Đánh giá, nhận xét chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông tin tư vấn, chỉ dẫn trên tạp chí chuyên ngành (khảo sát ba tạp chí bảo hiểm xã hội, lao động xã hội và bảo hộ lao động từ năm 2010 đến 2013) (Trang 80)

2.4.1 Ưu điểm

Là phương tiện truyền thông chuyên biệt, tạp chí chuyên ngành có sức ảnh hưởng khá lớn đối với hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức chuyên ngành đến các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của ngành, lĩnh vực. Trong quá trình hình thành và phát triển của mình, tạp chí chuyên

ngành ngày càng khẳng định được những bước tiến mới về chất lượng với tư cách là một ấn phẩm truyền thông chuyên biệt, là diễn đàn trao đổi về học thuật chuyên sâu và là nơi công bố những công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước nhằm phục vụ công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu trong lĩnh vực ngành, bên cạnh đó còn tư vấn, chỉ dẫn cho các đối tượng tiếp nhận và thụ hưởng chính sách thuộc quản lý của ngành, lĩnh vực. Với tôn chỉ mục đích là cơ quan thông tin lý luận nghiệp vụ của ngành, nhấn mạnh các chỉ số có tính chuyên môn sâu của tin, bài, độ tin cậy của số liệu, tính thực tiễn và cập nhật của vấn đề, thông tin tư vấn, chỉ dẫn trên tạp chí chuyên ngành ngày càng được nhiều nhà nghiên cứu, quản lý, cán bộ nghiệp vụ trong lĩnh vực ngành trích dẫn và tham chiếu; được nhiều đối tượng độc giả là người tiếp nhận và thụ hưởng chính sách tham khảo nhằm nâng cao trình độ hiểu biết về chính sách thuộc ngành quản lý.

Để làm được điều đó, trước tiên phải kể đến sự hợp tác, đóng góp và chia sẻ của đội ngũ hàng ngàn cộng tác viên, gồm các tác giả và chuyên gia phản biện uy tín, đạt trình độ chuyên môn cao. Mạng lưới này ngày càng được mở rộng, không chỉ trong nội bộ ngành mà còn đến từ các viện nghiên cứu, trường đại học có đào tạo các ngành liên quan trong nước và quốc tế. Song song với hình thức xuất bản truyền thống, nhiều tạp chí chuyên ngành còn từng bước xuất bản trên mạng điện tử (trong 03 tờ tạp chí khảo sát, đến nay đã có 02 tờ là Tạp chí BHXH và LĐXH có phiên bản điện tử trên Internet), tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công chúng trong việc tiếp cận những thông tin tư vấn, chỉ dẫn của tạp chí chuyên ngành. Có thể kể đến những tác động tích cực của tạp chí chuyên ngành như sau:

Thứ nhất, với ưu thế của mình, tạp chí chuyên ngành quy tụ được một đội ngũ cộng tác viên đông đảo là các nhà khoa học, nhà quản lý, các chuyên gia đầu ngành, lĩnh vực, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Với

tiêu chí là diễn đàn trao đổi nghiệp vụ ngành, lĩnh vực, tạp chí chuyên ngành thu hút được một đội ngũ công tác viên tham gia cộng tác, có trình độ cao ở hầu khắp các bộ, ban, ngành Trung ương, các trường đại học, viện nghiên cứu, đơn vị trực thuộc ngành mình, cũng như đội ngũ cán bộ làm nghiệp vụ ngành trong cả nước. Đồng thời, tạp chí chuyên ngành cũng là nơi để các nhà khoa học, các nhà quản lý, hoạch định chính sách, trao đổi kiến thức ngành, lĩnh vực, tham khảo thông tin tư vấn, chỉ dẫn về ngành, lĩnh vực và công bố các công trình nghiên cứu khoa học, các đề tài, đề án về ngành, lĩnh vực.

Thứ hai, tạp chí chuyên ngành đã có những đóng góp tích cực vào việc đổi mới nhận thức, tư duy lý luận và thực tiễn về ngành, lĩnh vực. Các bài viết trên tạp chí chuyên ngành tập trung vào những vấn đề vừa mang tính lý luận, vừa mang tính tổng kết thực tiễn của ngành, lĩnh vực, góp phần quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật chuyên ngành phù hợp với thực tiễn đời sống. TS.Bùi Sĩ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết, trong quá trình xây dựng các dự án luật chuyên ngành, thông tin tư vấn, chỉ dẫn trên tạp chí chuyên ngành hết sức hữu ích với các nhà hoạch định chính sách, nhờ có những cơ sở lý luận và thực tiễn được đăng tải trên tạp chí chuyên ngành, đã giúp cho các nhà khoa học, nhà quản lý, hoạch định chính sách nghiên cứu, tham khảo, từ đó có những tham mưu, đề xuất phù hợp, giúp cho Quốc hội có đủ thông tin cần thiết để xem xét thông qua các dự luật chuyên ngành.

