Thành tựu và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh hòa bình lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông từ năm 2000 đến năm 2010 (Trang 83 - 92)

Chương 3 : NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM

3.1. Nhận xét quá trình Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lãnh đạo phát triển sự

3.1.1. Thành tựu và nguyên nhân

Nhìn một cách tổng quát, trong những năm 2000 - 2010, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình, giáo dục phổ thông tỉnh Hòa Bình đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận góp phần đắc lực vào các thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Một là, Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đã quán triệt, vận dụng đúng đắn, sáng tạo quan điểm đổi mới của Đảng, Nhà nước về phát triển giáo dục và đào tạo vào thực tiễn ở Hòa Bình để đề ra chủ trương, chính sách phù hợp

Đảng bộ tỉnh Hòa Bình là hạt nhân lãnh đạo chính trị, Đảng bộ đã quán triệt vận dụng sáng tạo chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục và đào tạo, phát huy những kết quả, nhân tố tích cực đã đạt được để thực hiện đồng bộ các biện pháp, định hướng cho sự phát triển giáo dục phổ thông vì mục tiêu nâng cao dân trí, phát hiện và bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình phát triển giáo dục phổ thông như: Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XIII, XIV, XV, Nghị quyết Tỉnh ủy và các Chương trình, kế hoạch hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh về phát triển giáo dục phổ thông: Ngày 9 - 5 - 2000, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình ban hành “Quyết định 410/QĐ-UBND về Chương trình hành động giáo dục cho mọi người đến năm 2010”. Tháng 7 - 2001, Tỉnh ủy Hòa Bình đã đề ra “Định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo ở Hòa Bình từ năm 2001 - 2010”. Quyết định số 3463/2006/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình Về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng, nâng cao chất

lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2005 - 2010”… Đó chính là sự cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào điều kiện cụ thể của tỉnh Hòa Bình. Nhờ đó, sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh trong đó giáo dục phổ thông có sự phát triển mới cả về số lượng và chất lượng.

Trên cơ sở bám sát chủ trương, chính sách của Đảng về phát triển giáo dục và đào tạo, đánh giá một cách chính xác những thời cơ và thách thức tác động tới giáo dục và đào tạo, căn cứ vào điều kiện thực tiễn địa phương, Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đã đề ra phương hướng, mục tiêu nhiệm vụ phát triển giáo dục và đào tạo trong từng giai đoạn cụ thể, xác định rõ những vấn đề trọng tâm, trọng điểm, những khâu then chốt để từ đó tập trung lãnh đạo, chỉ đạo như: Củng cố và mở rộng mạng lưới giáo dục ở tất cả các bậc học, cấp học; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thực chất cho học sinh, có nhiều học sinh đạt giải quốc gia; xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn; thực hiện tăng cường cơ sở vật chất trường học; xây dựng trường chuẩn quốc gia, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục… Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đã đưa ra một hệ thống giải pháp chính xác, phù hợp để đảm bảo thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Quá trình xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển giáo dục và đào tạo cũng đồng thời là quá trình Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đấu tranh loại bỏ những tư tưởng bảo thủ, chủ quan, nóng vội, đánh giá không đúng kết quả, chạy theo thành tích.

Ngành giáo dục và đào tạo Hòa Bình đã làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, biện pháp để phát triển giáo dục phổ thông: phát triển hợp lý quy mô các loại hình trường lớp; tăng cường đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất trường học theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa, phát huy vai trò quan trọng của

công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học; củng cố và nâng cao kết quả phổ cập giáo dục, thực hiện các chính sách xã hội và đảm bảo công bằng trong giáo dục; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, huy động mọi nguồn lực để phát triển giáo dục và xây dựng xã hội học tập. Trong đó, ngành đã hết sức chú trọng các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng giáo dục toàn diện và hiệu quả ở các bậc học, các vùng miền trong tỉnh.

Hai là, xây dựng mạng lưới trường, lớp và quy mô giáo dục được mở rộng và phát triển không ngừng đáp ứng nhu cầu học tập của toàn dân, hoàn thành mục tiêu xóa mù chữ và phổ cập giáo dục các cấp

Mặc dù điều kiện kinh tế - xã hội của Hòa Bình còn nhiều khó khăn, song dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình, hệ thống mạng lưới trường lớp, các loại hình trường, lớp được phát triển đồng đều và rộng khắp theo hướng đa dạng hóa các loại hình trường, lớp, các hình thức học tập ở tất cả các cấp học, bậc học phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội ở từng địa phương đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của con em các dân tộc trong tỉnh, đặc biệt các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. “100% số xã phường, thị trấn kể cả các xã ở vùng cao, vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn của Hòa Bình đều có trường tiểu học, phổ thông cơ sở, trung học cơ sở, mỗi huyện có từ 02 - 04 trường trung học phổ thông” [86, tr.10-11]. Năm 2010, toàn tỉnh có 219 trường tiểu học, 19 trường phổ thông cơ sở, 209 trường trung học cơ sở, 38 trường trung học phổ thông. Bên cạnh đó, hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú được củng cố nhằm tạo điều kiện cho con em đồng bào dân tộc đi học. Năm 2010, toàn tỉnh có 10 trường phổ thông dân tộc nội trú, trong đó có một trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh, trường phổ thông dân tộc nội trú huyện và 2 trường phổ thông dân tộc nội trú liên xã.

