1.3.1. Phương pháp truyền thông trực tiếp
Là kênh truyền thông được thực hiện trực diện giữa người với người.
Đối tượng của truyền thông trực tiếp có thể là một hay một nhóm người. Ví dụ: Tổ chức các buổi nói chuyện, tư vấn về chủ đề hướng nghiệp thông qua họp Thôn, họp Đoàn thanh niên, nói chuyện tại trường học; hay thảo luận nhóm; đến thăm hộ gia đình tại địa phương. Ngoài ra, tổ chức cho những người thành đạt, các doanh nhân nói chuyện chuyên đề với Thanh niên, học sinh về nghề nghiệp và việc làm...
Với phương pháp này người truyền thông có thể biết được kiến thức, thái độ của đối tượng về vấn đề hướng nghiệp và nhu cầu tìm việc làm cũng như hành vi của thanh niên nông thôn trong việc tìm kiếm việc làm như thế nào. Nhờ vậy có thể điều chỉnh nội dung, cách truyền đạt hoặc có biện pháp tác động thích hợp với từng đối tượng để thay đổi hành vi. Đồng thời cũng người truyền thông có thể nhận được thông tin phản hồi từ đối tượng, nhờ đó hiểu được tâm tư, tình cảm, hoàn cảnh, khó khăn của đối tượng và dễ dàng đánh giá được hiệu quả truyền thông.
Đánh giá theo điều kiện thực tế ở nông thôn Việt Nam, truyền thông trực tiếp cũng được xem là kênh truyền thông có hiệu quả nhất. Nó quyết định đến sự thay đổi hành vi của đối tượng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, phương pháp truyền thông trực tiếp chỉ tiếp cận đến một nhóm đối tượng hạn chế, vì vậy khó có đủ nhân lực làm công tác truyền thông. Người truyền thông phải có kiến thức, kỹ năng cần thiết để đáp ứng với nhu cầu của mọi người dân. Hiệu quả truyền thông phụ thuộc vào khả năng của truyền thông viên.
1.3.2. Phương pháp truyền thông gián tiếp
Là kênh truyền thông được thực hiện qua các phương tiện thông tin đại chúng như vô tuyến, đài phát thanh, loa truyền thanh, báo, tạp chí, bản tin v.v. và các loại tài liệu truyền thông như áp phích, tờ rơi, tờ gấp v.v.
Với phương pháp truyền thông gián tiếp, nội dung truyền thông mang tính thống nhất, tin cậy và có thể phát đi phát lại nhiều lần, có khả năng truyền tin nhanh, đến được nhiều người và nhiều nhóm đối tượng cùng một lúc. Ưu điểm lớn nhất là tạo ra được dư luận và môi trường xã hội thuận lợi cho việc thay đổi thái độ và hành vi của đối tượng.
Hoạt động truyền thông gián tiếp thông qua tổ chức các hoạt động tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho Thanh niên trên các phương tiện thông tin đại chúng như các chương trình trên truyền hình, bài viết trên báo phát thanh, báo in ...nhất là báo chí của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; các
hình thức hỏi đáp, trả lời thư bạn đọc, xuất bản các ấn phẩm giới thiệu về nghề nghiệp và lựa chọn nghề nghiệp. Xây dựng các chuyên mục về Hướng nghiệp, học nghề - lập nghiệp trên các báo, website của Đoàn. Phối hợp xây dựng chương trình Hướng nghiệp phát hàng ngày trên báo chí như mục Tìm việc làm, Tư vấn tuyển sinh, Thông tin nghề nghiệp trên các báo Thanh niên, Sinh viên Việt Nam..; chương trình Hãy nói với chúng tôi, Diễn đàn các vấn đề xã hội, Tư vấn hướng nghiệp – việc làm... trên VOV, chương trình Hãy hỏi để biết (VTC16), Sinh ra từ làng, Lựa chọn của tôi (VTV6)... và nhiều chương trình khác trên các kênh truyền hình.
