Điều kiện kinh tế xã hội ảnh hƣởng tới công tác xây dựng đời sống

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về đời sống mới trong xây dựng đời sống văn hóa ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang (Trang 46 - 52)

CHƢƠNG 1 : QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỜI SỐNG MỚI

2.1.Điều kiện kinh tế xã hội ảnh hƣởng tới công tác xây dựng đời sống

văn hóa ở huyện Hiệp Hòa

Hiệp Hòa là một huyện trung du của t nh c Giang, nằm ở phía Tây Nam của t nh. Huyện có 25 xã và 1 thị trấn. Từ thời kỳ đồ đ , cƣ dân đã xuất hiện và sinh sống ở đây. Trải qua hàng nghìn năm hình thành và ph t triển, Hiệp Hòa đã đạt đƣợc nhiều thành tựu về kinh tế, ch nh trị, văn hóa. Trong giai đoạn hiện nay, Hiệp Hòa tiếp tục sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Huyện có nhiều điều kiện để xây dựng, ph t triển kinh tế cũng nhƣ văn hóa xã hội.

Về điều kiện tự nhiên, Hiệp Hòa có vị tr địa lý vô cùng đ c địa. Trung tâm huyện là thị trấn Th ng, cách thành phố B c Giang 30 km và cách thủ đô Hà Nội 50 km theo đƣờng bộ. Ph a Đông c giáp huyện Tân Yên, ph a Đông giáp huyện Việt Yên, phía Nam giáp vùng đồng bằng châu thổ Yên Phong của t nh B c Ninh, phía Tây Nam giáp huyện Sóc Sơn của Hà Nội, phía Tây B c giáp các thị xã Phổ Yên và huyện Phú Bình của t nh Thái Nguyên. Huyện có một vị trí rất thuận lợi cho việc thông thƣơng kinh tế- xã hội, quốc phòng và an ninh. Hệ thống đƣờng bộ của huyện đƣợc phân bổ hợp lý. Với quốc lộ 37 nối liền quốc lộ 1A tại Đình Tr m ( Việt Yên) với huyện Phú Bình (t nh Thái Nguyên), qua huyện Hiệp Hòa 14km, kết hợp với các tuyến t nh lộ 295, 296, 297, 288 giao nhau ở trung tâm huyện tỏa về c c hƣớng, đi sang c c t nh lân cận, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động giao thƣơng.

Khí hậu của vùng cũng mang đầy đủ đặc trƣng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình 23- 240C, lƣợng mƣa trung bình mỗi năm 1.650-

1.700mm. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới với cây trồng chủ yếu là lúa. Ngoài ra vùng cũng ph t triển các loại cây hoa màu kh c. Đặc biệt, trong vùng còn có một vụ rau mùa đông với các loại cây trồng nhƣ: khoai tây, cần, b p cải, su hào... Đây là điều kiện thuận lợi để vùng phát triển nền nông nghiệp đa dạng.

Hiệp Hòa chủ yếu sản xuất lƣơng thực, rau màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản. Nhờ hệ thống mƣơng m ng, ngƣời dân có thể trồng hai vụ lúa và một vụ hoa màu trong một năm. Trong những năm gần đây Hiệp Hòa đã chú trọng chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hƣớng sản xuất hàng hóa.

Dân số huyện Hiệp Hòa tƣơng đối đông, với 213.002 ngƣời (2009), 223.000 ngƣời (2010). Mật độ trung bình 950,6 ngƣời trên 1km2. Dân số toàn bộ là ngƣời Kinh và cƣ trú trong c c thôn xóm đƣợc dựng đặt từ lâu đời. Số ngƣời trong độ tuổi lao động chiếm 44,8% dân số. Dân cƣ chủ yếu là làm nông nghiệp với khoảng 95% dân số chƣa qua đào tạo. Tuy nhiên số lao động đã qua đào tạo ngày càng tăng. Đây là điều kiện quan trọng để phát triển kinh tế, thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài. Chủ yếu là l p r p điện tử, may mặc…

Huyện Hiệp Hòa là nơi có bề dày về truyền thống hiếu học với nhiều ngƣời đỗ đạt và có nhiều cống hiến cho đất nƣớc. Truyền thống hiếu học của địa phƣơng đƣợc biểu hiện với rất nhiều ngƣời con của Hiệp Hòa đỗ đạt và giữ nhiều chức vụ quan trọng. Họ có vai trò quan trọng trong việc cổ vũ những thế hệ trẻ. Việc gìn giữ và phát huy truyền thống hiếu học của quê hƣơng góp phần nâng cao dân trí, bồi dƣỡng nhân tài. Đây là việc làm của tất cả nhân dân chứ không riêng lớp trẻ.

