Tạp chí chuyên ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông tin tư vấn, chỉ dẫn trên tạp chí chuyên ngành (khảo sát ba tạp chí bảo hiểm xã hội, lao động xã hội và bảo hộ lao động từ năm 2010 đến 2013) (Trang 28)

1.2.1. Khái niệm tạp chí chuyên ngành

Theo Từ điển Bách khoa toàn thư, tạp chí chuyên ngành là một ấn phẩm định kỳ (có thể xuất bản theo tuần, tháng, quý hoặc 6 tháng) nhằm thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về một

lĩnh vực ngành; hướng dẫn, chỉ đạo công tác quản lý nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong ngành; công bố các nghiên cứu khoa học, phổ biến các kinh nghiệm tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật trong và ngoài nước… về lĩnh vực ngành đó. Hầu hết các tạp chí chuyên ngành đều mang tính chuyên biệt cao, hướng tới một nhóm độc giả nhất định, song cũng có một số tạp chí chuyên ngành có phạm vi phủ sóng rộng khắp và có đối tượng bạn đọc đông đảo do phạm vi bao trùm của hệ thống chính sách mà ngành đó quản lý, tổ chức thực hiện cũng như mức độ ảnh hưởng của ngành đó đến đời sống xã hội.

Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam Online đưa ra định nghĩa, tạp chí chuyên ngành là xuất bản phẩm định kỳ đăng tải kết quả hoạt động và nghiên cứu khoa học của một ngành, giới thiệu các kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực ngành đó. Mỗi tạp chí chuyên ngành do một cơ quan chủ quản, có thể là cơ quan nhà nước hay tổ chức chính trị, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, có Tổng biên tập và có thể có Chủ nhiệm, Hội đồng biên tập.

Như vậy, tạp chí chuyên ngành là phương tiện truyền thông mang tính học thuật. Mục tiêu chính của nó là chuyên chở thông tin chuyên biệt đến giới nghiên cứu khoa học, góp phần xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về ngành, lĩnh vực; hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ đối với đội ngũ cán bộ làm nghiệp vụ trong ngành và phổ biến chính sách đến các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh, quản lý của ngành đó. Tạp chí chuyên ngành còn là diễn đàn để những người làm nghiệp vụ và giới nghiên cứu về ngành trao đổi và học hỏi nhau.

1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của tạp chí chuyên ngành:

Trước hết, cần khẳng định rằng, tạp chí chuyên ngành cũng như báo in và các loại hình tạp chí khác ở Việt Nam ngày nay đều là phương tiện truyền

thông trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước. Tạp chí chuyên ngành cũng có nhiệm vụ truyền đạt, phổ biến sâu rộng đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến với quần chúng nhân dân, động viên, hướng dẫn và tổ chức quần chúng thực hiện có hiệu quả đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật đó; đấu tranh trên mặt trận ngôn luận chống mọi luận điệu, âm mưu và hành động phá hoại sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta; phản ánh trung thực nguyện vọng và kinh nghiệm của quần chúng.

Ngoài ra, tạp chí chuyên ngành có những chức năng riêng biệt như sau: - Tạp chí chú trọng truyền bá kiến thức lý luận cần thiết cho cán bộ lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành, các giới, các địa phương, giúp họ nắm chắc đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước để dựa vào đó động viên, tổ chức, hướng dẫn quần chúng thực hiện.

- Trang bị kiến thức học thuật mới, củng cố, mở rộng và nâng cao kiến thức khoa học để vận dụng ngày càng tốt hơn vào các hoạt động và nghiên cứu nhằm phục vụ đắc lực cho việc xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước và tổ chức thực hiện trong thực tiễn.

Như vậy, có thể thấy trong khi cố gắng thực hiện các chức năng chung của báo chí, tạp chí chuyên ngành còn phải coi trọng chức năng xây dựng và tuyên truyền lý luận, dự báo khoa học. Do đó, loại thông tin có ý nghĩa quan trọng bậc nhất của các loại tạp chí, đặc biệt là tạp chí chuyên ngành, chính là thông tin lý luận, thông tin khoa học về ngành, lĩnh vực.

Vì những đặc điểm và chức năng riêng biệt đó nên hiệu quả của tạp chí chuyên ngành không nhất thiết phải tính bằng số lượng độc giả. Sự hấp dẫn của tạp chí chuyên ngành chủ yếu ở lượng thông tin và giá trị khoa học của nó, chứ không phải bằng lời văn hấp dẫn, bóng bẩy.