Tổ chức các hoạt động Hướng nghiệp trong các trường phổ thông, kết hợp Hướng nghiệp với dạy nghề trong các cơ sở đào tạo. Nâng cao vai trò của đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội, Tổng phụ trách Đội trong định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông. Xây dựng các chuyên mục phổ biến kiến thức, giới thiệu chuyên sâu về các ngành nghề trong xã hội, thông tin “Người tìm việc, việc tìm người”, “Tư vấn mùa thi”…Phối hợp với ngành Lao động, thương binh & Xã hội và các tổ chức kinh tế, xã hội tổ chức các“Ngày hội tư vấn nghề nghiệp”, “Hội chợ việc làm”; gặp gỡ, trao đổi giữa Thanh niên với người sử dụng lao động... để cung cấp cho Thanh niên thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, địa phương, thông tin về thị trường lao động. Đồng thời đa dạng hóa các hình thức tư vấn, hỗ trợ Thanh niên trong việc lựa chọn việc làm, hướng dẫn học nghề, kỹ năng chuẩn bị hồ sơ, trả lời phỏng vấn, kiến thức lập dự án tạo việc làm, tư vấn pháp luật lao động liên quan đến việc làm… cho Thanh niên nông thôn tại các hoạt động này.
Ngoài ra, để tăng hiệu quả truyền thông và lưu lại thông tin cần thiết cho thanh niên nông thôn, các tài liệu tuyên truyền về nghề nghiệp và việc làm qua bản tin “Học nghề - Lập nghiệp”, "Cẩm nang tuyển sinh học nghề", "Cẩm nang việc làm cho lao động trẻ" hay tờ rơi, tờ gấp cũng được tiến hành biên soạn và phát hành rộng rãi. Băng rôn, áp phích thường xuyên được treo
phục vụ hoạt động, sinh hoạt chi đoàn, Đoàn cơ sở…Tại nhiều địa phương, các cuộc thi tay nghề, thi thợ giỏi được tổ chứ định kỳ nhằm nâng cao chất lượng nhân lực, kỹ năng nghề nghiệp cho thanh niên. Các hoạt động biểu dương, tôn vinh người thợ trẻ giỏi, công nhân trẻ giỏi, chuyên gia trẻ giỏi; các cơ sở đào tạo nghề, doanh nghiệp tiêu biểu trong công tác dạy nghề và giải quyết việc làm cho Thanh niên, được coi là gương điển hình trở thành động lực giúp thanh niên nông thôn vững tâm hơn trong mỗi quyết định lập nghiệp của mình.
Phương pháp truyền thông gián tiếp có ưu điểm lớn là thông tin đại chúng nhưng chỉ dừng ở khả năng cung cấp kiến thức: nếu chỉ thực hiện riêng truyền thông gián tiếp sẽ khó làm thay đổi hành vi của đối tượng, khó thu được thông tin phản hồi do đó khó đánh giá được hiệu quả truyền thông. Thêm vào đó, phương pháp này đòi hỏi phải có những phương tiện, trang thiết bị phục vụ quá trình truyền và nhận tin như đài phát thanh, vô tuyến, đài thu thanh… điều này cũng làm hạn chế việc tiếp cận thông tin truyền thông của thanh niên nông thôn.
Do đó sự phân chia thành hai kênh truyền thông trực tiếp và gián tiếp chỉ là tương đối. Đôi khi hai kênh này có sự đan xen lẫn nhau. Ví dụ: trong các buổi thảo luận nhóm, nói chuyện với cộng đồng, vẫn kết hợp phát các tài liệu truyền thông hoặc trong các buổi tọa đàm trên truyền hình vẫn có các đường dây nóng để có thể giao lưu trực tiếp với khán giả… Vì vậy, phối hợp cả hai phương pháp là cách tốt nhất và hiệu quả nhất.
* Truyền thông hướng nghiệp trên quan điểm báo chí
Báo chí với vai trò là diễn đàn của nhân dân nên thông qua các chương trình truyền hình phần nào phản ánh những tâm tư, nguyện vọng của thanh niên nông thôn trong vấn đề hướng nghiệp. Thông tin trên báo chí đã tạo nên bức tranh thông tin đa chiều, đồng thời phát huy vai trò khách quan của báo chí. Nhờ đó thông tin hướng nghiệp cũng mang tính hai chiều, không áp đặt,
không đóng khung cho một đối tượng cụ thể mà mở ra nhiều hướng đi thích hợp cho nhiều đối tượng khác nhau tham khảo, lựa chọn.
Thông tin hướng nghiệp trên các kênh thông tin báo chí nói chung và trên truyền hình nói riêng luôn được cập nhât chính xác, đa dạng về nhiều mặt của vấn đề hướng nghiệp mà giáo dục hướng nghiệp trong các nhà trường chưa đáp ứng được. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, phát triển kinh tế tri thức, Việt Nam càng hội nhập sâu hơn vào các diễn đàn quốc tế, tri thức Việt Nam cần chủ động thích ứng nhu cầu nguồn nhân lực trong và ngoài nước. Điều này cũng chỉ ra nhu cầu thông tin về xu hướng phát triển các thành phần kinh tế trong nước, cũng như biến động của thị trường lao động quốc tế là rất cần thiết đối với thanh niên nông thôn trong việc lựa chọn công việc phù hợp.
