CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.2. Đặc điểm nhân khẩu học của ngƣời sangTrung Quốc tìm việc làm
Lao động sang Trung Quốc lao động có những nét đặc trưng về nhân khẩu – xã hội rất giống nhau. Họ đều là những người dân sống tại vùng biển, có những nét đặc trưng là dân ven biển, có sức khỏe. Bên cạnh đó, việc tìm kiếm một công việc tại địa phương không dễ dàng khi đa số người dân đều có trình độ mới tốt nghiệp cấp 2. Tỷ lệ người dân tại địa phương sinh con thứ 3 là rất cao và họ xem đó là bình thường. Đối với họ sinh nhiều con sẽ tốt cho việc đi biển và hỗ trợ gia đình có thêm thu nhập khi lớn. Vì việc sinh nhiều con nên họ khơng có đủ thời gian để chăm sóc con cái và theo dõi con cái học tập. Các em ở đa số đều chỉ tốt nghiệp cấp 2, số ít cịn lại là tốt nghiệp cấp 3 và một vài người có bằng trung cấp và cao đẳng.Tỷ lệ học sinh ở đây học lên
các cấp bậc cao hơn hầu như rất hạn chế. “…Bọn em ở đây chỉ cần biết mặt
chữ và viết thơi, học nhiều sau cũng có xin được việc đâu, đi làm sớm phụ giúp bố mẹ tiền nuôi các em như vậy là tốt rồi. Mà học chán lắm khơng thích, lên cấp 3 phải đạp xe xa nhà. Nhà đứa nào có điều kiện thì đi xe đạp điện đến trường. Nhưng bọn nó có đi học thường xuyên đâu, toàn rủ nhau đi chơi với đi đánh điện tử. Bố mẹ đứa nào cũng bận làm ăn bn bán cũng khơng có thời gian để ý, như bố mẹ đấy. Bố thì đi biển suốt, chỉ khi nào biển động thì ở nhà khơng thì tuần nào cũng đi với các chú. Mẹ em thì làm nơng, khi nào thuyền về cùng mấy cô ra mua cá về bán lẻ. Em thấy học không vào nên quyết định không học nữa, phụ giúp bố mẹ thôi…” (PVS, Nam. 17 tuổi)
Qua đó ta có thể thấy rằng, xã Hoằng Trường là một xã có tỉ lệ sinh rất cao. Đa số các xã khác trong Huyện chỉ có 1 trường mầm non, nhưng riêng xã Hoằng Trường là có tới 3 trường mầm non. Cao gấp 3 lần so với các xã khác. Và điều đặc biệt hơn nữa, là tại các xã khác trong Huyện các trường mầm non đều nhận trẻ từ 18 tháng tuổi trở lên, còn tại Hoằng Trường chỉ nhận trẻ đã được 3 tuổi. Lý do mà hiệu trưởng trường mầm non đưa ra là họ không thể đáp ứng đủ số lượng giáo viên đẻ trông trẻ nếu nhận trẻ từ 18 tháng tuổi.
“…Ở đây hai cô trông một lớp 40 trẻ, thời gian quan tâm đến từng cháu cũng không được nhiều do số lượng trẻ ngày một tăng. Do nhu cầu muốn sinh con trai và nhiều con nên hầu hết mỗi gia đình ở đây trung bình sinh từ 3 con trở lên.Có nhiều trẻ dưới 3 tuổi thì đều phải ở nhà cùng bố mẹ hoặc ông bà. Dù biết quy định của Bộ là nhà trường nhận trông trẻ từ 18 tháng tuổi trở lên để các bậc phụ huynh n tâm làm việc, nhưng với tình trạng đơng trẻ như hiện nay thì thực sự khó với nhà trường…” (Cơ. N.T.Y, Hiệu trƣởng trƣờng mầm non xã Hoằng Trƣờng ). Bên cạnh trường mầm non không thể đáp
ứng được để có thể nhận trẻ từ 18 tháng tuổi thì một điều đáng nói ở đây là càng lên cấp học cao hơn thì số lượng học sinh giảm dần theo từng năm do các em đã nghỉ học và đi làm. Dù các cấp học cao hơn đều khuyến khích và tạo điều kiện cho các em đến trường nhưng hình như chuyện đó khơng mấy mặn mà với trẻ em nơi đây. Có em chọn con đường đi biển cùng bố và anh trai để kiếm kế sinh nhai, có em thì lao động tay chân tại các tỉnh thành khác
và cũng có em theo lời của người người thân, họ hàng và thậm chí bạn bè đi sang Trung Quốc lao động. Không những thế, số lượng dân số tại địa phương ngày càng tăng do tỉ lệ sinh khơng có kế hoạch đã đè nặng lên vấn đề tìm việc làm tại địa phương và trở thành gánh nặng cho chính quyền xã trong việc tìm kiếm và đáp ứng việc làm cho người dân. Điều đó khiến cho cơ hội tìm được việc làm tại địa phương của người dân giảm và trở nên căng thẳng hơn. Do đó, việc quyết định đi sang Trung Quốc lao động của một số người dân tại địa phương là khơng tránh khỏi. Theo họ, sang bên đấy dễ tìm được việc và thu nhập cao rất nhiều so với việc làm tại địa phương, cũng như những công việc tay chân khác trong nước. Nó khơng địi hỏi về trình độ tay nghề, chỉ cần chăm chỉ và khéo tay thì hàng tháng nhu nhập cao rất nhiều lần so với làm việc tay chân tại địa phương và ở trong nước.
