Mức độ quan tâm tới nội dung thông tin của khán giả

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề hướng nghiệp cho thanh niên nông thôn trên kênh truyền hình VTV6 (Trang 60 - 127)

Kết quả điều tra của chúng tôi cũng cho thấy, lượng khán giả đánh giá chủ đề chương trình hấp dẫn, phù hợp với đối tượng khán giả mục tiêu nên có tỷ lệ phiếu đánh giá mức độ hài lòng tương đối cao. Có 295 khán giả chiếm gần 80% ý kiến hài lòng về nội dung chương trình, đánh giá chương trình có chủ đề hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của khán giả. Thời điểm phát sóng cũng nằm trong dải giờ phù hợp, có 197 khán giả chiếm 53% cho rằng thời điểm phát sóng của chương trình. Điều này là đồng nhất với kết quả khảo sát về dải giờ được xem nhiều trên VTV6 là từ sau 18h. Tuy nhiên cũng có 150 ý kiến chưa hài lòng về cách dẫn chương trình của MC và thời lượng phát sóng.

Phần lớn các ý kiến này đều có chung nhận định cách dẫn dắt chương trình thiếu sự tự nhiên và gần gũi, chưa thực sự hòa hợp với tinh thần của chương trình. Họ dành sự yêu thích và đánh giá cao nội dung của chương trình nên khán giả mong muốn thời lượng được kéo dài hơn.

Mức độ Số lượng (phiếu) /Tỷ lệ (5%) Hài lòng với nội dung chương trình trên V6 Hài lòng với hình thức thể hiện Hài lòng với thời điểm phát sóng Hài lòng về thời lượng phát sóng Hài lòng với MC của chương trình Hoàn toàn đồng ý 117 61 59 92 48 32% 17% 16% 25% 13% Đống ý 178 109 138 147 79 48% 30% 37% 40% 21% Không ý kiến 35 89 97 63 149 9% 24% 26% 17% 40% Không đồng ý 16 62 41 26 57 4% 17% 11% 7% 15% Hoàn toàn không đồng ý 23 48 34 41 36 6% 13% 9% 11% 10% Tổng số 369 369 369 369 369 100% 100% 100% 100% 100%

Bảng 2.5: Mức độ hài lòng của khán giả khi đánh giá về các chương trình trên kênh VTV6

Như vậy, từ nội dung đến hình thức thể hiện chương trình phần lớn nhận được những thái độ tích cực từ phía khán giả. Sự khác biệt và tiên phong xây dựng nội dung hướng đến một vấn đề được giới trẻ quan tâm là tìm được nghề nghiệp phù hợp với bản thân. Các chương trình này đã tạo cơ hội cho khán giả có thêm nhiều sự lựa chọn và có những ảnh hưởng nhất định từ tính định hướng, giáo dục của chương trình, đặc biệt là tác động đến thanh niên nông thôn. Bởi họ là những người có ít cơ hội tiếp cận nhiều kênh truyền thông về hướng nghiệp một cách chính thống. Bên cạnh đó, cũng còn một bộ phận không nhỏ khán giả không hài lòng và một số không xem các chương trình truyền hình này. Tuy những đánh giá đó chỉ mang tính chủ quan của người trả lời, xong trên thực tế, bản thân các chương trình được hình thành là dựa vào sở thích, đáp ứng nhu cầu của khán giả truyền hình. Đây chính là những thuận lợi, đồng thời là những khó khăn nhất định mà ban biên tập chương trình cần cố gắng để hoàn thiện các chương trình một cách tốt nhất, đáp ứng nhiều hơn nữa thị hiếu của người xem truyền hình, đặc biệt là khán giả nông thôn.

Theo dõi kết quả các hoạt động truyền thông hướng nghiệp cho thanh niên nông thôn, Ông Dương Quang Huy – Phó Trưởng Ban Thanh niên nông thông (TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) đánh giá: Năm 2014, Trung ương Đoàn đẩy mạnh nhiều chương trình, chiến dịch tuyên truyền, truyền thông hướng nghiệp cho thanh niên nông thôn qua nhiều kênh thông tin khác nhau. Trong đó, các chương trình truyền hình phối hợp giữa Trung ương Đoàn và Ban Thanh Thiếu niên VTV6 như chương trình Sinh ra từ làng, Lựa chọn của

tôi được xem là một trong số kênh truyền thông mũi nhọn, hiệu quả, uy tín.

