3.5.1 Đối với Ban Tuyên giáo Trung ương
Tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, định hướng chính trị, tư tưởng đối với hoạt động của các tạp chí chuyên ngành. Thời gian qua, Ban Tuyên giáo Trung ương đã bám sát hoạt động của các cơ quan báo chí trong cả nước và có những định hướng, chỉ đạo hết sức kịp thời thông qua việc tổ chức giao ban báo chí hàng tuần. Tuy nhiên, với khu vực các tạp chí chuyên ngành, công tác định hướng, chỉ đạo tuyên truyền của Ban Tuyên giáo Trung ương còn chưa thật sự rõ nét. Hầu hết các tạp chí chuyên ngành không được mời dự giao ban báo chí hàng tuần. Trong Báo cáo tổng kết công tác báo chí hàng tuần, do Vụ Báo chí Xuất bản, Ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn, gửi Tổng Biên tập các cơ quan báo chí hàng tháng, đánh giá về nội dung thông tin của các tạp chí chuyên ngành còn mờ nhạt, định hướng, chỉ đạo của các cơ quan lãnh đạo, quản lý báo chí đối với khu vực tạp chí nói chung và tạp chí chuyên ngành còn chưa rõ nét.
Nâng cao hơn nữa trách nhiệm quản lý nhà nước về báo chí đối với tạp chí chuyên ngành theo quy định tại Điều 17, Luật Báo chí:
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống tạp chí chuyên ngành;
- Trong quá trình ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về báo chí, xây dựng chế độ, chính sách về báo chí, cần có sự quan tâm đến tính đặc thù của hệ thống tạp chí chuyên ngành để có cơ chế, chính sách riêng, phù hợp với đặc thù hoạt động của tạp chí chuyên ngành.
- Trong kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ báo chí, cần chú trọng hơn đến việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên tạp chí chuyên ngành.
- Trong quá trình tổ chức, chỉ đạo công tác khen thưởng trong hoạt động báo chí, cần quan tâm hơn nữa đến công tác khen thưởng với các tạp chí chuyên ngành, động viên các tạp chí chuyên ngành hoàn thành tốt nhiệm vụ.
3.5.3Đối với Hội Nhà báo Việt Nam
- Tăng cường phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan chủ quản báo chí trong việc đào tạo, bồi dưỡng cho hội viên - nhà báo nói chung và hội viên – nhà báo tại các tạp chí chuyên ngành nói riêng, về kiến thức pháp luật, về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và nghiệp vụ báo chí cũng như trong việc củng cố tổ chức, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của các cấp Hội Nhà báo, trong đó có các Chi hội nhà báo tại các tạp chí chuyên ngành. Tạo điều kiện để các tạp chí chuyên ngành mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về báo chí với các tạp chí chuyên ngành có uy tín trong khu vực và trên thế giới. Thời gian qua, Hội Nhà báo Việt Nam đã có tổ chức một số hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ hết sức bổ ích như: bồi dưỡng nghiệp vụ đối với biên tập viên tạp chí; cách trình bày một tờ tạp chí; sử dụng ảnh báo
chí trên tạp chí chuyên ngành… tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên các tạp chí chuyên ngành.
- Bên cạnh việc tiếp tục nâng cao chất lượng giải báo chí quốc gia hàng năm, cần có cơ cấu giải thưởng hợp lý hơn cho các loại hình báo chí. Trên thực tế qua 09 lần Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức giải báo chí quốc gia, trong cơ cấu giải thưởng hầu như vắng bóng các tạp chí chuyên ngành.
3.5.4 Đối với cơ quan chủ quản 03 tờ tạp chí khảo sát
- Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, BHXH Việt Nam và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, thường xuyên của ban cán sự Đảng, Đảng đoàn và lãnh đạo cơ quan chủ quản đối với hoạt động của các tạp chí chuyên ngành; coi trọng việc xây dựng tổ chức đảng trong cơ quan báo chí vững mạnh về mọi mặt, đề cao vai trò, trách nhiệm đảng viên của người làm báo, nhất là những người giữ cương vị lãnh đạo, quản lý trong cơ quan báo chí; đồng thời nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và định hướng hoạt động theo đúng tôn chỉ, mục đích của tạp chí chuyên ngành, và chức năng, nhiệm vụ của người làm báo. Điều đó bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng và lãnh đạo cơ quan chủ quản thông qua các chủ trương, định hướng, nhưng không dùng mệnh lệnh áp đặt hoặc “cầm tay chỉ việc” đối với các tạp chí chuyên ngành.