2.2.1. Độ tuổi và hơn nhân
Qua tìm hiểu chúng ta có thể nhận thấy sự chênh lệch giữa nam và nữ khi đi sang Trung Quốc tìm kiếm việc làm. Số lượng người nam và nữ đi sang Trung Quốc lao động có phần chênh lệch nhau.
Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ nam nữ sang Trung Quốc tìm kiếm việc làm (Đơn vị:%)
Nam 65% Nữ
35%
Do tính chất cơng việc chủ yếu là tay chân địi hỏi phải có sức khỏe tốt, bên cạnh đó người phụ nữ dễ bị chịu tác động từ gia đình. Theo số liệu khảo sát thu được có tới 65% nam giới sang Trung Quốc tìm việc làm, cịn nữ giới chiếm 35%. Từ đó ta có thể giải thích như sau, việc quyết định sang Trung Quốc lao động của nữ giới sẽ không dễ dàng như nam giới. “ …Mình là phụ
nữ, cịn nhiều chuyện gia đình phải lo, lo cho bố mẹ chồng và con cái, nên chỉ có chồng mình đi sang Trung Quốc làm thôi. Ban đầu là định cả hai vợ chồng cùng đi nhưng nghĩ ở nhà không ai lo cho hai đứa nhỏ. Ông bà nội ngoại đều già cả, lúc ốm đau thì nhờ ai. Gia đình bác cả thì cả hai bác ấy đều đã sang đấy làm, mỗi năm về khi tết, được mấy hôm lại đi. Vậy nên, mình ở nhà chăm con rồi chạy chợ kiếm đồng ra đồng vào cịn chồng thì sang đấy làm vài năm thì về. Khi nào có tí vốn hai vợ chồng định mở một cửa hàng nhỏ buôn bán…” (PVS, Nữ, 36 tuổi). Khi hỏi nam giới thì lý do họ đưa ra cũng tương
đồng với việc nữ giới ít sang Trung Quốc hơn. Theo họ, đàn ông là trụ cột trong gia đình việc kiếm tiền là nhiệm vụ của họ. Bên cạnh đó, việc làm ở Trung Quốc rất vất vả địi hỏi phải có sức khỏe tốt và bền nên khơng thích hợp cho phụ nữ. Họ mong muốn trong gia đình phải có một người ở nhà để chăm sóc bố mẹ và con cái ăn học, ngồi phụ nữ ra thì cơng việc đó rất khó khăn với nam giới. Vì vậy, việc nữ giới đi làm ăn xa trên địa bàn rất hạn chế và khơng nhiều. Nếu có đi thì họ thường đi cùng chồng mình và con sẽ gửi ơng bà chăm. “…tôi cùng chồng sang Trung Quốc đã được gần 3 năm, cứ ăn
tết xong là hai vợ chồng cùng sang và đến tết về. Con cái thì nhờ bố mẹ ở nhà chăm. Công việc của tôi bên đấy là làm nhựa hoa, công việc không vất vả lắm nhưng đòi hỏi khéo tay. Cịn chồng tơi làm thợ mộc. Do có một chút tay nghề khi vẫn cịn ở nhà, nên anh ấy cũng dễ tìm được chỗ làm phù hợp và lương cao….” (PVS, Nữ, 32 tuổi).
Nói tóm lại, việc tìm kiếm cơng việc và sang Trung Quốc lao động tại địa phương có sự phân biệt về giới. Đa phần những người đều là nam giới, nếu phụ nữ đi thì cơng việc của họ cũng sẽ được cho là nhẹ nhàng hơn nam
giới. Điều này cũng dễ hiểu với nếp sống văn hóa của một vùng quê nghèo tại xã Hoằng Trường. Ở nơi đây họ vẫn cịn có khái niệm trọng nam khinh nữ, mọi việc quyết định trong gia đình đều do nam giới quyết định. Ngay cả việc sang Trung Quốc tìm kiếm việc làm nam giới cũng là người có tiếng nói.
