Một số kinh nghiệm chủ yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh hòa bình lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông từ năm 2000 đến năm 2010 (Trang 98 - 149)

Chương 3 : NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM

3.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu

Từ thực tế phát triển giáo dục phổ thông ở Hòa Bình (2000 - 2010) dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, có thể rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu sau:

3.2.1. Thường xuyên nắm vững, vận dụng đúng đắn, sáng tạo quan điểm đổi mới của Đảng về giáo dục và đào tạo vào thực tiễn ở Hòa Bình

Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục và đào tạo là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Vì vậy, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục và đào tạo chính là căn cứ khoa học, cơ sở pháp lý để Đảng bộ các tỉnh quán triệt, vận dụng để đề ra chủ trương, chính sách phát triển giáo dục và đào tạo tại từng địa phương. Tuy nhiên, đường lối, chủ trương của Trung ương là chung cho cả nước, mỗi địa phương lại có những đặc điểm riêng, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội không hoàn toàn giống nhau. Vì thế, quán triệt chủ trương, chính sách của Trung ương nhưng không rập khuôn máy móc mà phải hết sức sáng tạo để có chủ trương, biện pháp lãnh đạo phù hợp với điều kiện riêng là nguyên tắc lãnh đạo, nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng của các đảng bộ để thúc đẩy sự nghiệp giáo dục và đào tạo của địa phương phát triển.

Bước vào công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Đảng đã có nhiều quan điểm mới về giáo dục và đào tạo nhằm thúc đẩy sự phát triển nền giáo dục Việt Nam được đề ra qua các kỳ Đại hội Đảng và Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương, trong đó quán triệt quan điểm coi “giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu”, “là động lực trực tiếp của sự phát triển”, gắn sự phát

triển giáo dục - đào tạo với sự phát triển kinh tế - xã hội, phát triển giáo dục theo hướng “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

“Đảng lãnh đạo, Nhà nước thực hiện, nhân dân cùng làm” là phương châm quan trọng trong sự phát triển của giáo dục phổ thông. Trên cơ sở đó, các cấp, ngành phải xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của mình để thực hiện có hiệu quả các đường lối, chính sách đã đề ra. Đảng bộ tỉnh, các cấp ủy, chi bộ trong từng đơn vị phải thực sự là hạt nhân lãnh đạo, tổ chức đề ra đường lối chính sách phát triển giáo dục phổ thông trên cơ sở quán triệt các Nghị quyết của Trung ương và vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào địa phương. Chi bộ trường học là tổ chức lãnh đạo trực tiếp, toàn diện mọi hoạt động của nhà trường theo đúng đường lối chính sách của Đảng. Ngành Giáo dục đào tạo

thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, tổ chức chỉ đạo thực hiện các chính sách, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản để thể chế hóa các chủ trương, chính sách. Nhân dân có trách nhiệm cùng Đảng, chính quyền góp phần vào sự nghiệp phát triển giáo dục. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các đoàn thể, tổ chức xã hội nhằm huy động các lực lượng xã hội trực tiếp tham gia và hỗ trợ các hoạt động giáo dục, tạo được sự đồng thuận

trong xã hội, sự ủng hộ của các cấp, các ngành, của địa phương, trong đó sự

chủ động của ngành Giáo dục và đào tạo về thông tin cho xã hội, tham mưu

cho cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương và tổ chức thực hiện là hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định.

Tuy nhiên, để hình thành được các chủ trương, chính sách của mình, Đảng bộ tỉnh Hòa Bình phải không ngừng bám sát thực tiễn cụ thể của tỉnh, nắm vững những điều kiện thuận lợi, thời cơ, tiềm năng và những khó khăn, thách thức, hạn chế của từng vùng miền, bám sát cơ sở một cách có kế hoạch, sẵn sàng lắng nghe các khó khăn, yếu kém của cơ sở, có ý thức tìm tòi, phát

hiện và nhân rộng mô hình tốt, giải quyết kịp thời và dứt điểm những vướng mắc, phát sinh từ đó xác định và thực hiện nhất quán quan điểm coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục và đào tạo gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội, nhằm tập hợp trí tuệ của toàn Đảng bộ, từng đảng viên, của mọi tầng lớp nhân dân để phát triển sự nghiệp giáo dục. Đây cũng là bài học của việc kết hợp hài hòa giữ lý luận và thực tiễn để tạo bước đột phá và thành công.