Các chương trình đã phần nào làm thay đổi tư duy của thanh niên nông thôn trên con đường khởi nghiệp; giúp họ mạnh dạn và tự tin vào bản thân hơn, biết suy tính và thay đổi cách nghĩ về việc phải học kỹ năng nghề nghiệp trước khi muốn hành nghề. Chương trình là kênh thông tin hữu ích giúp thanh

niên nông thôn tìm hiểu và định hướng phần nào nghề nghiệp tương lai. Điều quan trọng hơn giúp họ có một lối suy nghĩ khác: cổng trường Đại học không phải là con đường duy nhất giúp họ thành công trong cuộc sống.

2.3. Đánh giá chung các chương trình hướng nghiệp trên kênh VTV6

2.3.1. Ưu điểm

Các phương tiện truyền thông mới đang mở ra một thế giới đa chiều trong đó các loại thông tin một chiều mang tính áp đặt không còn được chấp nhận nữa. Bản thân những thanh niên nông thôn cũng không muốn rập khuôn theo lối hiểu và cách sống của những người đi trước, nhưng chưa bắt gặp được các mẫu thức mới thuyết phục và phù hợp. Sự nhanh chóng tức thời của thông tin làm họ dần dần xa lạ với những sinh hoạt có nhịp độ chậm chạp, bị áp đặt và thiếu lôi cuốn. Họ cũng cố gắng nắm bắt xu hướng mới, nhưng điều đáng lo ngại hơn, hiện tại họ chưa tìm ra được con đường đi lập nghiệp cho chính tương lai của mình.

Việc nắm bắt nhiều thông tin không đương nhiên đồng nghĩa với sự gia tăng vốn hiểu biết và các giá trị sống khác. Nhưng sự quá tải thông tin có thể làm cho nhiều người trẻ chao đảo, không còn biết đâu là điều quan trọng thực. Người trẻ hôm nay rất cần những người hướng dẫn, những luồng thông tin tích cực, hữu ích để giúp họ thay đổi về tư duy. Truyền hình là một trong những loại hình truyền thông đại chúng có sức ảnh hưởng mạnh mẽ và có vai trò to lớn trong việc định hướng dư luận. Sức mạnh đó đến từ tin tưởng đối với chất lượng và nội dung thông tin trên truyền hình. Một kênh thông tin dễ tiếp nhận và dễ gây ảnh hưởng đến người xem nhất. Và VTV6 đang từng bước trở thành một người bạn đồng hành trên con đường lập thân, lập nghiệp cùng khán giả, đặc biệt là khán giả nông thôn. Với cố gắng của ê kíp sản xuất

Sinh ra từ làng và Lựa chọn của tôi, phần nào đã góp phần tác động không

nhỏ đến khán giả nông thôn trong vấn đề định hướng, tìm việc làm phù hợp. Có thể nói, mỗi nhân vật của chương trình Sinh ra từ làng hay Lựa chon của

tôi quyết định 50% sự thành công của chương trình. Trước hết họ không “diễn” trong quá trình ghi hình, trong câu chuyện của mình. Họ là người thật ngoài đời, hành động thật, việc làm hoàn toàn là thật. Điều mà khán giả tò mò chính là những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật trước, trong và sau khi lên sóng chương trình. Nhưng có thể thấy những nhân vật trong Sinh ra từ làng

hay Lựa chọn của tôi là những người chưa một lần xuất hiện trước công

chúng truyền hình nên trước những bối cảnh, những tình huống trong câu chuyện của họ nên đó là những suy nghĩ, cảm xúc chân thật, không hề dàn dựng. Điều đó sẽ tạo nên sự bất ngờ thú vị cho chính bản thân nhân vật cũng như khán giả truyền hình.

Không có kịch bản dành cho nhân vật, để nhân vật tự kể câu chuyện lập nghiệp của mình, để nhân vật tự trải nghiệm nghề nghiệp mà nhân vật quan tâm là cách thể hiện dễ dàng nhận ra ở chương trình Sinh ra từ làng và Lựa chọn của tôi. Nhưng ở Sinh ra từ làng và Lựa chọn của tôi, khán giả dễ dàng

nhận thấy: chương trình là nhiều vở kịch không có kịch bản. Bởi không có người đạo diễn, biên tập chương trình nào có thể tự dàn dựng về hành trình khởi nghiệp của mỗi nhân vật hay những phản ứng thật của nhân vật trong các tình huống tìm hiểu thông tin nghề nghiệp cho bản thân. Câu chuyện của họ là những câu chuyện hoàn toàn là thật, được ghi chép và thông tin tới khán giả chứ không phải từ kịch bản truyền hình sáng tạo ra họ. Không ai kể thay nhân vật về sự vượt khó, nỗ lực làm giàu như thế nào bằng chính nhân vật trải lòng về hành trình khởi nghiệp, tìm việc của chính mình. Điều quan trọng họ trở thành nhà tư vấn nghề chuyên nghiệp, đáng tin cậy cho đối tượng khán giả là TNNT.