Ngoài ra, Hiệp Hòa cũng là nơi giàu truyền thống yêu nƣớc. Tinh thần yêu nƣớc của nhân dân Hiệp Hòa đƣợc biểu hiện ngay từ buổi đầu dựng nƣớc cho tới tận ngày hôm nay. Ngay từ thời B c thuộc, nhân dân Hiệp Hòa đã tham gia nhiều cuộc khởi nghĩa, đóng góp nhiều nhân lực, vật lực, tạo nên

chiến th ng vang dội: Khởi nghĩa Hai à Trƣng (năm 40- 43), khởi nghĩa của ba anh em Diên Hồng, Linh Giang, Linh Quang chống quân Nam H n (năm 42), giữ vững phòng tuyến trên sông Nhƣ Nguyệt (năm 1076)…Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Hiệp Hòa nằm trong địa bàn An toàn khu II (ATKII) của Trung ƣơng (An toàn khu II là khu vực giáp ranh giữa ba huyện Hiệp Hòa t nh B c Giang, huyện Phổ Yên và Phú Bình của t nh Thái Nguyên). An toàn khu II đã nuôi giấu, bảo vệ an toàn cho các cán bộ cấp cao của Trung ƣơng nhƣ c c đồng ch Trƣờng Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Thanh Nghị...Đây cũng là nơi tổ chức nhiều sự kiện quan trọng của Trung ƣơng, Xứ ủy, Uỷ ban quân sự cách mạng B c Kỳ. an đầu An toàn khu II của huyện Hiệp Hòa gồm có 11 xã, sau cách mạng tháng Tám thì lan rộng ra cả huyện. Hiệp Hòa cũng là nơi diễn ra phong trào khởi nghĩa giành ch nh quyến sớm nhất trong cách mạng tháng Tám của t nh B c Giang. Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc giành chính quyền và công cuộc xây dựng bảo vệ Tổ quốc, nhân dân huyện Hiệp Hòa đã có nhiều đóng góp cho c ch mạng. Huyện đã đóng góp nhiều sức ngƣời sức của cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

Ngày 8/8/2012, Thủ tƣớng Chính Phủ ra quyết định số 1911/QĐ- TTg công nhận các xã An toàn khu II của t nh B c Giang cho những đóng góp của địa phƣơng đối với cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong đó Hiệp Hòa có 16 xã là: Mai Đình, Mai Trung, Hoàng Vân, Hợp Thịnh, Hoàng Lƣơng, Hoàng An, Quang Minh, Mai Trung, Xuân Cẩm, Đại Thành, Hòa Sơn, Hoàng Thanh, Đồng Tân, Hùng Sơn, Thanh Vân và Hƣơng Lâm. Việc làm này một lần nữa khẳng định những công lao to lớn của huyện Hiệp Hòa trong cuộc kháng chiến chống Pháp, thể hiện đạo lý uông nƣớc nhớ nguồn nhằm giáo dục tryền thống tốt đẹp của địa phƣơng cho thế hệ trẻ. Hơn nữa sự kiện này thêm khẳng định về Hiệp Hòa một vùng quê văn hiến và cách mạng.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc, tinh thần yêu nƣớc của nhân dân Hiệp Hòa một lần nữa lại đƣợc khẳng định khi hoàn thành nhiệm vụ thiêng liêng với tổ quốc, chi viện sức ngƣời, sức của cho nhân dân miền Nam với khẩu hiệu: “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một ngƣời”, đóng góp không nhỏ cho th ng lợi của cách mạng miền Nam, thống nhất nƣớc nhà.

