Các giải pháp ưu tiên trong quản lýmôi trườngtạiKhu công nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại các khu công nghiệp tỉnh thái nguyên (Trang 91)

TT Giải pháp

1 Giải pháp sớm hoàn thiện về thể chế chính sách Hỗ trợ nâng cao trình độ 2 cán bộ môi trường cho

doanh nghiệp 3 Rút ngắn, cải thiện thủ tục hành chính 4 Hạ tầng đồng bộ 5 Hỗ trợ tuyển dụng cán bộ môi trường (Nguồn: Số liệu điều tra, năm 2021)

Các doanh nghiệp có những kiến nghị khác nhau về giải pháp quản lý môi trường tại Khu công nghiệp. Có những giải pháp cùng được nhiều doanh nghiệp đưa ra: 32% doanh nghiệp được hỏi kiến nghị phải sớm hoàn thiện về

thiện thủ tục hành chính; 16% doanh nghiệp yêu cầu hạ tầng Khu công nghiệp phải đồng bộ và 10% doanh nghiệp yêu cầu hỗ trợ tuyển dụng cán bộ môi trường.

Trên cơ sở nghiên cứu những tồn tại, vướng mắc trong công tác quản lý môi trường tại các Khu công nghiệp và những kiến nghị đề xuất của doanh nghiệp, đề tài đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý môi trường tại các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên như sau:

* Giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường không khí trong các KCN Thái Nguyên.

Đối với các KCN hiện nay việc môi trường không khí chưa có dấu hiệu ô nhiễm, tuy nhiên các cơ quan có thẩm quyền cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát. Đồng thời kiến nghị UBND tỉnh Thái Ngyên quan tâm chỉ đạo có quan chuyên môn triển khai lắp đặt hệ thống quan trắc tự động đối với nhưng khu vực nhạy cảm về môi trường không khí, trong đo phải kể đến là địa bàn các KCN của tỉnh.

Đối với KCN Sông Công I, từ hiện trạng môi trường ở phần trên đã đánh giá, theo đặc thù các ngành nghề thu hút đầu tư và quá trình hình thành, phát triển của các KCN thì KCN Sông Công I hiện nay có nguy cơ rất cao về khả năng bị ô nhiễm do tình hình hoạt động của các dự án với mục tiêu là luyện kim, sản xuất hóa chất, vật liệu xây dựng. qua thời gia dài hoạt động, máy móc thiết bị xuống cấp, công nghệ lạc hậu dẫn đến một số sự cố trong quá trình hoạt động đã xảy ra dẫn đến ảnh hưởng đến nhân dân xung quanh khu công nghiệp.

Do vậy để cải thiện tình trạng trên kiến nghị các cơ quan có liên quan tăng cường công tác kiểm tra giám sát tình hình hoạt động của các doanh nghiệp như Công ty TNHH thép Tùng Chi, Công ty CP Nhật Anh, Công ty CP thép Toàn Thắng, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp này quan tâm đổi mới công nghệ sản xuất để từ đó tăng cường tiết kiệm nhiên liệu và ít ảnh hưởng đến môi trường không khí xung quanh.

- Một giải pháp được cho là hữu hiệu đó là đề nghị UBND tỉnh có chính sách khuyến khích việc chuyển đổi ngành nghề cơ cấu kính doanh và ngành nghề thu hút đầu tư vào khu công nghiệp Sông Công I như chuyển dần từ xu hướng thu hút ngành nghề có nguy cơ ô nhiễm sang thu hút các ngành nghề ít

ô nhiễm như ngành sản xuất thiết bị điện, điện tử và các ngành sản xuất linh kiện điện tử…

*Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ môi trường nước trong đó việc xây dựng hoàn thành sớm nhà máy xử lý nước thải tập trung là yêu cầu cấp thiết

