2.2.3 .Kết hợp giữa dịch sát và dịch thoát
3.3. Một vài nhận xét tổng quát
Cùng một phương thức sử dụng ẩn tụ tượng trưng để nói vê người anh hùng, người quân tử, mỗi một tác giả lại phát huy sở trường riêng, tạo nên hệ phương thức riêng của mình để hình thành nét đặc biệt của tác phẩm. Một phong cách cá nhân đặc trưng cho từng tác giả được cấu thành từ đó.
Mỗi một tác giả lại có một kinh nghiệm khác nhau về việc sử dụng vốn từ ngữ và cấu trúc cú pháp riêng mà có những sáng tạo nhất định trong sáng tác văn chương. Và những đặc điểm nổi trội đó trong việc sử dụng ẩn dụ
tượng trưng về hình ảnh người anh hùng, người quân tử cũng góp phần hình thành nên phong cách tác giả.
Cũng giống các nhà thơ Trung Hoa, nhiều nhà thơ Việt Nam cũng hay dùng các loại cây quen thuộc như: tùng, cúc, trúc, mai là những hình ảnh chủ yếu được dùng khi nói về người quân tử. Hình ảnh “tùng, cúc, trúc, mai” xuất hiện trong thơ của tác giả Nguyễn Trãi vẫn giữ nguyên nét nghĩa chính là dùng để nói về người anh hùng, người quân tử. Tuy nhiên, trong thơ của ông, cây tùng, bông hoa cúc hiện lên không chỉ thể hiện cho tinh thần thanh cao, tính cách kiên cường như trong thơ văn của Trung Quôc. Bên cạnh những nét nghĩa trên, ta còn thấy hình ảnh cây tùng, bông hoa cúc chính là ẩn dụ nói về sức mạnh tinh thần và đạo đức của kẻ sĩ trước vận mệnh của quốc gia.
Đề tài “Tùng, trúc, cúc, mai: trong thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm của Nguyễn Trãi vô cùng phong phú như phản chiếu cuộc đời lắm thăng trầm của chính ông. Nhưng dù cho đề tài cụ thể hay trừu tượng thì Nguyễn Trãi đều thể hiện con người đầy cá tính của ông một cách rõ nét.
Ta có thể hiểu lý do cho điều này chính là nền tảng tư tưởng của trí thức văn nhân Việt Nam từ thời Trần đã được xây dựng chủ yếu trên tinh thần Nho giáo, vậy nên lúc nào họ cũng nghĩ tới “trung hiếu”, “phận sự”, “chí
nam nhi”, “nợ tang bồng”, “công danh nam tử”…Ngay cả những người từ
bỏ hay chán ngán quan trường cũng phải làm sao cho đúng mực “quân tử” không chịu thờ hai chúa, không chịu khuất nhục vì miếng cơm manh áo, không a dua với đám nịnh thần, ôn nhu đôn hậu, giữ tròn tiết tháo và luôn lo lắng cho vận mệnh của đất nước.
Với ý nghĩa cây tùng có khả năng tự nhiên là chống chọi được gió rét, cứng cáp "nhà cả đòi phen chống khoẻ thay"... tất là "tài lương đống cao ắt cả dùng". Trúc lại có cái đẹp riêng của nó: ruột rỗng, đốt cứng, không vì gió mưa bão táp mà nghiêng đổ. Hoa mai nở trong tuyết lạnh, có màu trắng tinh khiết. Hoa cúc trong khi "người đua nhan sắc thuở xuân dương" thì nó lại "nghỉ chờ thu", nở muộn màng hơn các loại hoa khác, nhưng vẫn đẹp - cái
đẹp kín đáo, không rực rỡ, nổi trội. Tất cả những phẩm chất tự nhiên đó được các tác giả dùng làm những biểu tượng ẩn dụ để chỉ cho chính bản thân mình. Cây tùng giống như khả năng gánh vác việc lớn, làm rường cột cho quốc gia của nhà Nho. Trúc tượng trưng cho khí tiết kiên cường, cái hư tâm không màng lợi lộc của người quân tử. Mai trở thành vật tỷ dụ cho tấm lòng cao khiết, trong sạch của nhà Nho. Cúc tượng trưng cho vẻ đẹp tinh thần của những nhà Nho ẩn dật.