- Cơ quan chủ quản cần phân công cán bộ lãnh đạo am hiểu Luật Báo chí và các quy định pháp lý về cơ quan báo chí và nghề làm báo trực tiếp phụ trách công tác báo chí để chỉ đạo, quản lý toàn diện mọi hoạt động và thông tin trên báo chí thuộc quyền nói chung và tạp chí chuyên ngành nói riêng. Đồng thời bổ nhiệm những người có phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và am hiểu báo chí để giữ các vị trí lãnh đạo, quản lý trong cơ quan báo chí thuộc quyền. Kiên quyết không bổ nhiệm, luân chuyển những người chưa được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ báo chí; chưa thực sự
làm báo và qua công tác lãnh đạo, quản lý báo chí tham gia lãnh đạo tạp chí chuyên ngành.
- Xây dựng quy chế chỉ đạo, quản lý cơ quan báo chí phù hợp với đặc điểm, tính chất của cơ quan, tổ chức và phù hợp với đặc thù hoạt động của các tạp chí chuyên ngành; quy định chế độ kiểm tra hoạt động của cơ quan báo chí nói chung, tạp chí chuyên ngành nói riêng và thường xuyên tiến hành kiểm tra, giám sát các hoạt động báo chí một cách chặt chẽ và linh hoạt.
- Xây dựng kế hoạch phát hành các tạp chí chuyên ngành đến đội ngũ cán bộ nghiệp vụ ngành, coi đây là một cẩm nang đối với mỗi cán bộ nghiệp vụ trong toàn hệ thống.
- Có sự chỉ đạo đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc bộ, ngành và các đối tác tham gia thực hiện các chuyên trang, chuyên đề, quảng cáo trên tạp chí chuyên ngành, góp phần làm phong phú thêm nội dung phản ánh của tạp chí chuyên ngành, đồng thời tạo nguồn thu để các tạp chí chuyên ngành hoạt động hiệu quả.
3.5.5 Đối với các cơ sở đào tạo báo chí, truyền thông
- Các chương trình đào tạo báo chí ở nước ta hiện nay, vị trí, vai trò của môn học về tạp chí còn mờ nhạt; giáo trình, giáo án về tạp chí còn hết sức sơ sài. Riêng với tạp chí chuyên ngành hầu như chưa được đào tạo trong các cơ sở đào tạo báo chí – truyền thông. Trong bối cảnh chuyên biệt hóa báo chí, sự phát triển của các tạp chí chuyên ngành đang ngày càng mạnh mẽ, thông tin tư vấn, chỉ dẫn trên tạp chí chuyên ngành được công chúng đánh giá cao, hơn lúc nào hết, các cơ sở đào tạo báo chí – truyền thông cần có sự bù đắp những thiếu hụt này trong chương trình đào tạo của mình để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn phát triển báo chí nói chung và tạp chí chuyên ngành nói riêng.