Không những nổi tiếng về khoa cử, Hiệp Hoà còn có nhiều danh th ng và di t ch kiến trúc, nghệ thuật và lịch sử nổi tiếng đối với cả nƣớc - nhƣ đình Lỗ Hạnh, đình Th ng Núi, hệ thống lăng tẩm bề thế nằm rải r c kh nhiều trong địa phận Hiệp Hoà…Trong đó đình Lỗ Hạnh đƣợc xem nhƣ là một ngôi đình xuất hiện sớm nhất t nh ta, cũng là ngôi đình có niên đại sớm nhất nƣớc ta. Với ƣu thế về không gian và thời gian, đình Lỗ Hạnh đƣợc coi là "Đệ nhất Kinh B c". Ngoài ra, Hiệp Hòa còn các đình, chùa, hệ thống lăng tẩm và c c danh lam th ng cảnh kh c nhƣ: Lăng Dinh Hƣơng ( xã Đức Th ng), Lăng Họ Ngọ (xã Th i Sơn), Lăng ầu (xã Xuân Cẩm), Đình Xuân iều ( xã Xuân Cẩm), khu di tích núi IA ( xã Hòa Sơn)...đã để lại cho đời sau nhiều di sản quý gi về kiến trúc, nghệ thuật, điêu kh c và hội hoạ. Đặc biệt, Hiệp Hòa còn là nơi ph t hiện ra di vật quý là trống đồng c Lý tại xã c Lý. Đó là loại trống đƣợc xếp vào loại cổ nhất, một di sản đặc s c và tiêu biểu của nền văn ho Đông Sơn c ch đây trên 2.000 năm.

Trên mảnh đất này, trải qua sự biến thiên của lịch sử, con ngƣời đã đoàn kết, đấu cật, chung lƣng, vật lộn với thiên nhiên kh c nghiệt, cần cù, chịu khó tạo dựng nên những làng xóm đông vui và những c nh đồng chiêm mùa hai vụ. Cũng ch nh nơi đây, với tƣ chất thông minh, kỳ công, s ng tạo, nhân dân Hiệp Hoà là t c giả của nhiều loại hình nghệ thuật phong phú, đa dạng, sinh động, phản nh một thời kỳ lâu dài, kiên trì, bền b , tiếp thu có chọn lọc, phát triển c i hay, c i đẹp, c i tinh tuý của nhiều luồng văn ho - để trở thành chủ

nhân tài hoa của đồ gốm Đông Lâm, của trống đồng c Lý, của đình Lỗ Hạnh... và những tấm gƣơng hiếu học, rèn giũa "nấu sử sôi kinh" mà đến nay đƣợc ghi nhận nhƣ là một sự ph t triển, góp phần làm rạng rỡ nền văn hiến xứ c - nghìn năm .

Trong những năm gần đây, tình hình ph t triển kinh tế, xã hội của huyện đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng.

Sản xuất nông nghiệp thu đƣợc nhiều kết quả. Tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 6%/năm. Giá trị sản xuất bình quân đạt 75 triệu đồng/ha, đạt 107% mục tiêu Đại hội. Cơ cấu giá trị sản xuất: Ngành trồng trọt: 44-45%; ngành chăn nuôi thủy sản 48-50%; dịch vụ nông nghiệp 5%. Diện tích lúa lai, lúa chất lƣợng tăng ổn định qua từng năm: năm 2010 là 1000 ha, năm 2015: 3.800 ha. Sản lƣợng năm 2015 ƣớc đạt 21.356 tấn. Chăn nuôi gia súc, gia cầm ổn định: 5 năm liên tiếp không có dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn huyện. Toàn huyện có 102 trang trại, trên 440 gia trại. Sản lƣợng thịt hơi c c loại: 28.000 tấn đạt 114,3% kế hoạch. Một số sản phẩm: rau Cần xã Hoàng Lƣơng, bƣởi Diễn xã Lƣơng Phong, gạo nếp c i hoa vàng xã Th i Sơn đã đƣợc thị trƣờng chấp nhận, tin dùng và ngày càng đƣợc nhiều ngƣời biết đến. Sản xuất nông nghiệp của huyện ngày càng đƣợc phát triển theo hƣớng chuyên môn hóa, và áp dụng máy móc vào trong sản xuất [55, tr.4].

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn có sự chuyển biến t ch cực: đã từng bƣớc chuyển lao động từ làm nông nghiệp sang ngành nghề và dịch vụ nhƣ: sản xuất vật liệu xây dựng, sửa chữa cơ kh , điện tử, sản xuất đồ mộc, dịch vụ thƣơng mại phát triển mạnh. Toàn huyện có gần 2.800 hộ sản xuất đồ mộc, mỹ nghệ thu hút hàng nghìn lao động. Một số nghề mới: nhƣ làm tóc ở Đoan i, mây tre đan xuất khẩu ở Hƣơng Lâm, Hoàng Vân, làm hƣơng ở Lƣơng Phong...góp phần tăng thu nhập, đổi mới bộ mặt nông thôn, chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang các ngành khác [55, tr.5].