Trong thơ của Tuệ Trung, chúng ta lại hay bắt gặp hình ảnh cây Tùng. Tuệ Trung thượng sĩ là một người sùng đạo Phật, bởi vậy trong thơ văn của ông, sự thanh cao của người quân tửám chỉ việc người không than thở cho những mất mát chênh lệch về vị trí, chức tước, luôn vui vẻ hoà đồng. Hình tượng Tùng ở đây có thể thay bằng một chữ Hoà ( hoà đồng)
Nguyễn Trãi là nhờ thơ sử dụng khá nhiều hình ảnh cây tùng, bông hoa cúc trong các sáng tác của mình để nói về cốt cách người quân tử. Trong thơ ông, người ta thấy một cái tôi không thể lẫn với của ai khác được. Ông vẫn dùng những hình ảnh cây tùng, bông hoa cúc, biểu tượng chung về người quân tử vốn có từ xưa. Nhưng nếu phân tích kĩ ta vẫn thấy “cá tính” của nhà thơ thể hiện trong biểu tượng chung ấy. Đây là cây tùng đặc biệt: nó không reo, cây không uốn lượn mà thẳng đứng để làm rường cột, bao nhiêu phẩm chất cao đẹp của nó đều giấu ở bên trong, không lộ ra ngoài, như cội rễ bền, thuốc trường sinh, ai biết nhìn thì mới thấy, còn người thường thì không thể biết được. Đặc điểm ấy của cây tùng cũng chính là phẩm chất tốt đẹp của người quân tử có một bản lĩnh kiên cường, có tinh thần vượt khó khăn thử thách, đứng vững trước mọi hoàn cảnh ác liệt, quyết không a dua theo thời, không sống một cách tầm thường.
Trong thơ của tác giả Nguyễn Công Trứ, chí khí người nam nhi, người quân tử được tác giả thể hiện thông qua hình ảnh cây tùng, cây thông đứng cheo leo nơi vách đá. Những dòng thơ thể hiện ẩn dụ về tính cách ngông nghênh bất cần. Bên cạnh đó, trong thơ của Nguyễn Công Trứ, chúng ta còn
nhận ra được chí khí người quân tử thể hiện qua hình ảnh “nợ tang bồng”. Người quân tử trong thời đại Nguyễn Công Trứ là phải biết có “danh gì với núi sông”. Đây cũng là một điểm mới thể hiện quan điểm của tác giả Nguyễn Công Trứ.
Từ Nguyễn Trãi đến Nguyễn Công Trứ đã có sự thay đổi về cách nhìn nhận cũng như sử dụng hình ảnh cây tùng, thông để nói lên chí khí người quân tử. Và đó chính là phẩm chất của người quân tử, của đấng trượng phu giữ vững khí tiết, bất chấp mọi gian khổ, mọi thử thách ác liệt trước những biến cố dữ dội trong cuộc đời. Trong thơ của Nguyễn Trãi, chí làm trai và trách nhiệm của người nam tử là phải biết gánh vác vận mệnh non sông đất nước, biết lo cho thiên hạ.
Cây tùng là hình bóng kẻ sĩ quân tử. Cây tùng là hình bóng, là sự hóa thân của Ức Trai. Nguyễn Trãi tự hào về những kẻ sĩ chân chính trong cuộc đời. Qua hình tượng cây tùng, ông ca ngợi vai trò to lớn và tài đức của họ.
Hình tượng cây tùng trong thơ Nguyễn Trãi cho ta thấy những liên tưởng thấm thía về vai trò, tài đức của người nam tử. Còn trong thơ của Nguyễn Công Trứ, cây thông - ẩn dụ của người quân tử lại đứng chênh vênh nơi vách đá, thể hiện một chữ “ngông” trước thời cuộc.
Bên cạnh những hình ảnh quen thuộc (tùng, cúc, trúc, mai) mà các nhà thơ hay dùng để nói về người anh hùng, người quân tử thì một số tác giả như Cao Bá Quát lại dùng cả hình ảnh bông hoa sen để nói về cốt cách thanh cao của bậc làm trai. Đây là một sự sáng tạo đặc biệt trong việc sử dụng hình ảnh người anh hùng, người quân tử trong thơ văn Việt Nam.
Sự hình thành của sen diễn ra theo qui luật nhân quả luân hồi. Sen có cả nụ - hoa - hạt. Hoa nở tượng trưng cho quá khứ, đài sen tượng trưng cho hiện tại và hạt sen tượng trưng cho tương lai, sự nối tiếp liên tục. Vì vậy, hoa sen trở thành biểu tượng trong nghệ thuật Phật giáo của Phương Đông. Nó tượng trưng cho vẻ đẹp thần bí, huyền ảo, tư tưởng sâu kín. Bông hoa sen cũng tượng trưng cho sự thanh cao, bất khuất của người quân tử, giữ chặt lòng
mình trước cám dỗ của lợi danh, giữ cho mình sự trong sạch dù ở giữa chốn bùn nhơ.
