Giá trị của phán quyết Trọng tài nước ngoài

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRỌNG TÀI VÀ TÒA ÁN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH TẾ (Trang 47 - 48)

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRỌNG TÀI VÀ TÒA ÁN TRONG VIỆC GIẢ

2.2.2.4.Giá trị của phán quyết Trọng tài nước ngoài

Trong vụ việc mà chúng ta đang nghiên cứu, Tòa án đã ra quyết định theo hướng Hội đồng trọng tài không có thẩm quyền giải quyết. Trong thực tiễn những năm gần đây, loại quyết định theo hướng Hội đồng trọng tài không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp không hiếm đối với Trọng tài được thành lập theo pháp luật Việt Nam (tức Trọng tài Việt Nam).

Khi Tòa án ra quyết định theo hướng Hội đồng trọng tài không có thẩm quyền, chúng tôi chưa gặp trường hợp nào Hội đồng trọng tài (Việt Nam) tiếp tục giải quyết. Điều này cho thấy, quyết định của Tòa án đã được Trọng tài Việt Nam tôn trọng trong thực tế. Tuy nhiên, sự tôn trọng đối với quyết định của Tòa án về thẩm quyền của Hội đồng trọng tài không luôn tồn tại đối với Trọng tài nước ngoài. Thực tế có thể xảy ra trường hợp Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam không chấp nhận quyết định của Tòa án Việt Nam về thẩm quyền của Hội đồng trọng tài và tiếp tục giải quyết tranh chấp, ban hành phán quyết về nội dung của tranh chấp. Trong vụ việc đang được nghiên cứu, Tòa án đã theo hướng Hội đồng trọng tài của ICC không có thẩm quyền nhưng có nhiều khả năng Hội đồng trọng tài vẫn tiếp tục giải quyết và ra phán quyết của mình. Trong trường hợp này, phán quyết của Trọng tài không có giá trị pháp lý ở Việt Nam, không được thi hành tại Việt Nam.

Tuy nhiên, phán quyết của Trọng tài nước ngoài không được chấp nhận ở Việt Nam không có nghĩa là không thể được công nhận và cho thi hành ở nước ngoài. Ở một số nước như Pháp, phán quyết của Trọng tài nước ngoài vẫn có thể được công nhận và cho thi hành mặc dù bị hủy theo pháp luật của nước nơi phán quyết được tuyên. Do đó, phía nước ngoài vẫn có thể đưa phán quyết của Trọng tài ra nước ngoài thi hành nếu phía Việt Nam có tài sản ở nước ngoài; phán quyết Trọng tài không có giá trị đối với phía Việt Nam ở Việt Nam nhưng vẫn có thể ràng buộc họ ở nước ngoài nếu pháp luật nước ngoài cho phép công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài bị hủy ở nước mà tranh chấp được giải quyết. Đây là điều mà phía Việt Nam cần lưu ý, nhất là khi họ có tài sản (cố định hay lưu động như xe, tầu, máy bay) ở nước ngoài và không nên ngộ nhận rằng phán quyết trọng tài bị hủy ở Việt Nam sẽ không được công nhận và cho thi hành ở nước ngoài.

Kinh nghiệm cho thấy, Tòa án nơi Trọng tài giải quyết tranh chấp có thẩm quyền trợ giúp và giám sát Trọng tài là điều bình thường. Tuy nhiên, nội dung can thiệp của Tòa án vào hoạt

động tố tụng của Trọng tài có thể ảnh hưởng đến uy tín của hệ thống pháp luật của Tòa án và uy tín của hệ thống pháp luật của chúng ta không phụ thuộc nhiều vào vấn đề Tòa án của chúng ta có thẩm quyền hay không đối với hoạt động tố tụng của Trọng tài, mà vào vấn đề thẩm quyền đó được sử dụng như thế nào trong thực tế. Chúng tôi ủng hộ việc ghi nhận thẩm quyền của Tòa án đối với hoạt động tố tụng của Trọng tài nước ngoài ở Việt Nam và hy vọng, khi có thẩm quyền, Tòa án của chúng ta đưa ra được những phán quyết thấu tình, đạt lý . Lưu ý rằng, nếu chúng ta ứng xử quá bất lợi cho Trọng tài nước ngoại tại Việt Nam, thì sẽ dẫn đến tình trạng các vụ việc liên quan đến phía Việt Nam sẽ không được giải quyết tại Việt Nam, mà sẽ được giải quyết ở nước ngoài (như ở Paris, Hồng Kông, Singapore) và lúc đó phía Việt Nam gánh chịu nhiều bất lợi.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRỌNG TÀI VÀ TÒA ÁN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH TẾ (Trang 47 - 48)