Biểu đồ 2.3. Độ tuổi của lao động di cư sang Trung Quốc làm việc ( Đơn vị: %)
44 50 6 0 10 20 30 40 50 60 Dưới 20 20-40 Trên 40
(Nguồn: Số liệu khảo sát, 2018)
Vì lao động đi sang Trung Quốc làm việc đều ở độ tuổi trung bình từ 20 đến 40 nên hầu hết họ là những người trẻ về tuổi nghề. Theo kết quả tìm hiểu được thì có 44% số người lao động đi sang Trung Quốc tìm kiếm việc làm dưới 20 tuổi, 50% là từ 20- 40 tuổi và 6% là trên 40 tuổi. Như vậy, ta có thể thấy đa phần người đi đều là những người trẻ tuổi và có sức khỏe tốt. Do dân số tại địa phương tăng nhanh vì vậy vấn đề tìm kiếm việc làm tại địa phương gặp phải rất nhiều khó khăn. Điều đó khiến cho số lượng người dân trong độ tuổi lao động bị dư thừa và khơng tìm được việc. Cho nên, những người này quyết định tìm cơng việc mới có thêm thu nhập phụ giúp gia đình bằng việc sang Trung Quốc là điều không tránh khỏi. Khi hầu hết những người họ quen biết, hoặc những người thân đã từng đi. Một điểm khác biệt để hiểu rõ hơn về độ tuổi của từng người sang Trung quốc tìm việc làm đó là lý do họ đi. Ở độ tuổi dưới 20 tuổi thì lý do sang Trung Quốc là đa phần là các
em chán học, không muốn đi học, có người thân trong gia đình rủ đi và các em quyết định đi chỉ mục đích là đến một nơi khác vui. Và ban đầu những em ở độ tuổi dưới 20 đều chưa nhận thức được chính xác cơng việc và khó khăn mình phải làm tại Trung Quốc.
“…Em chán học quá, toàn nghỉ học để đi đánh điện tử, nhiều lần cô giáo gọi về nhà nói với bố mẹ em. Bố mẹ em ban đầu khuyên em nên tập trung học, nhưng sau thấy em học không vào lại tốn tiền nên bảo em có muốn đi Trung Quốc làm với anh nhà bác khơng? Lúc đó em có nghĩ gì đâu, chỉ thấy không phải học nữa là vui rồi( hihi). Thế là bố mẹ gọi cho anh ấy rồi em tự bắt xe đi thơi, mới đầu sang bên đó nhớ nhà lắm. sau thì cũng bình thường, cơng việc nhiều về đến nhà là lăn ra ngủ…” (PVS, Nam, 17 tuổi).
Những người ở độ tuổi từ 20 đến 40 chiếm tỉ lệ số lượng người sang Trung Quốc cao nhất. Lý do nhóm độ tuổi này đưa ra là muốn tìm kiếm cơng việc để có thêm thu nhập ni gia đình. Hơn thế nữa là do ở q họ khơng thể tìm được một cơng việc mang lại thu nhập ổn định. Ở vùng q nghèo như xã Hoằng Trường, thì để có cơng việc ngồi đi biển và làm nơng thì sẽ rất khó để tìm được một cơng việc khác. Hiện nay, để có vốn đầu tư cho việc khai thác thủy hải sản xa bờ thì người dân phải vay vốn ngân hàng. Mà người dân ở đây nghèo thì họ lấy đây để có thể đầu tư như vậy. Do vậy, việc nhóm độ tuổi này quyết định sang Trung Quốc làm việc là một việc làm không tránh khỏi hiện nay.
“….Ở đây để tìm được một cơng việc ổn định là rất khó, chủ yếu đi biển là nhiều. Giờ việc đánh bắt hải sản khơng cịn thuận lợi như trước, muốn giàu thì phải đầu tư mà đầu tư như thế khơng biết có lấy lại được vốn khơng chứ khơng lại nợ ngân hàng lấy gì mà trả. Nhiều nhà cũng vay vốn nhưng cũng có khá lên được đâu. Ban đầu tôi cũng định vay để mua thuyền phục vụ đánh bắt xa bờ, nhưng nhìn thấy thế thì thơi. Có người quen bảo sang Trung Quốc tìm việc dễ, thu nhập khá. Vậy là tơi đi, đi vài năm có ít vốn về tính tiếp…” (PVS, 38 tuổi).