Tiểu kết chƣơng 3
Trong xu hướng phát triển của báo chí thế giới hướng tới mô hình truyền thông hội tụ, địa phương hóa và chuyên biệt hóa thông tin nhằm hướng tới những đối tượng công chúng tiềm năng, báo chí Việt Nam cũng không nằm ngoài sự phát triển ấy. Trong sự cạnh tranh thông tin với các báo mạng điện tử, báo in truyền thống với xu hướng chuyên biệt hóa thông tin đã khẳng định được vị thế của mình, đặc biệt là với loại hình tạp chí chuyên ngành với những thông tin chuyên biệt. Với chức năng, nhiệm vụ của mình là thông tin tư vấn, chỉ dẫn về các vấn đề có liên quan đến ngành, lĩnh vực cho đội ngũ cán bộ nghiệp vụ ngành, các nhà khoa học, quản lý, hoạch định chính sách và người tiếp nhận, thụ hưởng chính sách thuộc ngành, lĩnh vực, hệ thống tạp chí chuyên ngành đã góp phần làm phong phú thêm hệ thống báo chí nước nhà. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập toàn cầu nói chung và sự phát triển như vũ bão của các phương tiện truyền thông khác, để tồn tại, hệ thống tạp chí chuyên ngành cần thiết phải đẩy nhanh quá trình xã hội hóa thể hiện ở việc cải tiến nội dung, hình thức để thông tin tư vấn, chỉ dẫn trên tạp chí chuyên ngành trở nên đại chúng, gần gũi và đáp ứng tốt hơn nhu cầu được tư vấn, chỉ dẫn của độc giả nhưng cũng không bị thương mại hóa. Trong chương này, tác giả đã tập trung phân tích xu hướng phát triển của báo chí thế giới và Việt Nam nói chung và xu hướng phát triển của tạp chí chuyên ngành nói riêng, từ đó xây dựng những giải pháp và đưa ra một số đề xuất, kiến nghị đối với các cơ quan có chức năng chỉ đạo, định hướng tư tưởng, quản lý nhà nước về báo chí, tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, các cơ sở đào tạo báo chí - truyền thông trong cả nước, đặc biệt là đề xuất với các cơ quan chủ quản của 03 tờ tạp chí chuyên ngành khảo sát nhằm nâng cao chất lượng thông tin tư vấn, chỉ dẫn trên tạp chí chuyên ngành
KẾT LUẬN
Trong lịch sử phát triển của mình, báo chí đang ngày càng khẳng định vai trò của nó đối với toàn xã hội. Trong xã hội hiện nay, ai cũng phải thừa nhận rằng báo chí là một phần của cuộc sống, là cơm ăn, thức uống, môi trường trí thức của con người. Nhìn vào đời sống của báo chí, người ta có thể đoán được mức sống của người dân và sự tiến bộ của xã hội. Báo chí thực sự là sức mạnh trí thức, thông tin muôn mặt đời sống đến mọi người dân. Báo chí phản ánh mọi hoạt động của xã hội ngày càng đầy đủ, cập nhật toàn diện, phong phú, đa dạng, nhiều chiều. Báo chí trở thành cầu nối giữa Chính phủ, doanh nghiệp và người dân, kết nối Trung ương và địa phương, giữa trong nước và quốc tế.
Những năm vừa qua, báo chí Việt Nam đã thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phát hiện và phản ánh những tâm tư, nguyện vọng của quần chúng, những vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội, tích cực tham gia và kiên quyết đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, quan liêu, lãng phí và sự suy thoái đạo đức, lối sống... góp phần và việc bổ sung, hoàn thiện đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật; nâng cao vai trò của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước, thực hiện dân chủ hóa đời sống xã hội, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
Nằm trong hệ thống báo chí, tạp chí chuyên ngành ở Việt Nam đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và có nhiều đóng góp vào đời sống xã hội. Ngoài chức năng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, tạp chí còn cung cấp thông tin cho độc giả những tri thức bằng con đường ngắn nhất, đó là những tri thức về chính trị, kinh tế, quản lý, khoa học… Trong chức năng tuyên truyền giáo dục, tạp chí phải góp phần giải thích, hoặc phê phán tình hình, hiện tượng nghiên cứu, đồng thời đề cập đến biện pháp xử lý tình hình, hiện tượng nói trên theo những phương pháp nghiên cứu riêng biệt thể hiện tính chiến đấu và nghiên cứu khoa học của từng loại tạp chí.