Hoa Sen có vai trò và vị trí đặc biệt cả về tâm linh và văn hóa của người Việt. Từ bao đời nay, hoa sen đã đi vào lòng người, đi vào cuộc sống và văn hoá của người Việt. Khi xưa, Mạc Đĩnh Chi khi đứng trước vua Trần Anh Tông đã thể hiện rõ phẩm chất của mình qua bài phú “Ngọc tỉnh liên” (Hoa sen trong giếng ngọc): Vì hoa sen vốn có tiết tháo thanh cao, không hoa nào sánh được, tuy gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn; vả lại sen này lại trồng trong giếng ngọc nữa thì sen càng cao quý biết bao. Trong bài thơ, ông tự ví mình như sen, dù có phải ở vào hoàn cảnh ô trọc thế nào thì cũng vẫn giữ khí tiết thanh cao, huống chi ở phải vào một thời tốt đẹp, vua minh chánh thì người ông càng cao quý biết mấy…”
Trong thơ văn của Cao Bá Quát, bên cạnh hình ảnh bông hoa mai, hình ảnh cây tùng, cây bách vốn dĩ đã rất quen thuộc và được nhiều nhà thơ dùng khi nói về chí khí người quân tử, ta còn bắt gặp hình ảnh bông hoa sen. Bông hoa sen trong thơ Cao Bá Quát tượng trưng cho sự thanh khiết, trong sạch, giữ lòng mình ngay thẳng. Đây là một sự sáng tạo trong cách dùng ẩn dụ nói về hình tượng người anh hùng, người quân tử.
Giữa một xã hội nhiễu nhương như thế, ông chẳng buồn quan tâm đến chuyện bị khối kẻ cười vào cái phong cách mà họ cho là “quân tử tàu” của ông, miễn được “tay cầm cành sen mỉm cười mình tự biết mình” là đủ. (Vãn
KẾT LUẬN
1. Quân tử là hình mẫu con người lý tưởng theo nhân sinh quan của Nho giáo phù hợp với phương thức cai trị xã hội đức trị (nhân trị) của học thuyết này. Ban đầu hai cặp phạm trù đối lập: quân tử và tiểu nhân không có nghĩa phái sinh như hiện nay. Quân tử ban đầu có nghĩa là “kẻ cai trị” như trong Kinh Thi, tức những bậc vua chúa, rồi thứ đến quân tử chỉ những người có học, biết các thi thư, lễ nghĩa, biết cách hành xử đúng mực, rộng lượng. Còn tiểu nhân nghĩa là người dân thường, không có học thức, không có hiểu biết và thường hành xử theo cách nghĩ của họ mà không theo một chuẩn mực nào.
Về sau, nói đến người quân tử nghĩa là nói đến con người cao thượng, rộng lượng, không chấp nhất việc nhỏ nhặt, làm việc tốt, tránh việc xấu, mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân. Còn tiểu nhân nghĩa là bọn người có lòng dạ hẹp hòi, hay đố kỵ, ganh ghét, hay mưu hại người khác để cầu danh cầu lợi cho riêng mình mà bất chấp mọi thủ đoạn dù biết điều mình làm rất có hại cho người khác, thậm chí mang lại tai vạ cho toàn dân tộc nhưng họ vẫn làm vì lợi ích cá nhân của họ.
2. Mai, lan, trúc, cúc là đề tài quen thuộc trong hội họa và thơ ca Trung Quốc. Bốn chủng loại này đều có tính cách cao nhã. Mai nở vào mùa đông và xuân, chịu đựng lạnh lẽo. Lan kiều diễm mảnh mai, hương thơm thâm trầm. Trúc ngay thẳng, vô tâm, đầy tiết tháo. Cúc trải sương giá mà chẳng héo hon, có ý chí thách đố thiên nhiên. Thế nên các văn nhân Trung Quốc ái mộ mà đặt tên cho bốn loại này là Tứ quân tử.
Mai, lan, trúc, cúc bước vào hội họa vì chúng hàm hữu ý vị tượng trưng văn học, tiêu biểu đức hạnh của người quân tử. Đời Tống có Văn Đồng, Tô Thức nổi tiếng về mặc trúc, Thôi Bạch với mặc mai, Trịnh Tư Hữu, Triệu Mạnh Kiên với mặc lan, cho đến Triệu Xương, Hoàng Cư Bảo với mặc cúc.
3. Để có một cái nhìn toàn diện về các tác giả, tác phẩm Đường thi và các bản dịch thơ có chứa từ ẩn dụ liên quan đến hình tượng người anh
hùng, người quân tử, chúng tôi đã khảo sát hơn 1000 bài thơ trong hai cuốn “Đường thi tuyển dịch” của tác giả Lê Nguyễn Lưu và 300 bài thơ trong cuốn “Đường thi tam bách thủ” do tác giả Viên Thu tuyển chọn và dịch. Sau quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy các tác giả thường dùng hình tượng cây tùng, cúc, trúc, mai để nói về cốt cách, khí chất người anh hùng và người quân tử. Tuy nhiên, khi đối chiếu với các bản dịch tiếng Việt thì chúng tôi nhận thấy rằng, các bản dịch thơ Việt đã xuất hiện thêm các từ như tre, bách, thông…cũng là những ẩn dụ liên quan đến hình tượng người anh hùng, người quân tử.