Thứ ba, với đội ngũ cộng tác viên là các nhà khoa học, chuyên gia, cán bộ nghiệp vụ ngành, lĩnh vực, thông tin tư vấn, chỉ dẫn trên tạp chí chuyên ngành được đánh giá là thông tin mang tính chuẩn mực cao, lý luận sâu, thực tiễn sát. Cùng với việc phổ biến các văn bản pháp luật, các chỉ thị, nghị quyết, văn bản chế độ, chính sách, góp phần nâng cao nhận thức về chính sách, pháp luật ngành, lĩnh vực cho người tiếp nhận và thụ hưởng

chính sách. Tạp chí chuyên ngành còn có nhiều thông tin tư vấn, chỉ dẫn bổ ích đối với đội ngũ cán bộ nghiệp vụ ngành thông qua việc phổ biến những mô hình tổ chức thực hiện trên khắp mọi miền của đất nước được đúc kết thành các bài học kinh nghiệm và được truyền tải kịp thời tới bạn đọc, là nguồn tư liệu quý giá để đội ngũ cán bộ nghiệp vụ ngành học hỏi kinh nghiệm, từ đó nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy.

Thứ tư, với nguồn tư liệu chuẩn mực, ngày càng phong phú, thường xuyên cập nhật, có hệ thống về ngành, lĩnh vực, hệ thống tạp chí chuyên ngành đã đồng hành và hỗ trợ hàng ngàn nhà khoa học, nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên đại học thuộc ngành, lĩnh vực… công bố công trình khoa học, tham khảo khai thác tư liệu xây dựng và bảo vệ luận án tiến sĩ, luận văn cao học, khóa luận cử nhân, đề tài, chuyên đề nghiên cứu…; góp phần làm giàu có thêm hệ thống cơ sở lý luận và đóng góp đào tạo nguồn lực cán bộ có năng lực cho ngành và xã hội. TS.Hoàng Bích Hồng, Giảng viên Trường Đại học Lao động Xã hội cho biết: “Để có bài giảng vừa đảm bảo mục tiêu, nội dung, vừa sinh động, hấp dẫn, đòi hỏi người giảng viên phải có kiến thức chuyên môn vững vàng, bao gồm cả kiến thức về lý luận và kiến thức thực tiễn. Muốn vậy, người giảng viên phải dành nhiều thời gian tìm tòi, nghiên cứu thông qua nhiều nguồn tài liệu khác nhau và các tạp chí chuyên ngành chính là nguồn tài liệu quan trọng, bởi chúng chứa đựng các bài nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực theo tôn chỉ hoạt động của tạp chí. Bên cạnh đó, các tạp chí chuyên ngành còn là địa chỉ uy tín để các giảng viên công bố kết quả nghiên cứu của mình, qua đó trình độ, vị thế của người giảng viên ngày càng được nâng cao. Trong các hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên thì bài nghiên cứu được đăng trên tạp chí chuyên ngành được đánh giá cao, là một trong những tiêu chuẩn để giảng viên được sắp xếp vào các ngạch cao hơn hoặc tính điểm để xét chức danh phó giáo sư, giáo sư. Hơn nữa, thông qua bài viết trên tạp chí chuyên ngành, giảng

viên có thể tìm kiếm các đối tác để hợp tác cùng nghiên cứu hoặc chuyển giao kết quả nghiên cứu. Ở các trường đại học, không chỉ có giảng viên nghiên cứu khoa học mà sinh viên cũng được khuyến khích nghiên cứu khoa học. Và các tờ tạp chí chuyên ngành chính là bạn đồng hành của sinh viên trong suốt quá trình nghiên cứu, học tập.”.