Toàn tỉnh đã hoàn thành mục tiêu xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở và đang thực hiện phổ cập giáo dục trung học phổ thông. Năm 2003, tỉnh Hòa Bình đã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Năm 2005, Hòa Bình được công nhận đạt chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Đến năm 2010, toàn tỉnh có 11/11 huyện, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Sau những thành tích được công nhận, công tác phổ cập giáo dục tiếp tục được tập trung chỉ đạo, củng cố, duy trì, phát huy kết quả.

Ba là, tăng cường lãnh đạo nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học, đảm bảo ổn định vững chắc và phát triển toàn diện

Trong những năm 2000 - 2010, ngành giáo dục và đào tạo đã tập trung nhiều công sức, trí tuệ, nguồn lực nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục ở tất cả các cấp học, bậc học. Chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn và giáo dục toàn diện được giữ vững và nâng dần qua từng năm. Trình độ hiểu biết, năng lực tiếp cận tri thức mới của học sinh được nâng cao.

Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và nhằm đào tạo những con người có đủ phẩm chất và năng lực, vừa hồng, vừa chuyên. Tạo ra con người mới có đạo đức và ý chí phấn đấu cao; làm chủ được tri thức khoa học và công nghệ; có tư duy sáng tạo và thực hành giỏi và sức khỏe tốt. Ngành đã quan tâm chỉ đạo, triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, đặc biệt chú ý đến mặt đức dục, trí dục, sức khỏe cho học sinh ở tất cả các bậc học, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục kiến thức pháp luật, phòng chống các tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường từ đó góp phần nâng cao hiểu biết, nhận thức, trình độ văn hóa toàn diện cho học sinh các cấp, góp phần nâng cao dân trí. Thực hiện tốt đổi mới chương trình giáo

dục phổ thông. Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội để quản lý, giáo dục học sinh… Nhờ đó, chất lượng giáo dục phổ thông của tỉnh ngày càng được nâng cao theo hướng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ, là bước đệm căn bản cho những bậc học tiếp theo.

Với quan niệm giáo dục tiểu học là nền tảng cơ sở để nâng cao chất lượng dạy - học ở các bậc học tiếp theo, Sở Giáo dục và Đào tạo Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo việc nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học. 100% số trường tiểu học trong tỉnh dạy đủ 9 môn bắt buộc, đưa việc giảng dạy hai môn tự chọn tin học và ngoại ngữ vào chương trình chính khóa, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, số học sinh được học 2 buổi/ngày đạt tỷ lệ 52%, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp tiểu học đạt tỷ lệ 98%. Với giáo dục trung học, nhìn chung học sinh đạt yêu cầu khá về lĩnh hội kiến thức, kỹ năng môn học. Tỷ lệ học sinh khá, giỏi, có hạnh kiểm tốt hàng năm cao, tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường cao đẳng và đại học ngày càng tăng. Năm 2005 số học sinh đỗ vào các trường đại học, cao đẳng là 14,04%, năm 2006 là 15,4%, năm 2007 là 18,98%, năm 2008 là 21,1%, năm 2009 là 28,1%. Trong 4 năm từ 2006 – 2009 có 10.697 học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng [90, tr.2].

Cùng với việc nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, công tác đào tạo, tuyển chọn, bồi dưỡng học sinh giỏi cũng được tỉnh quan tâm, chỉ đạo tích cực và được tập trung nhiều nguồn lực thông qua việc phát triển hệ thống trường chuyên, trường năng khiếu. Nhờ đó, số lượng, chất lượng học sinh giỏi quốc gia trung học phổ thông hàng năm liên tục được giữ vững. Năm 2010, qua 20 lần tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, đoàn học sinh tỉnh Hòa Bình đã đạt tổng số giải 995 giải, trong đó có 37 giải nhất, 189 giải nhì, 729 giải ba và giải khuyến khích. Toàn tỉnh có 129 học sinh dân tộc đoạt giải [90, tr.2]. Trong nhiều năm, ngành giáo dục và đào tạo Hòa Bình được vinh dự đứng đầu

các tỉnh miền núi, Tây nguyên và Đồng Bằng sông Cửu Long về số lượng và chất lượng học sinh trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia. Qua đó, đã khẳng định vị trí của giáo dục miền núi Hòa Bình so với giáo dục và đào tạo trong cả nước. Đặc biệt, trường trung học phổ thông chuyên Hoàng Văn Thụ luôn giữ vững truyền thống và khẳng định chất lượng dạy và học của nhà trường. Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2007 – 2008 nhà trường đã mang về cho tỉnh tổng số 25/25 giải, chiếm 100% tổng số giải của tỉnh. Trường trung học phổ thông chuyên Hoàng Văn Thụ xứng đáng là trung tâm giáo dục, đào tạo chất lượng cao hàng đầu của tỉnh (Xem them phụ lục 3, tr.137).