4. Cùng một phương thức sử dụng ẩn tụ tượng trưng để hàm ý nói vê người anh hùng, người quân tử, mỗi một tác giả lại phát huy sở trường riêng, tạo nên hệ phương thức riêng của mình để hình thành nét đặc biệt riêng của tác phẩm. Một phong cách cá nhân đặc trưng cho từng tác giả được cấu thành từ đó.
Mỗi một tác giả lại có một kinh nghiệm khác nhau về việc sử dụng vốn từ ngữ và cấu trúc cú pháp riêng mà có những sáng tạo nhất định trong sáng tác văn chương. Và những đặc điểm nổi trội đó trong việc sử dụng ẩn dụ tượng trưng về hình ảnh người anh hùng, người quân tử cũng góp phần hình thành nên phong cách tác giả.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Tuấn Anh (2001), Văn học Việt Nam hiện đại, nhận thức và thẩm định, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
2. N.D.Arutjunova, Ẩn dụ ngôn ngữ. Cú pháp và từ vựng, Tài liệu dịch của Hà Quang Năng.
3. Diệp Quang Ban (chủ biên), Đỗ Hữu Châu (2000), Tiếng Việt 10, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
4. Võ Bình, Lê Anh Hiền, Cù Đình Tú, Nguyễn Thái Hòa(1982), Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
5. Nguyễn Phan Cảnh (2001), Ngôn ngữ thơ, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 6. Hữu Đạt (1996), Ngôn ngữ thơ Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
7. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng- ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
8. Đỗ Hữu Châu (1997), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Đại học và
Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
9. Đỗ Hữu Châu, ĐinhTrọng Lạc, Đặng Đức Siêu (1994), Tiếng Việt 10- ban khoa học xã hội, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
10. Xuân Diệu(1960), Phê bình-giới thiệu thơ, Nxb Văn học, Hà Nội. 11. Hữu Đạt(2001), Phong cách học tiếng Việt hiện đại, Nxb Đại học
Quốc gia, Hà Nội.
12. Phan Cự Đệ (1961), Văn học Việt Nam 1930 -1945, Tập II, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
13. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu thơ trữ tình, Nxb Văn học, Hà Nội. 14. Hà Minh Đức (1979), Giới thiệu TốHữu-tácphẩm, Nxb Văn học, Hà Nội. 15. Hà Minh Đức(1979), Nhà văn Việt Nam 1945-1975, Tập I, Nxb Đại học
và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
16. Hà Minh Đức (1994), Nhà văn nói về tác phẩm, Nxb Văn học, Hà Nội. 17. Hà Minh Đức(1999), Lời giới thiệu tập thơ Ta với ta, NxbVăn học, Hà Nội. 18. Nguyễn Thiện Giáp (1998), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
19. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1997), Từ điển thuật ngữ
văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
20. Nguyễn Văn Hạnh (1970), Phong cách nghệ thuật của Tố Hữu, trong Tố
Hữu về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
21. Nguyễn Văn Hạnh (1979), Suy nghĩ về Văn học, Nxb Văn học, Hà Nội. 22. Trần Thị Hồng Hạnh (2007), "Sự trùng hợp và khác biệt trong việc lựa
chọn các ẩn dụ trong các nền văn hóa", Ngôn ngữ.
23. Nguyễn Hòa (2007),"Sự tri nhận và biểu đạt thời gian trong tiếng Việt qua các ẩn dụ không gian", Ngôn ngữ.
24. Bùi Công Hùng (2000), Quá trình sáng tạo thơ ca, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
25. Đỗ Việt Hùng, Nguyễn Thị Ngân Hoa (2004), Phân tích phong cách ngôn ngữ trong tác phẩm văn học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
26. Phan Thế Hưng (2007), "So sánh trong ẩn dụ", Ngôn ngữ. 27. Phan Thế Hưng (2007), "Ẩn dụ ý niệm", Ngôn ngữ,
28. Tố Hữu (2000), Một thời nhớ lại, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
29. Lê Đình Kỵ (1979), Thơ Tố Hữu, Trong: Tố Hữu về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
30. Đinh Trọng Lạc (1994), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếngViệt,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
31. Đinh Trọng Lạc (1999), Phong cách học tiếng Việt ,Nxb Giáo dục, Hà Nội. 32. Đinh Trọng Lạc (chủbiên), Nguyễn Thái Hòa (2001), Phong cách học
tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
33. Nguyễn Lai (1996), Ngôn ngữ với sáng tạo và tiếp nhận văn học, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
34. Phong Lan, Mai Hương (2001), Tố Hữu- về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
35. Nguyễn Văn Long (1996), Tố Hữu –thơ và cách mạng, Nxb Hội Nhà