CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mức độ phổ biến của ngƣời dân địa phƣơng sangTrung Quốc tìm
tìm việc làm
Theo số liệu của cơng an Tỉnh Thanh Hóa, tính đến ngày 8/2/2018 đã có 74 người Thanh Hóa xuất cảnh đi Trung Quốc lao động trái phép , trong đó riêng Xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa là 20 người. Theo chính quyền địa phương thì số lượng người dân di cư sang Trung Quốc lao động đã giảm rất nhiều so với những năm trước đây. Cụ thể từ năm 2010 là 108 người đi, năm 2014 là 52 người và đến năm 2018 là khoảng 20 người. Trong có có rất nhiều người đi và trở về địa phương, có người thì ở lại hoặc đi đi về về giữa hai nước, cịn một số thì khơng rõ tung tích (Số liệu từ trưởng công an xã Hoằng Trường và Bộ Đội Biên Phịng đóng qn trên địa bàn xã, năm 2018).
Qua đó số liệu chính thức, ta thấy số lượng người dân sang Trung Quốc có giảm theo từng năm. Phó chủ tịch xã cũng cho biết: “ Hiện nay trên
địa bàn xã số lượng người dân di cư sang Trung Quốc lao động đã giảm rất nhiều so với trước đây, là nhờ vào chính sách của xã cũng như sự tuyên truyền của cán bộ biên phòng. Nhưng sau dịp Tết nguyên đán, nhu cầu tìm việc làm của người dân tại địa phương tăng cao. Nhiều người khơng tìm được việc làm do khơng có trình độ và tay nghề, vì vậy họ chọn cách di cư sang Trung Quốc lao động để làm th..” Theo họ, sang bên đó cơng việc dễ tìm
và tiền cơng cao hơn ở Việt Nam. Bên cạnh đó là họ đi theo người thân rủ đi cùng, nên cũng khơng thấy sợ gì khi qua đó làm việc.
Kết quả khảo sát cho thấy thực trạng người dân sang Trung Quốc tìm kiếm việc làm tại địa phương có xu hướng ngược lại so với số liệu mà cán bộ xã cung cấp. Cụ thể, khi khảo sát ngẫu nhiên 100 người dân Hoằng Trường, có tới 85% người dân cho biết họ có quen biết ít nhất một người từng sang
Trung Quốc tìm kiếm việc làm, và chỉ có 15% là khơng quen biết. Từ đó, ta thấy được việc người dân di cư sang Trung Quốc tìm kiếm việc làm khơng cịn xa lạ với những người đang sinh sống tại địa phương. Và họ cho rằng việc làm đó là rất bình thường. Một người dân địa phương cho biết: “ …Ở đây ai mà không biết người này người kia sang Trung Quốc, chỉ là mọi người thấy việc đấy khơng có gì để nói, chỗ nào kiếm được nhiều tiền thì đi thơi, người này rủ người kia đi…”.
Ở đây việc họ đi sang Trung Quốc tìm kiếm việc làm hay người thân thì đã trở thành những vấn đề khơng có gì để bàn tại địa phương, vì ai cũng quen biết và có họ hàng người thân mình đi làm việc tại bên đó. Có nhiều người cịn cho rằng việc làm tại Trung Quốc cũng không khác với việc đến các tỉnh khác trong nước để đi làm cả. “…Nhà tơi có họ hàng đang làm tại bên đấy, hàng năm cũng về một lần, đi nhiều giờ quen biết nhiều, với lại sống lâu nên cũng học được một vài câu tiếng Trung. Thế là họ cứ đi đi về giữa Việt Nam và Trung Quốc. Theo họ kể lại rằng bên đó, tìm kiếm một cơng việc tay chân khơng hề khó mà thu nhập thì khá cao. Bên cạnh đó, người chủ khơng địi hỏi kinh nghiệm gì, học một thời gian ngắn là có thể làm ngay. Cơng việc nói chung cũng khơng có gì khó..” (PVS, Nam , 35 tuổi).