Bốn là, xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý từng bước được nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, công tác quản lý giáo dục có nhiều đổi mới

Chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là yếu tố quyết định đến kết quả giáo dục, giáo dưỡng học sinh, nên ngành giáo dục đào tạo Hòa Bình đã coi trọng đào tạo và bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý về cả hai mặt đức và tài. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tăng nhanh về số lượng, nâng dần về chất lượng, từng bước khắc phục một phần bất hợp lý về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục và phát triển các cấp học và trình độ đào tạo.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hòa Bình và các đơn vị trong ngành thường xuyên rà soát, sắp xếp lại đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục phù hợp với cơ cấu, quy mô trường lớp, đánh giá thực chất được đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý của đơn vị. Toàn ngành tích cực đẩy mạnh việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao phẩm chất đạo đức, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; tổ chức phong trào hội giảng, hội học sâu rộng, thường xuyên; khuyến khích phong trào tự học, tự bồi dưỡng trình độ chuyên môn và năng lực nghiệp vụ sư phạm của giáo viên. Tỷ lệ giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn tăng, giảm dần và tiến tới không còn giáo viên dưới

học, trung học cơ sở và trung học phổ thông đều đạt chuẩn là 100%. Hàng năm, ngành giáo dục đã cử từ 25 - 30 giáo viên đi đào tạo sau đại học, hiện nay ngành đã có tiến sĩ, thạc sĩ và nhiều người đang theo học thạc sĩ. Đây chính là yếu tố quan trọng bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo của tỉnh Hòa Bình.

Bên cạnh đó, các chủ trương, chính sách, chế độ đãi ngộ hợp lý với nguyện vọng của đội ngũ cán bộ, giáo viên được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc. Việc đánh giá phân loại đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý hàng năm được chỉ đạo thường xuyên. Việc thi giáo viên dạy giỏi ở các cấp học, bậc học, thi cán bộ quản lý giỏi cấp tỉnh đều được duy trì đều đặn, tạo ra phong trào thi đua sôi nổi trong các đơn vị trường học, động viên khuyến khích các nhân tố mới, nâng cao hiệu quả cho công tác giáo dục. Sự công khai minh bạch trong thực hiện chế độ chính sách đã làm cho các thầy cô giáo và người lao động trong ngành giáo dục yêu nghề hơn, thiết tha hơn với sự nghiệp giáo dục đào tạo, phát huy được năng lực của đội ngũ giáo viên có tâm huyết. Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý có ý thức chính trị và phẩm chất đạo đức, giữ gìn nhân cách, sống gương mẫu, lành mạnh, trong sáng, tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ. Đội ngũ cán bộ quản lý đã tham mưu, đề xuất tích cực và có hiệu quả cho các cấp ủy Đảng, Chính quyền trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội ở địa phương.

Năm là, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học không ngừng được củng cố và tăng cường, việc kiên cố hóa trường, lớp học được đẩy mạnh, hệ thống trường chuẩn quốc gia ngày một tăng

Với mục tiêu xây dựng trường, lớp học theo hướng, chuẩn hóa, hiện đại hóa, Đảng bộ tỉnh Hòa Bình tích cực chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học, phòng học bộ môn, nhà công vụ cho giáo viên thực hiện kiên cố hóa trường học, lớp học, xây dựng trường chuẩn Quốc gia thu hút các

nguồn lực cho xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp học thiết bị giáo dục bằng những chính sách hợp lý và có quy hoạch rõ ràng. Ủy ban nhân dân tỉnh đã có văn bản chỉ đạo về việc huy động sự đóng góp của nhân dân tham gia xây dựng trường học. Cơ sở vật chất giáo dục tiếp tục được cải thiện nhờ Chương trình kiên cố hóa trường lớp học của Chính phủ và phong trào xã hội hóa giáo dục, đặc biệt là khối các trường phổ thông dân tộc nội trú theo hướng chuẩn hóa (có đủ nhà học, phòng bộ môn, ký túc xá, nhà đa năng…) nhằm phát triển giáo dục dân tộc và thúc đẩy chất lượng giáo dục trong tỉnh. Năm 2010, toàn tỉnh có 8.488 phòng học, trong đó có 5.532 phòng học kiên cố chiếm 65,17%; 1988 phòng bán kiên cố chiếm 23,42%; 968 phòng tạm, phòng khác chiếm 11,41%. Ngoài ra, có 1.172 phòng ở giáo viên; 476 phòng thư viện; 394 phòng thí nghiệm và phòng học bộ môn. Phong trào xây dựng trường chuẩn quốc gia ở tất cả các cấp học phát triển mạnh mẽ, năm 2010, toàn tỉnh có 110 trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh hòa bình lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông từ năm 2000 đến năm 2010 (Trang 83 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)