Nhiệm vụ của tạp chí chuyên ngành tùy thuộc vào nhiệm vụ chính trị của ngành, cơ quan và lĩnh vực hoạt động xã hội mà tạp chí đó tham gia. Nhưng về cơ bản, không thể không chú ý đến những nhiệm vụ cốt lõi sau:

- Nghiên cứu lý luận, nghiên cứu khoa học, phổ cập tri thức và tổng kết thực tiễn; khảo sát và phản ánh thực tế, giúp làm sáng tỏ lĩnh vực và phương hướng của tạp chí đã xác định.

- Hướng dẫn tư tưởng, chủ trương, nghiệp vụ thông tin bao gồm thông tin khoa học trong nước, nước ngoài và những hoạt động lĩnh vực, ngành.

- Góp phần xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về ngành, lĩnh vực.

Cho dù thuộc lĩnh vực nào và có những nhiệm vụ cụ thể ra sao thì tờ tạp chí chuyên ngành – dẫu ở bất cứ đâu và trong hoàn cảnh nào – cũng luôn là cơ quan ngôn luận, thông tin lý luận, nghiệp vụ của Đảng và Nhà nước trên mặt trận tư tưởng và công tác tổ chức, là “người chiến sĩ” trong “đội quân xung kích của Đảng trên mặt trận tư tưởng”.

1.2.3 Đặc trưng của tạp chí chuyên ngành:

Tạp chí chuyên ngành là loại hình ấn phẩm có nhiều điểm khác biệt so với các loại hình xuất bản – báo chí khác như sách, báo, tạp chí giải trí phổ thông… Bản chất học thuật của tạp chí chuyên ngành tạo cho nó có một số điểm đặc trưng riêng biệt, bao gồm các yếu tố cơ bản sau:

-Tạp chí chuyên ngành có tính chuyên biệt hóa cao: Có thể thấy rằng tính chuyên biệt hóa của tạp chí nói chung và tạp chí chuyên ngành nói riêng đã thể hiện rõ ngay trong nội hàm khái niệm tạp chí.

Từ điển Bách khoa Séc, Praha, 1989 đưa ra khái niệm: Tạp chí là loại ấn phẩm xuất bản thường kỳ (hằng tuần, hằng tháng, hằng quý…) bao gồm tin tức và các bài báo về các lĩnh vực : chính trị, kinh tế, thi đấu thể thao, y tế… Có nhiều

loại hình tạp chí khác nhau đươc phân biệt qua nội dung như: Tạp chí khoa học, tạp chí chuyên ngành, tạp chí văn hóa, văn nghệ, giải trí… [28, tr.3216]

Ở Việt Nam, ngoài xuất bản phẩm được định danh là tạp chí còn có nhiều dạng bằng những tên gọi khác nhau: nội san, tập san, nguyệt san, bán nguyệt san… và được gọi chung là tạp chí. Do tính chất, quy mô, nhiệm vụ của tạp chí Việt Nam cho nên nó có những đặc điểm riêng khác với tạp chí ở các nước phát triển. Tạp chí Việt Nam nặng về tính lý luận và khoa học dẫn tới các khái niệm cũng dựa trên các yếu tố cấu thành và mục tiêu hoạt động. Hội Nhà báo Việt Nam đưa ra quan điểm: Tạp chí trên thực tế là một tờ báo viết nhưng nó khác với báo ở chỗ: tạp chí là cơ quan lý luận học thuật khoa học của một tổ chức, một đoàn thể nào đó, chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu, hướng dẫn trao đổi nghiệp vụ khoa học về một lĩnh vực nào đó thuộc phạm vi ngành mình, địa phương mình. Định kỳ phát hành của tạp chí thường dài hơn định kỳ phát hành của báo. [18, tr.219]

Trong cuốn Tổ chức và hoạt động Tòa soạn của PGS, TS Đinh Văn Hường có viết: Trước đây tạp chí như một cuốn nhật ký ghi chép các sự kiện của tòa án, chính phủ. Ngày nay, tạp chí thường là cơ quan lý luận, học thuật chuyên sâu về lĩnh vực nào đó nhằm phục vụ người trong ngành. Tính định kỳ của tạp chí dài (tháng, quý…). Dung lượng của tạp chí lớn để truyền tải được tác phẩm lớn. Tạp chí thường có hai loại: tạp chí mang tính tuyên truyền, phổ biến và tạp chí chuyên ngành. [15, tr.121]

Sau đổi mới, dòng tạp chí Việt Nam còn mở rộng ra nhiều lĩnh vực, phục vụ nhiều nhu cầu khác của bạn đọc. Cho nên bản thân nội hàm của tạp chí vẫn chưa thực sự được nêu ra đầy đủ.