3.2.2. Tăng cường, giữ vững sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình trong phát triển giáo dục phổ thông; thường xuyên quan tâm, chú trọng đến công tác giáo dục đạo đức – tư tưởng, chính trị trong nhà trường

Sự nghiệp đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam hơn tám thập kỷ qua dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã khẳng định: Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng. Đối với sự nghiệp giáo dục phổ thông cũng vậy, trong nhiều nghị quyết của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương bốn khóa VII (1991) và Nghị quyết Trung ương hai khóa VIII (1996) đã nhấn mạnh: Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển của sự nghiệp giáo dục đào tạo nói chung, giáo dục phổ thông nói riêng.

Quán triệt nguyên tắc Đảng lãnh đạo, nâng cao vai trò tiên phong của Đảng trong công tác lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông được Đảng bộ tỉnh đặt lên hàng đầu, trong đó tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống cho cán bộ, đảng viên và đội ngũ nhà giáo, chỉ đạo các chi bộ trực thuộc triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục sát với thực tế địa phương; coi trọng công tác kiểm tra, giám sát, sơ, tổng kết để rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, sự điều hành của chính quyền. Trong quá trình triển khai nhiệm vụ chính trị, Đảng bộ lấy cán bộ Đảng viên làm lực lượng nòng cốt trên các mặt hoạt động

công tác. Đặc biệt, các cấp ủy Đảng trong các nhà trường đã nêu cao vai trò chức năng trong việc triển khai, quán triệt các Nghị quyết của Đảng, của Đảng bộ đến mọi cán bộ đảng viên, giáo viên. Đảng bộ, chính quyền, các đoàn thể chấp hành nghiêm cơ chế phối hợp trên các mặt hoạt động trong phạm vi quản lý. Tỉnh ủy chỉ đạo Đảng bộ ngành giáo dục thực hiện các chương trình, đề án phát triển giáo dục phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như: Đề án xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, các đề án về phổ cập giáo dục, đề án về xây dựng trường chuẩn quốc gia… Việc tổ chức triển khai hiệu quả các chương trình, đề án giáo dục đã góp phần quan trọng vào sự phát triển giáo dục trên cả 3 mặt: quy mô, chất lượng, hiệu quả. Quy mô và mạng lưới trường, lớp được củng cố, sắp xếp phù hợp với định hướng phát triển sự nghiệp giáo dục phổ thông. Chất lượng giáo dục các cấp học từng bước ổn định và nâng lên.

Để tạo nên động lực thực sự cho phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thì chất lượng và hiệu quả giáo dục phải được đặt lên hàng đầu. Chất lượng giáo dục ở các cấp học, cả đại trà và mũi nhọn phải được đảm bảo ổn định vững chắc và nâng cao hơn. Tuy nhiên, chất lượng và hiệu quả giáo dục không có nghĩa là chạy theo bệnh thành tích. Bởi vì, trong yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay thì chỉ có thực lực mới là yếu tố cơ bản để phát triển bền vững. Từ thực tiễn cuộc vận động “Nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục” đã để lại cho các cấp lãnh đạo Đảng bộ Hòa Bình nhiều bài học kinh nghiệm quý báu để phát triển giáo dục phổ thông của tỉnh đáp ứng với yêu cầu mới.

Bên cạnh đó, để phát triển con người toàn diện, “vừa hồng vừa chuyên”, Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đã đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức – chính trị tư tưởng trong nhà trường, coi đó là trách nhiệm to lớn của sự nghiệp

trồng người. Thực tiễn giáo dục phổ thông của tỉnh Hòa Bình cho thấy công tác giáo dục đạo đức, tư tưởng chính trị đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, làm sao để yêu cầu “dạy chữ” phải đi đôi với “dạy người”, dạy và học để làm người có đức có tài. Do đó, giáo dục đạo đức – tư tưởng, chính trị là điều kiện cơ bản để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng.

Để có được thành tựu trong phát triển giáo dục phổ thông từ năm 2000 đến năm 2010, nhân tố đầu tiên là Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đã làm tròn chức năng, nhiệm vụ là hạt nhân lãnh đạo vận dụng phát triển đường lối chính sách của Đảng trong sự nghiệp giáo dục tỉnh Hòa Bình. Để tiếp tục tăng cường, giữ vững sự lãnh đạo của Đảng trong phát triển giáo dục và đào tạo, Đảng bộ tỉnh Hòa Bình cần quán triệt tốt một số giải pháp sau:

Một là, ngành Giáo dục Hòa Bình tiếp tục tham mưu với Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh đề ra các Nghị quyết, chuyên đề về phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo.