Như phần trênđã trình bày, hiện nay trên địa bàn các KCN Thái Nguyên có 02 KCN chưa xây dựng hoàn thành nhà máy xử lý nước thải tập trung là KCN Điềm Thụy – Khu B do Công Ty Cổ phần đầu tư APEC Thái Nguyên làm chủ đầu tư và KCN Trung Thành do Công Ty TNHH Đầu tư và phát trển hạ tầng Lệ Trạch làm chủ đầu tư. Đây là nguy cơ có thể gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và ô nhiễm môi trường nước tại các KCN trong thời gian tới. Tăng cường chỉ đạo các ngành có liên quan, phối hợp với chính quyền địa phương khẩn trương thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng phần diện tích đất quy hoạch sử dụng cho việc xây dựng nhà máy xử lý nước thải của KCN Trung Thành, và tiếp tục đôn đốc hơn nữa tiến độ hoàn thành nhà máy xử ký nước thải của KCN Điềm Thụy - Khu B.

Tỉnh có hướng chỉ đạo các cơ quan trong việc quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng xử lý môi trường gồm hạ tầng tầng xử lý nước thải cho các khu công nghiệp, như hỗ trợ kinh phí để xử lý dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc đối tượng công ích; Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp chủ đầu tư hạ tầng và các doanh ghiệp trong các KCN được vay nguồn vốn ưu đãi để đầu tư cải tạo, nâng cấp các công trình xử lý nước thải đáp ứng yêu cầu công tác bảo vệ môi trường chung;

* Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chuyển giao chất thải của các doanh nghiệp trong KCN cho các đơn vị thu gom, xử lý nhằm đảm bảo việc chấp hành nghiêm pháp luật của các doanh nghiệp theo quy định trong việc chuyển giao chất thải rắn, tránh tình trạng doanh nghiệp tham gia ký kết hợp đồng với đơn vị không đủ điều kiện năng lực thu gom, xử lý rồi sau đó bị các cơ quan có thẩm quyền xử phạt.

- Thường xuyên phối hợp với các cơ quan có chuyên môn trong việc thực hiện giám sát hoạt động xử lý chất thải của các đơn vị thực hiện thu gom xử lý, tránh tình trạng một số đơn vị, cá nhân sau khi thực hiện thu gom của các doanh nghiệp trong KCN xong lại không mang xử lý theo đúng hồ sơ cam kết với cơ quan nhà nước và theo giấy phép đã được cấp có thẩm quyền cấp phép.

* Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về

môi trường trong các KCN: Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước đa ngành, đa lĩnh vực đối với các KCN trên địa bàn

- Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp trong KCN cũng cần được quan tâm chú trọng hơn nữa. Hàng năm, Ban Quản lý các khu KCN Thái Nguyên phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường; các địa phương, đoàn thể trong tỉnh tổ chức các lớp tập huấn về môi trường, xây dựng mô hình cộng đồng tham gia BVMT. Tiếp tục thực hiện nhiều chiến dịch truyền thông về môi trường được tổ chức như Ngày Môi trường thế giới; Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn; Ngày đa dạng sinh học… thông qua hoạt động mít tinh, lễ ra quân dọn vệ sinh, trồng cây tại các KCN và các doanh nghiệp

- Ngoài việc tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm nâng cao ý thức thức chấp hành pháp luật, tạo sự đồng thuận trong xã hội; nâng cao hiệu quả phối hợp triển khai xây dựng quy chế phối hợp

về công tác bảo vệ môi trường giữa Ban Quản lý các khu KCN Thái Nguyên với các sở ngành và địa phương có KCN đứng chân, đẩy mạnh việc giám sát quản lý, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường đảm bảo chặt chẽ, thống nhất. Tích cực triển khai tổ chức phong trào quần chúng, người lao động trong các doanh nghiệp tham gia bảo vệ tài nguyên và môi trường nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng, đồng thời phát hiện, ngăn chặn, kịp thời xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường trong các doanh nghiệp tại KCN.

- Để đảm bảo nguyên tắc của xử lý vi phạm hành chính là: “mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật; việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật”; đồng thời, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trực tiếp đối với các KCN, Ban Quản lý các khu công nghiệp Thái Nguyên đề nghị được bổ sung trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính tại các KCN cho các Ban Quản lý Khu công nghiệp để thực hiện trong đó có lĩnh vực bảo vệ môi trường cho Ban Quản lý các KCN để nâng cao hơn nữa chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong KCN.