Chương trình cũng được sản xuất bởi các nhà báo, các biên tập viên còn rất trẻ. Họ tự xây dựng và lên kế hoạch sản xuất nhằm hướng đúng tâm lý, nhu cầu của công chúng trẻ Việt Nam – đối tượng khán giả mục tiêu của riêng chương trình. Chính họ đã mang hơi thở của người trẻ Việt vào, đưa những gương mặt người trẻ Việt lên sóng. Nên chương trình rất gần gũi với

phần lớn người xem vì ở đâu đấy trong câu chuyện của nhân vật có một phần con người, suy nghĩ của chính khán giả đang theo dõi chương trình. Đó là hình ảnh bình dị của miền quê chôn rau cắt rốn, đó có thể cùng là suy nghĩ về tình yêu dành cho mảnh đất quê hương hay mong muốn lập nghiệp mà chưa đủ điều kiện, muốn đi làm một công việc mà chưa hiểu công việc đó là thế nào?...Chương trình thực sự trở thành người bạn tin cậy cho khán giả, đặc biệt là lớp thanh niên nông thôn “đói” thông tin trong định hướng nghề nghiệp.

2.3.2. Nhược điểm

Trước những ghi nhận về thành công trong công tác giáo dục thanh niên nói chung và công tác hướng nghiệp cho TNNT trên truyền hình nói riêng của VTV6, cũng phải chỉ ra những khía cạnh còn hạn chế. Trước hết các chương trình còn thiếu chiều sâu về mặt nội dung, cách thể hiện còn đơn điệu, khó hấp dẫn được các bạn trẻ theo dõi. Với tâm lý cần thông tin hướng nghiệp nhưng không đồng nghĩa khán giả ngồi xem như một chương trình nặng về kiến thức chuyên môn nghề nghiệp.

Việc tìm ra chủ đề hấp dẫn, cách thể hiện sao cho mới mẻ đòi hỏi phải có tính giáo dục, định hướng tâm lý, tư duy và trách nhiệm xã hội là một yêu cầu không dễ dàng cho VTV6. Trong các nội dung về truyền thông hướng nghiệp đã khai thác sâu và thực hiện thành công, còn một mảng thông tin về thị trường lao động, nghề nghiệp một cách kịp thời. Đây là môt mảng chủ đề quan trọng trong hướng nghiệp chưa được quan tâm tới nhiều.

Chưa kể đến là tâm lý tiếp nhận thông tin nghề nghiệp của thanh niên nông thôn chưa cởi mở nên với cách thể hiện thông tin nghề nghiệp đơn thuần mang tính chất chính luận, thiếu sự giải trí cũng làm giảm sự thu hút của công chúng. Ở bất kỳ thời đại nào, giới trẻ vẫn luôn là những người năng động, nhiệt huyết, tài năng, sáng tạo, đề cao cái tôi, đòi hỏi cuộc sống phải luôn mới mẻ, mạnh mẽ chứ không chấp nhận những khuôn mẫu, sự áp đặt. Đồng thời, việc chia sẻ thông tin của người trẻ cũng hết sức đơn giản, dễ thực hiện nhờ

Internet. Rõ ràng, sự phát triển của khoa học và công nghệ tin học đã tạo ra một sự vận động không theo quy luật nào xung quanh giới trẻ. Do vậy, dù muốn hay không muốn giới trẻ vẫn phải chịu sự tác động của các luồng thông tin, họ vừa phải chủ động tiếp nhận những thông tin mà họ cần, vừa phải chống đỡ và phân loại thông tin có tác động đến họ. Hơn nữa, nhóm người gần bằng tuổi nhau lại rất dễ bị lây lan, ảnh hưởng cảm xúc thích và không thích, hưởng ứng hoặc tẩy chay một điều gì đó.

Tuy nhiên thông tin trên báo chí nói chung và trên truyền hình nói riêng không đóng khung trong một số thông tin nghề nhất định, không áp đặt cho một đối tượng cụ thể mà thông tin trên báo chí thường mở ra những hướng đi thích hợp cho những đối tượng khác nhau tham khảo, lựa chọn. Khi mỗi cá nhân đều có được chuyên môn nghề nghiệp vững vàng phù hợp, họ sẽ có nhiều cơ hội có một nghề nghiệp ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân.

