CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.3. Một số yếu tố tác động đến việc sangTrung Quốc tìm việc làm của
dựa vào khai thác thủy hải sản và làm nông nghiệp. Hiện nay, tuy được các sở ban ngành quan tâm và đầu tư phát triển du lịch biển, nhưng nó cũng khơng thể giúp đa số người dân sinh sống tại đây thoát nghèo. Việc phát triển du lịch chỉ kéo dài vài tháng hè, và nó chỉ mang lại nguồn thu nhập cho một số cá nhân khác về đây đầu tư.
“….Việc phát triển du lịch biển cũng đã tạo điều kiện cho một số người dân có việc làm trong những tháng hè, qua dịp hè thì hầu hết họ đều thất nghiệp vì thế nó cũng khơng mang lại cơng việc ổn định. Một phần do chính quyền mới khai thác đầu tư về du lịch biển, nên còn nhiều yếu kém và chưa phát triển được như các khu du lịch biển khác, ví dụ như Sầm Sơn chẳng hạn,…” (PVS, Nam, Cán bộ văn hóa xã).
Bên cạnh đó, việc sinh nhiều con cũng khiến cho mức sống của người dân tại địa phương cũng khơng cao. Chi phí ni con và cho con học cũng đã khiến họ lao đao. Nhiều ra đình chỉ vì muốn có con trai để đi biển mà sinh tới 5 lần. Do sinh nhiều nên họ đa phần đều khơng có thời gian để quan tâm và chăm sóc hết được cho các con.
“…Ở đây thì phụ nữ phải để được con trai để nó đi biển cùng bố, nhà phải có hai ba thằng đàn ơng mới làm nên chuyện, chứ con gái sinh nhiều chỉ tốn của được gì đâu. Nó lớn thì nó cũng đi lấy chồng, sống bên nhà chồng, thỉnh thoảng về thăm, có giúp được gì đâu. Nên cứ phải đẻ con trai cho chắc…” (PVS, Nam, 40 tuổi).
Như vậy, mức sống của đại đa số người dân trong xã là trung bình và nghèo.
2.3. Một số yếu tố tác động đến việc sang Trung Quốc tìm việc làm của người dân địa phương của người dân địa phương
2.3.1. Động cơ
Nhân tố kinh tế mà trước hết là thu nhập và việc làm vẫn là động lực chính thúc đẩy q trình di dân lao động.
Ernest Ravenstein người đặt nền móng cho lí thuyết di cư cho rằng thực chất di cư xảy ra do sự khác biệt về trình độ phát triển giữa các khu vực,
do q trình cơng nghiệp hóa và phát triển thương mại. Di cư được điều khiển bởi quá trình đẩy hút (push-pull). Nơi diễn ra quá trình đẩy cư dân ra khỏi khu vực cư trú chính là nơi điều kiện khơng thuận lợi như thuế cao, sự bất công của luật pháp chẳng hạn. Trong khi đó, ở những nơi khác đang tồn tại những điều kiện thuận lợi hơn sẽ hút lực lượng này rời khỏi quê hương của họ. Điều này phù hợp với mong đợi con người về một cuộc sống tốt hơn và họ sẽ sẵn sàng di chuyển tới những nơi ở mới có điều kiện cải thiện đời sống như thu nhập, cơ sở hạ tầng…[24,tr.5-6].
Chúng ta vừa điểm qua nhân tố kinh tế mà E.Ravestein nhắc tới trong nghiên cứu của mình để nói tới động lực di cư của người dân, điều đó cũng dễ hiểu khi chúng ta ai cũng mong có một cuộc sống tốt hơn cho chính bản thân và gia đình. Các nghiên cứu về các lao động trước đây cho thấy yếu tố quyết định di cư nổi rõ lên có điểm chung về mối quan tâm thu nhập nhưng các yếu tố khác thì khơng hẳn giống nhau. Trong nghiên cứu của Viện nghiên cứu phát hiện xã hội đã chỉ ra những động lực chính cho việc di cư của lao động từ nông thôn ra thành thị: “ Hơn một nửa số người di cư rời quê hương lên thành phố do họ khơng hài lịng với cơng việc và mức thu nhập ở quê và hy vọng sẽ có nhiều cơ hội việc làm tốt hơn ở thành phố. Cứ bốn người di cư thì có một người đi do gia đình thiếu đất canh tác và/ hoặc thiếu việc làm hay thất nghiệp lâu năm. Kết hợp cac lý do này lại thì ta có thể thấy ngun nhân kinh tế giải thích cho đa số người dân di cư, do đó cần được xem xét như là động lực chính hay là mục đích chính của việc di cư.
Kết quả khảo sát của nghiên cứu này cũng cho thấy sự hấp dẫn của thu nhập là yếu tố quan trọng khiến người dân địa phương tự nguyện sang Trung Quốc lao động. Mục đích kinh tế được xem là quan trọng đối với mọi đối tượng dù kết hôn hay chưa kết hơn, vì trách nhiệm với bản thân và trách nhiệm với chính gai đình của mình để tất cả có một cuộc sống tốt hơn. Chính điều đó đã thúc đẩy tiến trình di cư và quyết định di cư của các cá nhân. Vấn đề ở đây là họ khơng có trình độ tay nghề cao, nếu sang Trung Quốc lao động
thì họ sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn như bất đồng ngôn ngữ, môi trường sống và làm việc. Tuy nhiên, sức hấp dẫn của kinh tế là lực hút khó cưỡng lại. Thêm một điểm nhấn khi đi phân tích những nghiên cứu của các lao động đi sang Trung Quốc, thì hầu hết người ảnh hưởng tới các quyết định đi là những người thân trong gia đình ( vợ/chồng, bố/mẹ, con), bản thân người lao động di cư chịu tác động nhiều chiều khi họ quyết định ly hương.