Do vậy nguồn thông tin căn bản ban đầu giúp thanh niên nông thôn căn cứ vào đó để lựa chọn cho mình những thông tin thiết thực nhất trong việc định hướng , lựa chọn nghề. Điều này đòi hỏi thông tin cần khách quan, chân thật, có độ chính xác cao. Đồng thời cung cấp kịp thời mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước tới nhóm công chúng mục tiêu này. Đặc biệt là các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế – xã hội và phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Nội dung về vấn đề hướng nghiệp bao gồm các quá trình đánh giá năng lực bản thân, thông tin về định hướng phát triển kinh tế địa phương và trong cả nước, thông tin về thị trường lao động... Thông tin nghề cần nhanh chóng, tin cậy và có dự báo để khán giả phần nào có cái nhìn đúng đắn, thực tế về nghề để có quyết định đúng khi đưa ra những lựa chọn công việc tương lai.
Việc thông tin hướng nghiệp đầy đủ, chính xác, kịp thời sẽ giúp cho thanh niên nông thôn về kiến thức: Hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề tương lai; biết được một số thông tin cơ bản vè định hướng phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, đất nước và khu vực; về thế giới nghề nghiệp, thị trường lao động, hệ thống giáo dục nghề nghiệp ở địa
phương và cả nước. Về kỹ năng: Tự đánh giá được năng lực bản thân và điều kiện gia đình trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai; tìm kiếm được những thông tin về nghề và thông tin về cơ sở đào tạo cần thiết cho bản thân trong việc chọn nghề. Định hướng và lựa chọn được nghề nghiệp tương lai của bản thân. Đồng thời, có thái độ chủ động, tự tin trong việc chọn nghề phù hợp và có hứng thú và khuynh hướng chọn nghề đúng đắn.
1.4. Yêu cầu về nội dung hướng nghiệp cho TNNT trên truyền hình
Thông tin trên báo chí nói chung và thông tin về vấn đề hướng nghiệp trên báo chí nói riêng có vai trò rất quan trọng đối với công chúng, nhất là khi vấn đề hướng nghiệp từ nhà trường tới các tổ chức Nhà nước còn nhiều hạn chế về nội dung, chậm đổi mới về cách thức tổ chức truyền thông. Do vậy, báo chí trở thành kênh thông tin quan trọng để thu hút độc giả. Bên cạnh đó, báo chí với vai trò thông tin nhanh, kịp thời đã đáp ứng được nhu cầu thông tin cần thiết của công chúng trong những thời điểm khác nhau
Các kênh truyền hình luôn thu hút sự quan tâm, kích thích sự hứng thú của thanh thiếu niên trong việc hướng nghiệp vào những ngành nghề kinh tế- xã hội của địa phương và cả nước cần phát triển; giúp học sinh, sinh viên tự đánh giá và kiểm nghiệm năng lực bản thân, sở trường, điều kiện để học nghề và tham gia thị trường lao động một cách tích cực phù hợp bằng hình ảnh chân thực, sống độmg.
Có nhiều chương trình truyền hình thực hiện theo đề án dạy nghề cho lao động nông thôn có nội dung phong phú, như: chương trình Dạy nghề trên kênh VTC16 với việc Tư vấn, giới thiệu học nghề và việc làm, cung cấp thông tin về hướng nghiệp, dạy nghề, giới thiệu và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; Thông tin về thị trường lao động trên địa bàn thành phố, nhất là khu vực nông thôn; hay giới thiệu thông tin về Trung tâm dạy nghề, mô hình dạy nghề trên Truyền hình An ninh nhân dân, hoặc Hỗ trợ nông dân – thanh niên nông thôn làm kinh tế giỏi tại địa phương như Tạp chí Kinh tế mở
chuyên mục Khoa học và Đời sống, Bạn của nhà nông trên VTV2, hàng tháng đều có 1 – 2 số/tháng tập trung tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho nông dân. Ngoài ra,còn rất nhiều phóng sự truyền hình về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhất là phản ánh những cơ sở, những mô hình triển khai tốt Quyết định số 1956 của Thủ tướng Chính phủ về “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”….