Một điểm đáng chú ý là tất cả những người được hỏi hầu hết họ cho biết là có mối quan hệ rất gần gũi và thân thiết với người sang Trung Quốc làm việc. Nó khác rất nhiều so với các nghiên cứu trước đây là những người mà họ quen là những người lạ và hầu như khơng có một mối quan hệ nào. Có thể nói mạng lưới xã hội tại địa phương trong vấn đề sang Trung Quốc tìm việc làm có sự đan xen và gắn kết với nhau. Người này đi và giới thiệu người kia đi , mà đặc biệt những người họ giới thiệu thì đa phần là người trong gia đình, họ hàng và những người có mối quan hệ thân thiết.“…chị nhà bác tơi
mới đi năm ngối, tết vừa rồi mới về. Hàng tháng chị ấy vẫn gửi tiền về cho bố mẹ đẻ để nuôi đứa con đang sống cùng. Tết về chị ấy có sang nhà tơi chơi và cũng nói đi vài năm nữa kiếm ít vốn về q bn bán. Theo như chị ấy nói thì ở đó cơng việc nhiều lắm, dễ kiếm mà thu nhập cũng khá. Ngày làm 12
đến 14 tiếng đồng hồ, nếu muốn có nhiều tiền thì xin tăng ca vài tiếng, mà như mình sang bên đó ngồi kiếm tiền ra thì có nhu cầu gì đâu. Vậy là một ngày trung bình chị làm 16 tiếng, lương hơn 10 triệu/ tháng. So với ở q làm nơng như mình lấy gì mà bằng được. Chủ người ta cũng tốt. Thơi cố gắng làm mấy năm kiếm tí vốn về bn bán ….”, (PVS, Nữ, 32 Tuổi)
Biểu đồ 2.1. Mối quan hệ giữa ngƣời dân và những ngƣời lao động sang Trung Quốc tìm kiếm việc làm mà họ quen biết
(Nguồn: Số liệu khảo sát, 2018)
Từ biểu đồ ta có thể thấy, có 25% người được hỏi nói rằng họ có họ hàng với những người đi, 34% cho rằng họ là người thân trong gia đình. Cịn 26% là những người hàng xóm. Nhóm những người này chiếm tỉ lệ cao là do hầu hết những người trong xã đều có quen biết nhau và có mối quan hệ thân thiết với nhau. Và những mối quan hệ như bạn bè thân thiết, người quen, đều chiếm 5% số câu trả lời khi được hỏi, 5% người khác. Nói tóm lại, đại đa số những người quen biết người sang Trung Quốc tìm kiếm việc làm đều là những người thân, và cũng có nhiều người thừa nhận chính họ cũng đã từng sang Trung Quốc tìm việc. Do đó, tìm kiếm việc làm ở Trung Quốc khơng cịn là khái niệm xa lạ đối với người dân nơi đây và nó đã trở thành phố biến. Theo như một người dân sinh sống tại địa phương cho biết: “…Khơng có việc
25
34
26
5 5 5
Họ là người thân trong gia
đình tơi
Họ có họ hàng
với gia đình tơi Hàng xóm Bạn bè thân thiết nhưng khơng Người quen thân
làm thì sang Trung Quốc làm, ở đấy kiếm được nhiều tiền hơn. Ở nhà cả năm không bằng sang đấy làm một tháng. Em gái tôi cũng đi sang đấy, sau đó chồng cũng sang giờ đến cả thằng con, mới học xong lớp 9 cũng sang cùng. Mới đi được mấy năm về xây được cái nhà. Bằng mình cày cả đời…” ( PVS,
Nam, 58 tuổi).
Ngồi ra có một người khác còn chia sẽ thêm: “…Em đang học lớp 9,
nhưng khơng thích học nữa. Mẹ em biết được bảo em sang Trung Quốc làm cùng mẹ. Em chẳng suy nghĩ gì chỉ cần khơng phải học, mà lại được đi xa thích lắm, thế là em nghe theo mẹ đi luôn. Mà ở quê em, cũng có mấy bạn sang đó làm trước rồi. Chúng nó cũng đều chán học như em, vậy là nghe theo người nhà nó sang đó. Em chỉ nghĩ ai đi cũng bảo ở đó cũng giống như người ở q mình, khơng có chi mà phải sợ. Người Việt nhiều và mẹ em cũng đang ở bên đó. Nên em bỏ học đi ln. Em đi thì bố em cũng biết, vì mẹ có gọi điện về nhà nói với bố. Bố em cũng khơng nói gì, cứ thế là em đi…” (PVS, Nam 17 tuổi).
Qua đó, việc người dân sang Trung Quốc tìm kiếm việc làm tại địa phương là rất phổ biến. Và nó đã trở nên quen thuộc đối với người dân, họ nghĩ việc sang Trung Quốc tìm việc cũng giống như đi sang các tỉnh khác trong nước làm việc. Và hơn thế nữa là ở bên đó có ít nhất một người thân hoặc người mà họ quen biết. Do vậy, khi quyết định sang Trung Quốc làm việc họ cũng đã bớt đi nổi lo khi sang đó khơng có người thân quen.