- Đề nghị bổ sung các chức năng giải quyết thủ tục hành chính về bảo vệ môi trường cho Ban Quản lý KCN để đảm bảo yêu cầu cải cách hành chính “một cửa, tại chỗ”; giải quyết nhanh gọn các thủ tục về môi trường tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động đồng thời thực hiện đầy đủ các thủ tục về môi trường.

- Trong điều kiện thực hiện mạnh mẽ cách mạng 4.0 do vậy cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số vào công tác bảo vệ môi trường; tập trung cho việc xây dựng các cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi

trường ở trong và ngoài các KCN, trong đó hoàn thành hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về bảo vệ môi trường để tích hợp với cơ sở dữ liệu của Sở Tài nguyên và Môi trường, phục vụ tốt hơn nữa trong việc quản lý và bảo vệ môi trường tại các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

- Kiến nghị UBND tỉnh quan tâm bổ sung biên chế công chức làm công tác bảo vệ môi trường cho Ban Quản lý các KCN Thái Nguyên đảm bảo đáp ứng yêu cầu công tác, góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại các KCN của Tỉnh trong thời gian tới.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua nghiên cứu, đề tài rút ra một số kết luận như sau:

- Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 06 KCN tập trung với tổng diện tích 1.420 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là 981,25ha; 6/6 KCN đã có quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được UBND tỉnh phê duyệt, trong 6 KCN đến thời điểm hiện nay đã có 04 KCN đi vào hoạt động; 01 KCN đang triển khai xây dựng hạ tầng đồng bộ và 01 KCN đang lựa chọn nhà đầu tư có năng lực để thực hiện triển khai dự án.

- Hiện trạng trong công tác quản lý nhà nước tại các KCN cho thấy: các KCN đều chấp hành thực hiện hoàn thiện hồ sơ về môi trường sau khi được cấp phép đầu tư; các doanh nghiệp cũng tuân thủ hồ sơ môi trường, có các công trình biện pháp bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, vẫn còn một số doanh nghiệp chưa có hồ sơ môi trường do chưa được giao đất để thực hiện dự án.

- Hiện trạng môi trường trong các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong đó tập trung vào hiện trạng môi trường của KCN Sông Công I, KCN Điềm Thụy và KCN Yên Bình, đây là những KCN lớn, đã lấp đầy phần diện tích đất công nghiệp theo quy hoạch được duyệt và số lượng doanh nghiệp đã đi vào hoạt động cơ bản ổn định.

+ Hiện trạng môi trường không khí: Môi trường không khí xung quanh các

KCN đều đạt QCVN. Các chỉ tiêu: Bụi tổng số (50,3 - 187,5 µg/m3), tiếng ồn (54,7 - 64,9 dBA), khí CO (2600 - 5150 µg/m3), SO2 (26,3 - 94 µg/m3) và NO2

(18,8 - 69 µg/m3) đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN.

+Hiện trạng nước thải sau khi được xử lý tại các Trạm xử lý nước thải tập trung: Các chỉ tiêu pH, TSS, BOD5, COD, Tổng N, Tổng P, Fe và Zn đều đạt QCVN cột A.

+ Hiện trạng môi trường nước mặt tại các KCN: Nước mặt tại các KCN đạt QCVN cột B1, tất cả các chỉ tiêu quan trắc pH, TSS, BOD5, COD, Fe, Zn và Coliform đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN.

2. Kiến nghị

Ban Quản lý các Khu công nghiệp Thái Nguyên đã tích cực, chủ động phối hợp với các ngành, đơn vị, địa phương của tỉnh trong công tác xúc tiến, thu hút đầu tư và triển khai kịp thời các Luật và các văn bản dưới Luật tới các doanh nghiệp trong khu công nghiệp kịp thời, góp phần tạo sự chuyển biến tích cực và hiệu quả cho công tác quản lý cũng như thực hiện các nghĩa vụ liên quan của các doanh nghiệp.