Thứ năm, với vai trò là cơ quan thông tin lý luận nghiệp vụ ngành, lĩnh vực, tạp chí chuyên ngành có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong công tác truyền thông về ngành, lĩnh vực; là người định hướng dư luận về ngành, lĩnh vực. Trên thực tế, có thể thấy các tạp chí chuyên ngành thường đi đầu trong việc phát hiện, phản ánh và chuẩn mực thông tin, dự báo xu hướng phát triển ngành, lĩnh vực; đóng góp tích cực, hiệu quả trong công tác tuyên truyền, phổ biến và nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật ngành, lĩnh vực. Ví dụ như, khái niệm “BHYT toàn dân”, được Tạp chí BHYT phát hiện, đề xuất và tập trung tuyên truyền, cổ động, dần trở thành một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước; năm 2001 lần đầu tiên cụm từ “BHYT toàn dân”

được đưa vào văn kiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng và định hướng ấy nay đang dần trở thành hiện thực. Thuật ngữ “An sinh xã hội” được Tạp chí BHXH khởi xướng, đăng tải lần đầu tiên trên số Tạp chí tháng 11/2003, tạo ra một diễn đàn sôi nổi trên nhiều số Tạp chí; tháng 9/2008 Tạp chí BHXH chính thức đưa lên thành tiêu chí hoạt động trên thiết kế măng sét mới: Tạp chí của Bảo hiểm xã hội Việt Nam - Diễn đàn vì sự nghiệp An sinh xã hội,

tạo nên một phong cách, bản sắc riêng có, từng bước xác lập, hệ thống hóa cơ sở lý luận An sinh xã hội, BHXH, BHYT ở nước ta. Cùng với thời gian, thuật ngữ “An sinh xã hội” ngày càng được sử dụng rộng rãi, được văn kiện Đại hội XI của Đảng nâng tầm thành một định hướng lớn: “Thực hiện có hiệu quả tiến bộ xã hội và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển”. Ngày nay, cụm từ “An sinh xã hội” xuất hiện

thường xuyên, phổ biến trong các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và các văn bản hành chính của Nhà nước, dần trở nên quen thuộc với mọi người, mọi nhà.

2.4.2 Hạn chế

- Bên cạnh những thành tựu kể trên, thông tin tư vấn, chỉ dẫn trên tạp chí chuyên ngành cũng không tránh khỏi hạn chế nhất định như: cơ cấu nội dung thông tin hướng tới các nhóm công chúng còn chưa hợp lý, chưa đồng đều; tính cập nhật, nhanh nhạy, thời sự có lúc còn chưa đáp ứng được yêu cầu của công chúng; còn có những thông tin chưa thực sự chính xác, khoa học và thống nhất; có thông tin tư vấn, chỉ dẫn hướng tới đối tượng công chúng là cán bộ nghiệp vụ ngành hoặc người tiếp nhận và thụ hưởng chế độ, chính sách còn mang tính hàn lâm, chưa thực sự dễ nhớ, dễ hiểu, dễ thực hiện (tính gần gũi, phổ cập, đại chúng còn hạn chế); thông tin tư vấn, chỉ dẫn chưa thực sự phong phú, đa dạng và chưa đảm bảo tính đều đặn, định kỳ với những thông tin tư vấn, chỉ dẫn hướng tới nhóm công chúng là người tiếp nhận và thụ hưởng chính sách…

- Nguyên nhân của tình trạng này là do các tạp chí chuyên ngành chưa xác lập được cơ chế cơ cấu thông tin tư vấn, chỉ dẫn cho từng nhóm đối tượng độc giả khu biệt; hội đồng biên tập, tư vấn và phản biện chưa quy tụ được nhiều nhà khoa học, chuyên gia có uy tín trong nước, đặc biệt là chưa có sự tham gia của các nhà khoa học quốc tế; đội ngũ nhân sự Ban Biên tập còn ít, kinh nghiệm làm báo khoa học theo chuẩn mực quốc tế chưa nhiều; chất lượng bài viết chưa đồng đều; ngân sách của các tạp chí chuyên ngành còn hạn chế nên việc đầu tư phát triển còn ở mức khiêm tốn; một số nhà khoa học, cán bộ nghiệp vụ chưa thật sự quan tâm tới hệ thống tạp chí chuyên ngành…

Tiểu kết chƣơng 2

Qua khảo sát thông tin tư vấn, chỉ dẫn trên 03 tờ tạp chí chuyên ngành BHXH, LĐXH và BHLĐ trong 04 năm (2010 – 2013) cho thấy khái quát về hiện trạng thông tin tư vấn, chỉ dẫn trên dòng tạp chí chuyên ngành ở nước ta. Những ưu điểm nổi bật của thông tin tư vấn, chỉ dẫn trên tạp chí chuyên ngành là việc cập nhật và thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kịp thời những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về ngành, lĩnh vực; hướng dẫn dư luận về hoạt động trong các ngành, lĩnh vực; tích cực tham gia xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật ngành… Với số lượng tác phẩm đáng kể và hình thức chuyển tải phù hợp, thông tin tư vấn, chỉ dẫn trên tạp chí chuyên ngành đã có vai trò hết sức to lớn trong công tác tuyên truyền cổ động đưa chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về ngành, lĩnh vực vào đời sống; đồng thời là cầu nối phản ánh tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhân dân, những vướng mắc, bất hợp lý nảy sinh trong thực tiễn, giúp các cơ quan quản lý kịp thời bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật ngành. Có thể nói, thông tin tư vấn, chỉ dẫn trên tạp chí chuyên ngành đã góp phần làm phong phú thêm dòng tạp chí nói chung và khẳng định bản sắc riêng biệt của dòng tạp chí chuyên ngành nói riêng, qua đó cũng góp phần làm cho nội dung thông tin của báo chí thêm sinh động, hấp dẫn, thu hút sự đón đọc của đông đảo bạn đọc trong cả nước.

