải được bài toán cơ bản về chuyển động của các vật.

Một phần của tài liệu Xây dựng tài liệu và tổ chức hướng dẫn học sinh tự học trong dạy học chương Động lực học chất điểm vật lý lớp 10 nâng cao. (Trang 27)