Hai là, các Chi bộ Đảng trong các trường học tổ chức cho đảng viên, cán bộ, giáo viên, học sinh quán triệt tốt các Nghị quyết của Đảng. Kiện toàn bộ máy quản lý giáo dục và đào tạo, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các chủ trương về giáo dục và đào tạo, đặc biệt là công tác chính trị, tư tưởng và việc xây dựng nền nếp, kỷ cương trong các trường học.

Ba là, tăng cường xây dựng và củng cố tổ chức Đảng trong các cơ sở giáo dục, cụ thể là các trường tiểu học, trung học để thực sự trở thành hạt nhân lãnh đạo trong các trường học. Tích cực phát triển đảng viên trong các trường học, trước hết là đội ngũ giáo viên và học sinh trung học phổ thông, không ngừng nâng cao tỷ lệ đảng viên trong đội ngũ giáo viên.

3.2.3. Thường xuyên chăm lo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao nhận thức và trách nhiệm cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, tạo động lực cho người dạy, người học, nâng cao chất lượng dạy và học

Phát triển giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, trong đó đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là lực lượng nòng cốt, có vai trò quyết định trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: Có gì vẻ vang hơn là nghề đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản? Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những những anh hùng vô danh. Người khẳng định: Nhiệm vụ giáo dục rất quan trọng và vẻ vang, vì nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục. Bước sang thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vai trò của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý lại càng có tính chất quyết định hơn bao giờ hết. Họ chính là lực lượng chủ chốt thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo, là người xây dựng thế giới quan, nhân sinh quan tiến bộ, trang bị cho người học tri thức và phương pháp tư duy khoa học, khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trong sự nghiệp đổi mới, nhu cầu học tập, nâng cao kiến thức của học sinh ngày càng cao, do vậy yêu cầu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên cũng được đặt ra cấp thiết. Nghị quyết Trung ương hai khóa VIII (1996) của Đảng đã khẳng định: “Giáo viên là nhân tố quyết định đến chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh [25, tr.27], do đó phải “xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, đảm bảo đủ số lượng, cơ cấu cân đối, đạt chuẩn đáp ứng yêu cầu thời kỳ

mới” [88, tr.214]. Trên cơ sở đó, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách động viên và phát huy vai trò của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục góp phần vào sự tiến bộ của sự nghiệp giáo dục Việt Nam.

Muốn đưa giáo dục phổ thông của tỉnh phát triển tương xứng với sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa phải có đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục mạnh về tư tưởng, chính trị, yêu nghề, mến trẻ, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Trên cơ sở các quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đã luôn quan tâm xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục theo hướng đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hóa và từng bước nâng chuẩn đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục. Quán triệt và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX và Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 1/1/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, trong quá trình thực hiện Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đã chú trọng cả ba mặt: Đánh giá và sắp xếp, đào tạo và bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ. Ngành giáo dục và đào tạo đã tham mưu với Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh có những chính sách về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục. Hàng năm tiến hành đánh giá, phân loại, rà soát, bố trí, sắp xếp, bổ nhiệm, luân chuyển giáo viên và cán bộ quản lý phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ; đẩy mạnh công tác phát triển Đảng trong các đơn vị trường học; ban hành chính sách đào tạo bồi dưỡng, thu hút và sử dụng nhân tài, chính sách hỗ trợ cho giáo viên… Nhờ đó đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục trong toàn tỉnh ngày càng trưởng thành và lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp phát triển giáo dục phổ thông. Đây là

những kinh nghiệm quan trọng để Đảng bộ tỉnh Hòa Bình tiếp tục xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý trong những năm tiếp theo.

Tuy vậy, qua thực tiễn giáo dục và giảng dạy ở các nhà trường, trước yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học trong thời kỳ mới, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục Hòa Bình vẫn còn có một số hạn chế nhất định, đó là: Một bộ phận giáo viên, cán bộ quản lý chưa toàn tâm với sự nghiệp trồng người, chưa chịu khó học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, do đó năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm còn hạn chế... Trong khi nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền địa phương, một số ban ngành về giáo dục và đào tạo chưa đầy đủ, một số chủ trương, chính sách của tỉnh còn bất cập, chưa đủ sức động viên khuyến khích đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và toàn xã hội phấn đấu cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh. Vì vậy, để tiếp tục xây dựng đội ngũ giáo viên, cán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh hòa bình lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông từ năm 2000 đến năm 2010 (Trang 98 - 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)