Bản dịch bài thơ “Mộ xuân quy cố sơn thảo đường” của tác

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Về việc dịch các từ ngữ có tính ẩn dụ liên quan đến hình tượng người anh hùng, quân tử trong một vài tác phẩm thơ Đường từ tiếng Hán sang tiếng Việt (Trang 82 - 84)

2.2.3 .Kết hợp giữa dịch sát và dịch thoát

3.1. Cách tiếp nhận hình tƣợng ngƣời anh hùng, ngƣời quân tử trong

3.1.3. Bản dịch bài thơ “Mộ xuân quy cố sơn thảo đường” của tác

giả Trần Trọng Kim và Lê Nguyễn Lưu.

“Mộ xuân quy cố sơn thảo đường” của Tiền Khởi:

Cốc khẩu xuân tàn hoàng điểu hy Tân di hoa tận hạnh hoa phi Thủy liên u trúc sơn phong hạ, Bất cải thanh âm đãi ngã quy.

Dịch nghĩa

Xuân tàn hang thẳm, vắng oanh vàng Hoa hạnh, tân di phai sắc hương. Khóm trúc, mừng thay, bên cửa núi, Vẻ xanh chưa đổi, đợi người sang.

Thời gian tiến dần, vật – ngã tương thân, trong động có tĩnh, thể hiện cái tình nhàn dật của tác giả.

Bản dịch của Trần Trọng Kim

Oanh thưa, xuân đã hầu qua, Tân di hoa hết, hạnh hoa cũng già Chỉ ưa khóm trúc cạnh nhà

Bóng xanh cũng thể đợi ta khi về.

Bản dịch của Lê Nguyễn Lƣu

Cốc Khẩu xuân tàn lác đác oanh, Hoa tân di hết, hạnh bay quanh.

Càng thương khóm trúc ngoài song cửa, Chờ đợi ta về sắc vẫn xanh.

(Lê Nguyễn Lưu)

Nhận xét:

Về mặt hình thức

Có rất nhiều tác giả dịch bài thơ này sang tiếng Việt, tuy nhiên, hai bản dịch được đánh giá cao nhất là của tác giả Trần Trọng Kim và tác giả Lê Nguyễn Lưu.

Tác giả Trần Trọng Kim đã lựa chọn thể thơ lục bát – một thể thơ quen thuộc với người Việt Nam. Lục bát là thể văn vần căn bản trong ca dao và nhiều tác phẩm văn chương khác của Việt Nam, và thường được gọi là "quốc hồn quốc túy". Tuy nhiên, có người cho rằng, dùng thể thơ lục bát để dịch thơ Đường thì chẳng khác nào làm mất đi cái hay, cái thi vị của thơ Đường bởi dịch theo thể thơ này thì thanh nhã có thừa, tuy nhiên vẻ trang trọng, cổ kính thì đã hoàn toàn mất đi.

Qua đây ta có thể tạm đưa ra hai lí do cho việc chuyển thể bản dịch so với nguyên tác. Thứ nhất là do từ ngữ của nguyên tác quá hàm súc, chuyển sang tiếng Việt mà giữ nguyên thể với lượng câu chữ tương đương thì khó mà diễn đạt được ý của nguyên tác cho đầy đủ. Vì vậy dịch giả lựa chọn chuyển sang một thể khác có số câu chữ nhiều hơn để diễn ý cho “đạt”.

Lí do thứ hai không phải là vấn đề câu chữ, bởi vì mỗi cặp lục bát hay thất ngôn đều có số chữ bằng nhau (14 chữ). Nhưng có lẽ chuyển sang lục bát thì có phần đơn giản hơn, bởi vì không phải chọn từ đối nhau một cách gò bó theo những cặp câu đối ngẫu.

Nhìn chung, khi bản dịch không còn giữ đúng nguyên thể như nguyên tác thì nhìn ở bất kì khía cạnh nào, nó cũng ít nhiều có vẻ xa rời

nguyên tác. Người đọc dễ có cảm giác tác phẩm không còn là nó nữa. Nhất là khi các tác phẩm Đường thi được chuyển sang thể lục bát – một thể thơ của riêng Việt Nam, được dùng để biểu đạt những nội dung có tính dân tộc. Chuyển thơ Đường sang thể lục bát thì hình như đã “bản địa hóa” nó một cách quá mức cần thiết.

Tác giả Lê Nguyễn Lưu lại dùng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt để dịch bài

“Mộ xuân quy cố sơn thảo đường”. Đây được coi là bản dịch khá thành công.

Xét về mặt kết cấu, trong bản dịch có nhiêu chỗ có sự biến đổi táo bạo về mặt cấu trúc. Chính vì vậy mà đây được cho là một bản dịch khá tuyệt vời. Bản dịch này chẳng những lột tả được cái thần của nguyên tác. Về cơ bản, các câu chữ vẫn trung thành với ý tứ trong nguyên tác, thậm chí có phần đạt được hiệu quả nghệ thuật còn cao hơn cả nguyên tác.

Về mặt nội dung

Nội dung bài thơ nói lên một khung cảnh, tất cả đã đổi thay. Mùa xuân đã tàn, oanh vàng thưa thớt, đến cả những sắc hoa cuối cùng cũng đang lìa cành. Vậy mà, khóm trúc bên cửa sổ ấy vẫn một màu xanh thuỷ chung đợi người về.

Trong bản dịch của Trần Trọng Kim, câu thơ “Thủy liên u trúc sơn phong hạ”, dịch nghĩa là “Khóm trúc, mừng thay, bên cửa núi” đã được tác giả dịch là “Chỉ ưa khóm trúc cạnh nhà”. Trong nguyên tác, khóm trúc ở bên cửa núi đã được hiểu thành “khóm trúc cạnh nhà”. Như vậy là sai với ý của nguyên tác và cũng chưa chuyển thể hết được tâm tư tình cảm của tác giả, mừng vui khi nhìn thấy cảnh vật đổi thay mà khóm trúc vẫn giữ nguyên màu sắc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Về việc dịch các từ ngữ có tính ẩn dụ liên quan đến hình tượng người anh hùng, quân tử trong một vài tác phẩm thơ Đường từ tiếng Hán sang tiếng Việt (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)