Cịn những người ở độ tuổi trên 40 thì đa phần họ là những người đi lại lần 2 hoặc lần 3, và đơn giản họ đã có tay nghề và sang đấy họ có thu nhập cao hơn rất nhiều so với làm ở quê “…Tôi biết làm nghề mộc, năm 32 tuổi tôi
nghe bạn sang Trung Quốc làm một thời gian, sau đó thấy ở bên đấy công việc cũng vất vả nhưng thu nhập mang lại thì cao. Trung bình một tháng cũng gần 40 triệu nếu làm ở quê thì sao bằng được. Vì thế đang cịn sức khỏe thì tơi cứ đi đi về về giữa Trung Quốc và Việt Nam. Khi nào khơng làm được thì ở nhà bn bán phụ giúp vợ…” (PVS, Nam, 46 tuổi).
Qua việc tìm hiểu trên ta có thể nhận ra một điều rằng, độ tuổi của hầu hết những người sang Trung Quốc tìm kiếm việc làm đều là những người đang cịn rất trẻ. Và đa số họ đều khơng có trình độ học vấn cao. Nên để tìm kiếm một cơng việc ổn định để ni sống gia đình và bản thân là rất khó khăn. Họ quyết định sang Trung Quốc tìm một cơng việc mang lại thu nhập khá, khi họ đã đắn đo suy nghĩ rất nhiều về cuộc sống sau này. Việc sang Trung Quốc lao động được cho là mạo hiểm nhưng nó lại mang đến nguồn thu nhập và cuộc sống ổn định sau này.
Bên cạnh giới tính, độ tuổi thì tình trạng hơn nhân cũng là vấn đề được nói đến. Theo kết quả tìm hiểu được thì những người di cư sang Trung Quốc tìm kiếm đa phần là những người đã có gia đình (70%) trong đó kết hơn nhưng chưa có con là 5%, kết hơn có 1-2 con là 35% và kết hơn có 3 con trở lên là 30%. Ngồi ra những người chưa kết hơn cũng chiếm số lượng không nhỏ là 30%. Qua tìm hiểu thì những người di cư sang Trung Quốc mà đã kết hơn rồi thì đa phần họ sang đấy tìm kiếm việc làm để kiếm thu nhập ni gia đình. “…Tơi thấy mọi người bảo sang Trung Quốc sẽ kiếm được nhiều tiền nên đi thôi, ở nhà mấy miệng ăn sống dựa vào mấy sào ruộng cộng thêm việc đi thuyền của tơi thì khơng đủ sống. Mấy năm mất mùa khơng có lương thực, việc đánh bắt cũng gặp khó khăn, con cái thì tuổi ăn tuổi lớn khơng có tiền cho nó đi học thấy cũng buồn. Nên tôi quyết định đi để kiếm tiến giúp vợ nuôi bố mẹ và các con…” (PVS, Nam, 32 tuổi).
Cịn những người chưa kết hơn đa phần đi là do gia đình và người thân tác động.
“…Em đang học lớp 7, thấy chán học bỏ đi đánh điện tử suốt. Xong mẹ em bảo khơng học nữa thì sang đây với mẹ cùng làm, thế là em đi ln. Lúc đầu thấy thích lắm khi lần đầu đi xa như thế, mà khơng phải mình em, trước em cũng có vài bạn nữ trong lớp cũng đi rồi. Mẹ bảo sang đấy thì sang, với lại ở nhà chỉ có đi biển thơi. Mà e say sóng nên nghe theo mẹ sang Trung Quốc làm mấy năm thì về…” (PVS, Nam, 19 tuổi).
Tóm lại, tình trạng hơn nhân của từng cá nhân cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến quyết định di cư của họ. Dù những người đã kết hơn thì lý do đi của họ là có thu nhập ni gia đình, thì những người chưa kết hơn lý do đi của họ cũng xuất phát từ thu nhập và mong muốn có cuộc sống tốt hơn sau này.
2.2.2. Trình độ học vấn
Xét về phương diện trình độ học vấn thì lao động đi sang Trung Quốc tìm việc làm đều là có trình độ học vấn thấp. Hầu hết các lao động đều chỉ mới tốt nghiệp cấp 2.
“…hầu hết người dân tại địa phương di cư sang Trung Quốc lao động đều chỉ học hết cấp 2, có khi cịn chưa học xong cấp 2. Do hồn cành gia đình khó khăn, và ngay chính bản thân các em cũng khơng muốn học nên đã bỏ. Mà bây giờ học cao cũng đâu xin được việc, như trường hợp ở làng trên, có em học xong cao đẳng và đại học giờ thì ở nhà, xin được việc đâu. Trong khi đó vừa tốn tiền ni ăn học. Một vài em đi sang Trung Quốc làm cịn có tiền gửi về cho bố mẹ và tích lũy được ít vốn…( Anh
Biểu đồ 2.4: Trình độ học vấn của lao động sang Trung Quốc (Đơn vị: %)