“…em nghe theo mẹ và anh trai nên đi sang Trung Quốc làm để kiếm thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Một phần là em chán học muốn đi đâu đó, nên em quyết định đi. Em đi như vậy bố em cũng biết…” (PVS, Nam, 17 tuổi)
Nguyên nhân đi chúng ta thấy rõ nhất là những người có trình độ thấp, thất nghiệp, nghèo…, chính vì thế họ quyết định ly hương sang Trung Quốc tìm việc làm.
Biểu đồ 2.5: Lý do di cư sang Trung Quốc làm việc của người dân ( Đơn vị:%)
40% 18% 5% 11% 20% 6%
Muốn kiếm tiền cho bản thân
Cần kiếm tiền phụ giúp gia đình
Vì muốn thử một điều gì đó mới
Vì nghe theo gia đình
Vì nghe nói bên đó cơng việc tốt lương cao
Vì ở q khơng tìm được việc
(Nguồn: Số liệu khảo sát, 2018)
Qua biểu đồ trên ta có thể nhận thấy rằng, lý do đi sang Trung Quốc làm việc chủ yếu của người dân đều xuất phát từ mục đích kiếm tiền để ni bản thân và gia đình. Các nghiên cứu của Harvey B.King có phần nào đó tương đồng với những kết quả nghiên cứu đối với lao động tại địa phương đi sang Trung Quốc. Lao động di cư là một bộ phận của di cư hướng tới mục
đích tìm việc làm và thu nhập. Trong các cơng trình nghiên cứu của ơng di cư diễn ra theo quy luật như sau: dòng người di cư chuyển chỗ ở thường hướng từ vùng có mức tiền thấp, tỷ lệ thất nghiệp cao đến mức đến những vùng có mức tiền cơng cao và tỷ lệ nghiệp thấp. Xu hướng chung là người di cư tìm cách giảm thiểu tối đa .
Bên cạnh đó, có thể thấy một sự khác biệt rõ rệt khi so sánh các nguyên nhân đi thông thường mà chúng ta thường thấy. Lý do mà người dân đưa ra ở đây là theo gia đình, chiếm 11% đây khơng phải là con số nhỏ. “…em mới đang học lớp 7 nhưng chán học, lúc đó mẹ và anh trai đều đang làm bên Trung Quốc, họ bảo em sang làm cùng và em đã nghỉ học. Em xin bố tiền để đi xe và sang đó với mẹ và anh trai. Lúc đó cũng khơng biết sợ gì mà cịn thích vì được đi xa…” (PVS, Nam, 17 tuổi)
Bảng 2.3. Mối quan hệ tương quan giữa tình trạng hơn nhân với lý do đi của người dân sang Trung Quốc lao động. (Đơn vị : %)
Tình trạng hơn nhân Lý do đi Đã có kết hơn Chưa kết hơn
Muốn kiếm tiền cho bản thân 34 20
Cần kiếm tiền phụ giúp gia đình 17 15
Vì muốn thử một điều gì mới 0 4
Vì nghe theo gia đình 0 15
Vì nghe nói bên đó cơng việc tốt mà lương cao 24 21
Vì ở q khơng kiếm được việc làm 20 20
Vì muốn đi cùng bạn cho vui 0 3
Khác 5 2
(Nguồn: Số liệu khảo sát ,2018)
Có thể nói, đối với nam giới hơn nhân ít có khả năng hạn chế di cư, mặc dù họ là người có gia đình, con cái thì việc di cư sẽ có nhiều vướng bận hơn những đối tượng chưa kết hơn. Có thể nói hơn nhân có tác động hai chiều
tới khả năng đi, một mặt những người sau khi kết hơn thường gắn bó với gia đình và con cái, mặt khác nhu cầu hỗ trợ kinh tế cho gia đình là động cơ di cư. [ 1, tr.16]
Bên cạnh đó, khi chúng ta nhìn vào tình trạng hơn nhân với lý do đi cũng có thể hiểu những người chưa lập gia đình với độ tuổi đang còn trẻ dưới 20, số lượng này chiếm đa số là người đang đi học và nghe theo gia đình hoặc bạn bè di cư. Cịn với những người từ 20 đến 40 tuổi hầu hết là những người đã kết hơn và mục đích họ đi là muốn kiếm thêm thu nhập phụ giúp gia đình và bản thân. Số cịn lại dưới 50 là những người đã đi nhiều lần và họ xem như việc đi lại như vậy khơng có gì cả.
Tình trạng hôn nhân của người dân tại địa phương khi đi sang Trung Quốc cũng không ảnh hưởng rất nhiều đến các quyết định công việc cũng như trong cuộc sống của họ. Đơn giản bởi vì khi đã kết hơn họ phải chịu thêm nhiều trách nhiệm hơn hay cả khi chưa kết hơn thì những tiền đề kinh tế cũng là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định rời quê hương để sang một nước khác làm ăn của chính họ.