Tuy nhiên tất cả các khái niệm trên đều có một điểm chung, đó là tạp chí tự bản thân nó mặc nhiên được chuyên biệt hóa, có thể theo nội dung, lĩnh

vực chuyên sâu; hoặc theo đối tượng công chúng hướng đến (tuổi tác, giới tính, thành phần xã hội)… Và như vậy, với tạp chí chuyên ngành, tính chuyên biệt của nó được khu biệt ở nội dung thông tin tập trung vào một ngành, lĩnh vực nhất định.

- Tính chuyên biệt của tạp chí chuyên ngành thể hiện trong hình thức và nội dung

Về khổ tạp chí: Theo xu hướng hiện đại, khổ các tạp chí dần càng nhỏ đi. Tuy nhiên các tạp chí càng quan tâm chủ yếu đến tính logic của nội dung và chức năng, nhiệm vụ riêng biệt của mình nên chúng thường được thiết kế linh hoạt. Đặc điểm này đặc biệt rõ với loại tạp chí chuyên ngành để phù hợp với nhu cầu tra cứu thông tin của độc giả và có thể lưu trữ lâu dài cũng như hết sức tiện lợi khi mang theo người.

Về trang bìa: Trang bìa cũng là một đặc điểm đáng chú ý của loại hình tạp chí chuyên ngành. Cũng như tạp chí nói chung, trang bìa được thiết kế ôm trọn cả tờ tạp chí, nghĩa là có 04 mặt được coi là 04 trang bìa. Trang bìa 01 là trang chính nhằm thể hiện diện mạo, tính cách của tờ tạp chí. 03 trang còn lại thường dùng để đăng tải quảng cáo và với các tạp chí chuyên ngành, trang bìa 02 và bìa 04 thường dùng để đăng tải các thông điệp về ngành, lĩnh vực mà nó chịu trách nhiệm tuyên truyền. Chính vì vậy các tạp chí chuyên ngành rất chỉn chu đầu tư cho trang bìa của mình bởi đây chính là những thứ tác động trực quan đầu tiên qua đó độc giả đánh giá được phong cách cũng như nội dung bên trong.

Về ngôn ngữ: Vì là một ấn phẩm tạp chí chuyên biệt, phục vụ nhóm đối tượng chuyên biệt nên ngôn ngữ mà tạp chí chuyên ngành sử dụng cũng mang tính chuyên biệt, đáp ứng nhu cầu, phù hợp với đối tượng độc giả hướng tới.

Về hệ thống các chuyên mục: hệ thống chuyên mục trên các tạp chí nói chung và các tạp chí chuyên ngành nói riêng đều đặc biệt quan trọng. Do tính

chất chuyên sâu, chuyên ngành và đặc trưng chức năng, nhiệm vụ của loại hình đòi hỏi tạp chí chuyên ngành phải có một hệ thống chuyên mục mang định hướng tốt. Hệ thống chuyên mục này sẽ là khung xương, rường cột cho toàn bộ hoạt động nội dung của tạp chí. Thông thường, mỗi chuyên mục đảm nhiệm một đề tài, nội dung nhất định, thể hiện các góc nhìn của sự kiện, hiện tượng xã hội. Các chuyên mục hấp dẫn bởi nó có tính thời sự và tính chiến đấu cao, và có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên phong cách riêng cho tờ báo trong dòng tạp chí chuyên ngành.

Một ưu điểm khác nữa là hệ thống chuyên mục tạo cho độc giả dễ tiếp cận và có cái nhìn sâu sắc hơn về một vấn đề, một sự kiện nào đó để có nhận thức và hành vi đúng, phù hợp.

Đối với dòng tạp chí chuyên ngành, các chuyên mục thường tạo thành một hệ thống chuyên mục, tập hợp hàng loạt bài viết với khả năng bàn luận, lý giải, giới thiệu và quảng bá về một vấn đề hoặc nhiều vấn đề có mối liên hệ với nhau nhằm tìm hiểu sâu hơn, rõ hơn về vấn đề công chúng quan tâm.

1.3 Thông tin tƣ vấn, chỉ dẫn trên tạp chí chuyên ngành

1.3.1 Khái niệm thông tin, thông tin báo chí

Trong lịch sử tồn tại và phát triển của mình, con người thường xuyên cần đến thông tin. Ngày nay, với sự bùng nổ thông tin, thông tin càng trở thành một trong những nhu cầu sống còn của con người và khái niệm thông tin đang trở thành khái niệm cơ bản, chung của nhiều khoa học.