Cung cấp thông tin tư vấn, chỉ dẫn cho độc giả không chỉ là một nhiệm vụ chính trị mà còn là một giải pháp phát triển cho tạp chí chuyên ngành. Bằng việc cung cấp thông tin tư vấn, chỉ dẫn chuyên ngành cho những nhóm công chúng chuyên biệt, tạp chí chuyên ngành không hề bó hẹp phạm vi phủ sóng của mình mà trái lại, luôn duy trì được một số lượng độc giả trung thành, với những tạp chí chuyên ngành mà phạm vi ảnh hưởng rộng sẽ có cơ hội tăng diện phát hành và mở rộng đối tượng bạn đọc chính bởi sự chuyên biệt hóa dẫn tới sự độc quyền thông tin. Tuy nhiên, thời gian qua, hầu hết các tạp chí chuyên ngành chưa tận dụng tốt những ưu thế này, hoặc cơ cấu thông tin tư vấn, chỉ dẫn hướng tới các nhóm công chúng chưa hợp lý; hoặc thông tin tư vấn, chỉ dẫn chuyên ngành chưa đáp ứng được nhu cầu của bạn đọc,…
Những bất cập này cần được tháo gỡ, giải quyết bằng nhiều giải pháp đồng bộ cả về chiến lược, mục tiêu, sự đầu tư về nhân lực, vật lực, sự thay đổi về nhận thức trong công tác quản lý, sự thay đổi về tư duy, phong cách làm việc… Trong phạm vi của đề tài, luận văn đã tập trung làm rõ những vấn đề như khái niệm thông tin, thông tin báo chí, thông tin tư vấn, chỉ dẫn trên tạp chí chuyên ngành và những đặc trưng của nó, đánh giá, nhận xét của công chúng về chất lượng, hiệu quả của thông tin tư vấn, chỉ dẫn trên tạp chí chuyên ngành. Đồng thời, thông qua kết quả khảo sát, luận văn cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế của thông tin tư vấn, chỉ dẫn trên tạp chí chuyên ngành và bước đầu đề xuất một số giải pháp cụ thể và những đề xuất, kiến nghị với các cơ quan, ban, ngành chức năng, cơ quan báo chí khảo sát, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin tư vấn, chỉ dẫn trên tạp chí chuyên ngành, góp phần đóng góp tích cực, hiệu quả cho nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước thời kỳ đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh (2002), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.
2. Đinh Thị Chính (2000), Về sự phát triển của tạp chí ở Pháp, Báo chí những điểm nhìn từ thực tiễn, tập 1, tr.197-204.
3. Hoàng Văn Chung , Thương mại hóa báo chí và thử thách của người làm báo ngày nay, Tạp chí Báo chí và tuyên truyền, số tháng 6/2005, tr.43-45. 4. Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí truyền thông hiện đại – Từ hàn lâm đến đời thường, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Hà Minh Đức (1994), Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
6. E.P.Prôkhôrốp (2004), Cơ sở lý luận của báo chí, Nxb Thông tấn, Hà Nội. 7. Grabennhicop (2004), Báo chí trong kinh tế thị trường, Nxb Thông tấn, Hà Nội.
8. Đỗ Xuân Hà (1999), Báo chí với thông tin quốc tế, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
9. Vũ Quang Hào (2001), Ngôn ngữ báo chí, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 10. Đinh Thị Thúy Hằng (2008), Báo chí thế giới và xu hướng phát triển, Nxb Thông tấn, Hà Nội.
11. Nguyễn Quang Hòa (2002), Phóng viên và Tòa soạn, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.
12. Lê Thị Duy Hoa (1999), Thông tin báo chí, Tạp chí Triết học, Số 01 tháng 02/1999.
13. Văn Hùng (2006), Phát triển và quản lý hệ thống tạp chí, Tạp chí Người làm báo, số tháng 02 năm 2006, tr.22-23.
14. Đỗ Quang Hưng (chủ biên) (2000), Lịch sử báo chí Việt Nam 1865-1945, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
15. Đinh Văn Hường (2004), Tổ chức và hoạt động của tòa soạn, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
16. Khoa Xuất bản – Học viện Báo chí và Tuyên truyền (2011), Xuất bản tạp chí.
17. Mai Quỳnh Nam, Truyền thông đại chúng và Dư luận xã hội, Tạp chí Xã