Bổ sung chức năng thanh tra, chức năng xử phạt vi phạm hành chính; bổ sung cán bộ, công chức quản lý môi trường cho Ban Quản lý các KCN để công tác quản lý môi trường trong các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đạt hiệu quả cao nhất.

Để tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, đặc biệt là công tác quản lý môi trường trong các KCN. Tôi vẫn đề xuất kiến nghị Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục hướng theo công cuộc cải cách thủ tục hành chính theo hướng tinh gọn cụ thể là bổ sung chức năng hoặc quy định ủy quyền cho Ban Quản lý các KCN, KCX được thực hiện thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác nhận Kế hoạch bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp đầu tư vào các KCN, KCX.

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật BVMT cho các doanh nghiệp trong KCN.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tiếng Việt

1. Ban Quản lý các KCN Thái Nguyên (2020), Báo cáo số 1063/BC-BQL ngày 30/12/2020 tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2020 và phương hướng nhiệm vụ năm 2021.

2. Ban quản lý các KCN tỉnh Thái Nguyên, (2020),Báo cáo công tác bảo vệ

môi trường tại các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2020.

3. Ban Quản lý các Dự án đầu tư xây dựng KCN Thái nguyên (2020), Báo cáo công tác Bảo vệ môi trường năm 2020 tại KCN ĐIềm Thụy, huyện Phú BÌnh, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2020), Báo cáo tình hình thành lập và phát triển KCN, KKT năm 2019, http://www.mpi.gov.vn/Pages/tinbai.aspx? idTin=45010&idcm=207, ngày 10/11/2020.

5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2020), Thông tư số 12/2020/TT-BKHĐT ngày

28/12/2020hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ

chức của Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế.

6.Bộ Tài nguyên và Môi trường (2019), Thực trạng công tác quản lý nhà nước

về môi trường trên địa bàn tỉnh Phú Yên,

http://www.monre.gov.vn/Pages/thuc-trang-cong-tac-quan-ly-nha-nuoc-ve- moi-truong-tren-dia-ban-tinh-phu-

yen.aspx?cm=M%C3%B4i+tr%C6%B0%E1%BB%9Dng, ngày 10/11/2020

7. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Thông tư số 47/2011/TT-BTNMT ngày 28/12/2011Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường

8. Chính Phủ(2018), Nghị định 82/2018/ NĐ-CP ngày 22/5/2018 quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế

9.Công ty CP phát triển Hạ tầng KCN Thái Nguyên (2020),Báo cáo công tác

bảo vệ môi trường các Khu công nghiệp tại tỉnh Thái Nguyên năm 2020.

10. Công ty Cổ phần Phát triển Yên Bình (2020), Báo cáo công tác bảo vệ

môi trườngtạikhu công nghiệp Yên bình, thị xã Phổ Yên,tỉnh Thái Nguyên năm 2020.

11. Đức Dũng (2020), Bảo vệ môi trường các khu, cụm công nghiệp,

https://baothaibinh.com.vn/news/90/109528/bao-ve-moi-truong-cac-khu- cum-cong-nghiep, ngày 22/11/2020

12. Nguyễn Xuân Dũng (2020), Thực trạng thi hành Luật Bảo vệ môi trường và công tác quản lý môi trường trên địa bàn tỉnh, những khó khăn, vướng mắc. Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường hiện nay,https://stnmt.quangbinh.gov.vn/3cms/thuc-trang-thi-hanh-luat-bao-ve- moi-truong-va-cong-tac-quan-ly-moi-truong-tren-dia-ban-tinh-n.htm,ngày 10/11/2020

13. Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam (2012), Báo động về ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp ở Việt Nam, http://veia.com.vn/207- 1336-Bao-dong-ve-o-nhiem-moi-truong-tai-cac-khu-cong-nghiep-o-Viet- Nam.html, ngày 22/11/2020

14. Vũ Thành Hưởng (2009), Giải pháp phát triên bền vững các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Tạp chí kinh tế và phát triển Hà

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại các khu công nghiệp tỉnh thái nguyên (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w