Khái niệm thông tin (information) được sử dụng thường ngày. Con người có nhu cầu đọc báo, nghe đài, xem TV, đi tham quan, du lịch, tham khảo ý kiến người khác… để nhận được thông tin mới. Thông tin mang lại cho con người sự hiểu biết, nhận thức tốt hơn về những đối tượng trong đời sống xã hội, trong

thiên nhiên… giúp cho họ thực hiện hợp lý công việc cần làm để đạt tới mục đích một cách tốt nhất.

“Thông tin là một khái niệm trừu tượng, tồn tại khách quan, có thể nhớ trong đối tượng, biến đổi trong đối tượng và áp dụng để điều khiển đối tượng. Thông tin làm tăng thêm hiểu biết của con người, là nguồn gốc của nhận thức. Thông tin về một đối tượng chính là một dữ kiện về đối tượng đó, chúng giúp ta nhận biết và hiểu được đối tượng” [26, tr.32].

Thông tin là một hiện tượng vốn có của thế giới vật chất. Nhưng không phải ngay từ đầu thông tin đã được con người nhận thức ở cấp độ khái niệm. Lần đầu tiên thông tin được con người chú ý nghiên cứu về mặt ý nghĩa xã hội của nó và được đề cập đến trong lý thuyết báo chí vào những năm 20 – 30 của thế kỷ XX. Theo cách hiểu kinh điển thì thông tin chính là những cái mới, khác với điều đã biết. Kế thừa tư tưởng trên, khái niệm thông tin đi vào khoa học hiện đại. Và thông tin đã trở thành đối tượng nghiên cứu chủ yếu, trực tiếp của điều khiển học, của lý thuyết thông tin và tin học. Từ đó có rất nhiều định nghĩa về thông tin. Nhìn chung, những định nghĩa đó đều cố gắng tiếp cận với bản chất của thông tin nhưng chỉ từ những góc độ, phương diện nhất định nào đó của nó.

Nhưng để tiếp cận với bản chất chung nhất của thông tin - hiện tượng vốn có của thế giới vật chất, đó là sự khái quát của triết học. Nhờ lý thuyết phản ánh của Lênin cùng với sự phát triển của khoa học hiện đại, đặc biệt là lý thuyết thông tin, điều khiển học và tin học, chúng ta đã tiếp cận được với bản chất của thông tin, đó là “cái đa dạng được phản ánh”. Như vậy, thông tin gắn liền với phản ánh, thông tin không phải là phản ánh nhưng cũng không nằm ngoài phản ánh. “Tiếp cận khái niệm thông tin, vì vậy, không thể không bắt đầu từ phạm trù “phản ánh” của triết học. Có nghĩa là con người sẽ không nhận thức được bản chất của thông tin nếu thông tin là một mặt của phản ánh và phản ánh của vật chất chính là phản ánh thông tin. Thuật ngữ do R. Esbi nêu

lên “truyền cái đa dạng” được giải thích cụ thể hơn trên cơ sở phạm trù phản ánh. Đồng thời, chính khái niệm thông tin đã làm sâu sắc thêm phạm trù phản ánh trong triết học” [12].

Tóm lại, trong thời đại thông tin hiện nay, để có thể làm chủ được thông tin, khai thác và sử dụng nó một cách có hiệu quả, chúng ta phải chú ý không chỉ nội dung, tính chất, đặc điểm của mỗi thông tin cụ thể mà còn phải thấy được đằng sau cái cụ thể là cái bản chất chung nhất của thông tin, đó là “cái đa dạng được phản ánh”. Nắm vững mặt bản thể luận và mặt nhận thức luận của khái niệm thông tin sẽ cho chúng ta phương pháp luận chung nhất để tiếp cận và xử lý thông tin. Khi tiếp nhận được thông tin, con người thường phải xử lý nó để tạo ra những thông tin mới, có ích hơn, từ đó có những phản ứng nhất định.

Trong lịch sử báo chí, lần đầu tiên thông tin được con người chú ý nghiên cứu về mặt ý nghĩa xã hội của nó và được đề cập đến trong lý thuyết báo chí vào những năm 20 – 30 của thế kỷ XX. Theo cách hiểu kinh điển thì“Thông tin chính là những cái mới khác với những điều đã biết”. Theo tác giả E.P.Prôkhôrốp viết trong cuốn“Cơ sở lý luận của báo chí” ấn hành năm 2001:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông tin tư vấn, chỉ dẫn trên tạp chí chuyên ngành (khảo sát ba tạp chí bảo hiểm xã hội, lao động xã hội và bảo hộ lao động từ năm 2010 đến 2013) (Trang 28)