Về Giáo dục: Sự nghiệp giáo dục tiếp tục đƣợc quan tâm ch đạo, tập trung xây dựng kiên cố hóa trƣờng lớp học. Tỷ lệ trƣờng chuẩn quốc gia đạt 73%. Tỷ lệ phòng học kiên cố toàn huyện đạt 67,6%. Tỷ lệ giáo viên mầm non đạt chuẩn trên 72,3%, trung học 100% đạt chuẩn và trung học cơ sở là 99,7% đạt chuẩn. Tỷ lệ học sinh ra lớp ở các cấp học năm sau cao hơn năm trƣớc, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đƣợc tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề) và tỷ lệ lao động qua đào tạo đều tăng từ 30% (năm 2010), lên 45% (năm 2015). Kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở đƣợc củng cố và duy trì vững ch c. Chất lƣợng giáo dục toàn diện trong c c nhà trƣờng có chuyển biến rõ nét [55 tr.6].

Về Y tế: công tác bảo vệ chăm sóc sức khoẻ nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực. Tỷ lệ xã đã có trạm y tế xã đạt chuẩn Quốc gia đạt 77%. Bình quân ở các xã có khoảng trên 70% ngƣời dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế nên ngƣời dân có điều kiện khám chữa bệnh đƣợc thuận lợi, phục vụ tốt hơn. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm 2,5% [55, tr.7].

Về Văn hóa: công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng đời sống văn hóa khu dân cƣ đƣợc phổ biến sâu rộng dƣới nhiều hình thức. Các hoạt động văn ho thể thao quần chúng, các lễ hội truyền thống đƣợc bảo tồn và phát triển. Nhiều địa phƣơng đã thành lập câu lạc bộ (đội văn nghệ). Khoảng 28% ngƣời dân thƣờng xuyên tham gia các hoạt động thể thao. Năm 2015, có 68,4% thôn, làng, khu phố đạt danh hiệu thôn làng, khu phố văn hóa cấp huyện. Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cƣới, tang, lễ hỏi có chuyển biến rõ nét. 100% c c thôn, làng có hƣơng ƣớc thôn, làng văn ho [55, tr.8].

Về Môi trƣờng: công tác bảo vệ môi trƣờng đƣợc quan tâm, đầu tƣ mua s m và đƣa vào sử dụng 2 lò đốt r c quy mô xã, 15 lò đôt quy mô nhỏ kinh phí trên 6,5 tỷ đồng. Huyện đã xây dựng bãi xử lý rác thải tập trung ở c c xã điểm xây dựng nông thôn mới; duy trì hoạt động của tổ tự quản bảo vệ môi trƣờng.

Công tác quản lý, thu gom và xử lý chất thải, nƣớc thải ở khu vực nông thôn đã đƣợc quan tâm ch đạo. Ngƣời dân nông thôn đã tích cực hƣởng ứng các phong trào về vệ sinh môi trƣờng, trồng và bảo vệ cây xanh, cải tạo vƣờn tạp, cải tạo công trình vệ sinh, sửa sang cổng ngõ, thành lập tổ thu gom và xử lý rác thải, góp phần tạo cảnh quan sạch đẹp [55, tr.9].

Về xây dựng hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và gìn giữ an ninh, trật tự xã hội, công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật cho nhân dân đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, góp phần nâng cao nhận thức của ngƣời dân về công t c bảo vệ an ninh ch nh trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, phòng chống các loại tội phạm. Sau gần 5 năm triển khai thực hiện chƣơng trình, đến nay ở hầu hết c c xã đã xây dựng hệ thống chính trị xã hội vững mạnh. Công tác an ninh trật tự đƣợc giữ vững, phong trào toàn dân tham bảo vệ an ninh tổ quốc đƣợc đẩy mạnh. Nhiều xã đã hình thành c c mô hình tổ chức quần chúng làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở nhƣ: mô hình liên kết, mô hình tự quản, mô hình câu lạc bộ [55, tr.11].

Nhƣ vậy có thể thấy, tình hình phát triển kinh tế, xã hội của huyện trong những năm gần đây có nhiều chuyển biến tích cực. Đời sống vật chất và đời sống tinh thần của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng lên. Đây là điều kiện quan trọng để nhân dân Hiệp Hòa thực hiện đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng trong công tác xây dựng đời sống văn hóa mới.

2.2. Thực trạng công tác xây dựng đời sống văn hóa theo quan điểm của Hồ Chí Minh ở huyện Hiệp Hòa trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về đời sống mới trong xây dựng đời sống văn hóa ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang (Trang 46 - 52)