Ngoài ra, không thể không nhắc đến kênh truyền hình chuyên biệt dành cho giới trẻ của Ban Thanh thiếu niên – Đài Truyền hình Việt Nam – VTV6. Với sứ mệnh hỗ trợ thanh niên Việt Nam trên con đường đi tới thành công, trong 7 năm qua, VTV6 đã đồng hành cùng tuổi trẻ Việt Nam trong nhiều lĩnh vực của đời sống, khơi gợi những ước mơ, hoài bão lớn lao, thúc đẩy giới trẻ hiện thức hóa ước mơ của mình.
Tuy nhiên dù là thực hiện trên kênh truyền hình nào thì yêu cầu đặt ra về nội dung truyền thông hướng nghiệp phải đảm bảo nội dung thông tin về những vấn đề sau:
* Thông tin nghề: Là giới thiệu cho các nhóm cá nhân khác nhau về những
loại hình sản xuất hiện đại, tình hình thị trường lao động, những yêu cầu nhân lực thạo nghề của mọi ngành kinh tế, về nội dung và triển vọng phát triển của thị trường nghề nghiệp, những cách và điều kiện tiếp cận chúng, những yêu cầu do các nghề đòi hỏi đối với con người, những khả năng tăng cường và tự hoàn thiện trình độ nghề nghiệp trong quá trình hoạt động lao động.
* Định hướng nghề: Giúp con người tự xác lập nghề nghiệp và đi tới quyết
định một cách có ý thức trong việc chọn lựa con đường nghề nghiệp phù hợp với những đặc điểm tâm lý và khả năng của con người cùng với yêu cầu của xã hội.
Định hướng nghề gồm : Giáo dục nghề nghiệp và tuyên truyền nghề nghiệp.
*Tư vấn nghề: Tư vấn nghề là một hệ thống những biện pháp tâm lý giáo dục
chiếu các năng lực có với những yêu cầu do nghề đặt ra đối với người lao động, có cân nhắc đến nhu cầu nhân lực của địa phương và xã hội, trên cơ sở đó cho họ những lời khuyên về chọn nghề có căn cứ khoa học, loại bỏ những trường hợp may rủi, thiếu chín chắn trong khi chọn nghề.
Tư vấn chọn nghề được hiểu là hình thức tác động hướng nghiệp thông qua các lời khuyên, góp ý của những nhà chuyên môn đối với việc chọn nghề của thanh thiếu niên.
- Các kiểu tư vấn nghề:
+ Tư vấn thông tin hướng dẫn nhằm giới thiệu với thanh thiếu niên nội dung nghề mà mình định chọn.
+ Tư vấn chẩn đoán nhằm bộc lộ hứng thú, thiên hướng, năng lực và những phẩm chất nghề chuyên biệt của con người trên cơ sở nghiên cứu và đo đạc nhân cách con người một cách toàn diện.
+ Tư vấn y học nhằm bộc lộ sự phù hợp giữa trạng thái sức khoẻ của con người với yêu cầu của nghề mà con người lựa chọn.
+ Tư vấn hiệu chỉnh được tiến hành trong trường hợp ý định nghề nghiệp của con người không phù hợp với khả năng và năng lực thực tế của họ.
*Tuyển chọn nghề: Tuyển chọn nghề là xác định xem các đội tượng dự tuyển
có sự phù hợp với một nghề cụ thể hay không để có quyết định tuyển hay không tuyển vào học hay làm việc. Tuyển chọn nghề đi từ nghề / nhóm nghề đến con người, xuất phát từ nghề/ nhóm nghề để chọn người vào học hay làm việc. Trong khi đó tư vấn nghề lại xuất phát từ con người đến nghề nghiệp. Đây là công việc của các doanh nghiệp, các cơ quan Nhà nước, các trường ĐH, CĐ, THCN …là nơi tuyển chọn lao động, tuyển sinh đào tạo nghề quan hệ mật thiết với công tác định hướng tư vấn hướng nghiệp.
Việc đảm bảo truyền thông hướng nghiệp hiệu quả sẽ giúp TNNT có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, nâng cao năng lực nghề nghiệp, làm tăng năng suất lao động, góp phần cho sự phát triển về kinh tế xã hội.
Tiểu kết chương I
Trong vài năm trở lại đây việc hướng nghiệp cho thanh niên đã được các Cấp ngành đặc biệt quan tâm, chú trọng nhưng so với thực tế hiện nay nó