Tuy nhiên, khảo sát cũng cho thấy thông tin tư vấn, chỉ dẫn trên tạp chí chuyên ngành cũng còn có những hạn chế, tồn tại, bất hợp lý cả về cơ cấu nội dung thông tin hướng tới từng nhóm công chúng cũng như chất lượng thông tin. Lượng thông tin tư vấn, chỉ dẫn hướng tới các nhóm công chúng khác nhau còn có sự chênh lệch lớn, thể hiện mức độ quan tâm rất chênh lệch của các tòa soạn tạp chí chuyên ngành đối với các nhóm công chúng của mình; chưa có sự gia tăng rõ nét lượng thông tin tư vấn, chỉ dẫn vào những thời

điểm quan trọng (khi có một chính sách, một luật mới về ngành, lĩnh vực ra đời); thông tin tư vấn, chỉ dẫn chủ yếu trên các tạp chí chuyên ngành chủ yếu hướng tới nhóm đối tượng là cán bộ nghiệp vụ ngành mà chưa chú ý đến các đối tượng tiềm năng khác; giữa các tạp chí chuyên ngành tương đồng ít có sự phối hợp, liên thông, dẫn tới thông tin tư vấn, chỉ dẫn về cùng một vấn đề chưa có sự thống nhất giữa tạp chí này với tạp chí khác.

Về chất lượng thông tin tư vấn, chỉ dẫn trên 03 tờ tạp chí được khảo sát cũng còn có những hạn chế hạn chế: chưa thực sự cập nhật; còn mang tính hàn lâm, khó hiểu, khó nhớ, khó thực hiện; tính tương tác giữa các tạp chí chuyên ngành và công chúng chưa cao dẫn tới thông tin tư vấn, chỉ dẫn có khi chưa phù hợp với nhu cầu của độc giả; cá biệt còn có thông tin tư vấn, chỉ dẫn chưa chính xác và không thống nhất ngay trong cùng một tờ tạp chí.

Từ kết quả nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn, kết hợp cùng với những thông tin qua thăm dò dư luận xã hội, là những cơ sở quan trọng giúp cho việc nghiên cứu đề xuất những giải pháp cơ bản, nhằm nâng cao hơn chất lượng thông tin tư vấn, chỉ dẫn trên tạp chí chuyên ngành trong thời gian tới.

Chương 3.

VẤN ĐỀ ĐẶT RA, GIẢI PHÁP VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG THÔNG TIN TƢ VẤN, CHỈ DẪN

TRÊN TẠP CHÍ CHUYÊN NGÀNH

3.1 Xu hƣớng phát triển của báo chí thế giới và Việt Nam

3.1.1 Báo chí thế giới

Xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra trên thế giới, đã và đang tác động to lớn vào sự phát triển của ngành truyền thông nói chung và báo chí nói riêng. sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là Internet đã làm cho việc chuyển tải các kênh thông tin, tin tức và truyền thông tới các khu vực trên thế giới một cách dễ dàng và tiện lợi.

Với sự phát triển của Internet, ai muốn xem thông tin gì, xảy ra ở đâu đều có thể tìm được một cách nhanh chóng. Hơn nữa, bất cứ ai cũng có thể cung cấp thông tin lên mạng. Và như vậy, từ các chính trị gia, các nhà quảng cáo, những người dân thường hay thậm chí kể cả những kẻ điên khùng cũng có thể đưa thông tin lên mạng. Truy cập vào Internet tức là đi vào một biển cả mênh mông của thông tin.

Công nghệ thông tin đã dẫn đến việc liên hợp các loại phương tiện báo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông tin tư vấn, chỉ dẫn trên tạp chí chuyên ngành (khảo sát ba tạp chí bảo hiểm xã hội, lao động xã hội và bảo hộ lao động từ năm 2010 đến 2013) (Trang 80)