Tiểu kết chương 2

VTV6 đã nhanh chóng xác định màu sắc riêng của mình: đó là đồng hành và giúp người trẻ thành công, trở thành lớp người kế tục xây dựng sự nghiệp đất nước.

Những chương trình mà VTV6 xây dựng đều hướng tới mục tiêu vừa đáp ứng nhu cầu thông tin, vừa định hướng, giáo dục cho công chúng trẻ trong quá trình tiếp nhận thông tin.

Qua một số phân tích ban đầu, có thể nhận thấy sự đóng góp không nhỏ của VTV6 nói chung và những chương trình mang tính hướng nghiệp như Sinh ra từ làng và Lựa chọn của tôi nói riêng tới việc định hướng nghề nghiệp cho Thanh niên nông thôn. Các chương trình này đã giúp thế hệ trẻ có những cách nhìn cụ thể, mới mẻ với nhiều khía cạnh trong việc tìm nghề, chọn nghiệp cho bản thân. Đặc biệt các chương trình còn trở thành người bạn đồng hành tin cậy giúp họ thành nhân trước khi thành tài, gặt hái thành công bằng chính năng lực của bản thân.

Tuy vậy, một vài chương trình của VTV 6 còn mờ nhạt, thời lượng phát sóng ngắn nên nội dung mới được khơi mở chứ chưa khai thác sâu; hình ảnh chương trình chưa gây được ấn tượng; đôi khi các chương trình mới chỉ khai thác theo một chiều …Ngoài ra, với sự phát triển của nhiều kênh truyền hình, nhiều chương trình hấp dẫn khán giả trẻ, liệu các chương trình của VTV6 có đủ sức lôi kéo, thu hút khán giả chuyên biệt của mình?

Vì vậy, VTV6 cần có những thay đổi và chuyển biến rõ rệt để từng bước đáp ứng nhu cầu ngày càng nhiều và phức tạp của các khán giả trẻ, trở thành kim chỉ nam giúp người trẻ lĩnh hội tri thức, công nghệ thông tin sớm nhất, cơ hội nghề nghiệp phù hợp để thành công trong tương lai.

Chương 3. CÁC GIẢI PHÁP VỀ HƯỚNG NGHIỆP CHO TNNT TRÊN KÊNH TRUYỀN HÌNH VTV6

3.1. Cơ sở của giải pháp hướng nghiệp cho TNNT trên kênh VTV6

3.1.1. Cơ sở khách quan

3.1.1.1. Quan điểm của Đảng ta về vấn đề giải quyết việc làm lao động nông thôn

Từ nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 BCH TW Đảng khoá VII về công tác Thanh niên khẳng định: “Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất

nước bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước trên con đường xã hội chủ nghĩa hay không, phần lớn phụ thuộc vào lực lượng Thanh niên, mà tầng lớp thanh niên nông thôn đặc biệt được quan tâm, bồi dưỡng rèn luyện. Đây là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng”.

Vấn đề này không đơn thuần để bảo đảm đời sống cho cư dân nông thôn, mà còn liên quan đến chiến lược của cách mạng, đường lối, chính sách CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của Đảng; không chỉ là vấn đề của hiện tại mà còn là của tương lai. Trước đây, chúng ta đã dựa vào rừng núi, nông thôn, phát huy sức mạnh to lớn của nông dân, xây dựng nông thôn, miền núi thành căn cứ địa và chỗ dựa vững chắc cho các cuộc kháng chiến. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới, nông thôn vẫn là một địa bàn trọng yếu, cần phải tập trung giải quyết các vấn đề bức xúc đang đặt ra, trong đó có việc làm để xây dựng nông thôn phát triển, đảm bảo cho sự phát triển ổn định, bền vững của đất nước theo định hướng XHCN; đồng thời, thể hiện rõ quan điểm của Đảng ta về thực hiện công bằng xã hội, xây dựng và phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Trong "Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2010 - 2020", Đảng ta đã khẳng định: “Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân.

3.1.1.2.Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là vấn đề xã hội bức thiết hiện nay

Nông thôn nước ta có diện tích rộng, dân số đông, số người trong độ tuổi lao động chiếm phần lớn, nhưng hiện nay còn thiếu việc làm, hoặc có

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề hướng nghiệp cho thanh niên nông thôn trên kênh truyền hình VTV6 (Trang 60 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)