Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) toàn cầu hoá kinh tế và sự hội nhập của việt nam (Trang 47 - 56)

Chương 2 : HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

2.1.1-Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế tất yếu khách quan đang tác động đến mọi quốc gia trên thế giới. Cũng nhƣ mọi quốc gia khác, nƣớc ta không thể tồn tại và phát triển, nếu ở trạng thái biệt lập. Chính bối cảnh

quốc tế, xu hƣớng phát triển của thế giới đặt ra sự cần thiết phải hội nhập. Mặt khác, sự hội nhập của nƣớc ta còn đƣợc quy định, thúc đẩy bởi chính nhu cầu hiện đại hoá, nhu cầu phát triển nền kinh tế nƣớc nhà.

Việc duy trì quá lâu cơ chế quản lý hành chính quan liêu bao cấp mang nặng tính chỉ huy trong bối cảnh nền kinh tế "khép kín" đã làm cho nền kinh tế nƣớc ta lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng và sâu sắc. Không thể chuyển nền kinh tế sản xuất nhỏ với thực trạng trên sang nền kinh tế sản xuất lớn XHCN, nếu không chuyển nền kinh tế vận động theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của nhà nƣớc phát triển theo định hƣớng XHCN.

Quá trình phát triển của nền kinh tế thị trƣòng gắn liền với xã hội hoá nền sản xuất xã hội. Tiến trình xã hội hoá trên cơ sở phát triển của kinh tế thị truờng là không có biên giới quốc gia về phƣơng diện kinh tế. Một trong những đặc trƣng quan trọng của kinh tế thị trƣờng hiện đại là việc mở rộng giao lƣu kinh tế với nƣớc ngoài. Xu hƣớng quốc tế hoá và toàn cầu hoá kinh tế ngày càng phát triển và trở thành xu thế tất yếu trong thời đại của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện nay. Tất cả các nƣớc trên thế giới đang bị lôi cuốn, thu hút vào các quan hệ kinh tế quốc tế và xu thế hội nhập. Tranh thủ thuận lợi và cơ hội, tránh nguy cơ tụt hậu xa hơn và vƣợt qua thách thức là yêu cầu bức xúc phải thực hiện. Để phát triển nền kinh tế thị truờng định hƣớng XHCN, Việt Nam không thể đóng cửa khép kín nền kinh tế trong trạng thái tự cung, tự cấp, mà phải mở cửa, hội nhập với nền kinh tế thế giới. Điều đó sẽ cho phép chúng ta khai thác có hiệu quả các lợi thế, khắc phục những hạn chế; kết hợp đƣợc sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, vƣợt qua nghèo nàn lạc hậu; thực

hiện mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn luôn coi việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, xem đó là một trong những nguyên tắc cơ bản trong đƣờng lối đối ngoại của mình.

Đại hội lần thứ VI của Đảng (tháng 12/1986) đã chính thức khởi xƣớng công cuộc đổi mới nhằm đƣa nƣớc ta ra khỏi cuộc khủng hoảng về kinh tế - xã hội. Việc triển khai Nghị quyết Đại hội lại diễn ra trong bối cảnh tình hình Liên Xô, Đông Âu xấu đi nhanh chóng; tới đầu những năm 90, chế độ XHCN đã bị xoá bỏ tại các nƣớc này: Liên Xô tan rã, Hội đồng Tƣơng trợ kinh tế giải thể. Để phục vụ cho việc thực hiện đƣờng lối đổi mới, các hội nghị Trung ƣơng tiếp theo, nhất là các Nghị quyết 13 (tháng 5/1988) của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Hội nghị Trung ƣơng 8A (tháng 3/1990) đã phân tích sâu sắc tình hình thế giới, đề ra các chủ trƣơng và giải pháp ứng phó với những tác động tiêu cực của tình hình thế giới, với nội dung chủ yếu là đẩy lùi chính sách bao vây về kinh tế, cô lập về chính trị đối với nƣớc ta, mở rộng quan hệ quốc tế. Cũng theo tinh thần đó, năm 1987, nƣớc ta đã thông qua Luật đầu tƣ nƣớc ngoài với những qui định khá thông thoáng; mở cánh cửa đầu tiên để thu hút nguồn vốn, thiết bị và kinh nghiệm của tƣ bản nƣớc ngoài vào công cuộc xây dựng đất nƣớc.

Thực tế cho thấy, Đại hội lần thứ VI của Đảng đã đặt nền móng cho chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hoá, đa phƣơng hoá quan hệ quốc tế, mở đƣờng cho hành trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế của nƣớc ta, nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới. Học giả Nhật bản - Furuta Motoo nhận xét: “Đặc biệt có thể nói, may mắn cho Việt Nam là việc luật đầu tƣ nƣớc

ngoài đƣợc thi hành từ năm 1988 và việc có đƣợc hàng hoá xuất khẩu mới là gạo và dầu thô đã tạo khả năng phát triển mối quan hệ kinh tế của Việt Nam với khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng, hoá giải đƣợc những tác động kinh tế của sự tan vỡ chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu đối với Việt Nam” [35, 259].

Đại hội VII của Đảng họp vào tháng 6/1991 (tức là 6 tháng sau khi Liên Xô tan rã) đã phát triển chủ trƣơng “thêm bạn, bớt thù” của Đại hội VI, mở ra một bƣớc đột phá mới: Thông qua Cƣơng lĩnh chính trị của Đảng và Chiến lƣợc ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000; đồng thời, đƣa ra đƣờng lối đối ngoại rộng mở với khẩu hiệu nổi tiếng : “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nƣớc trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển” [13, 147].

Phát triển hơn nữa đƣờng lối đối ngoại rộng mở mà Đại hội VII của Đảng đã đề ra, Đại hội lần thứ VIII họp tháng 6/1996 đã khẳng định chủ trƣơng hội nhập: “giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, đa phƣơng hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại. Dựa vào nguồn lực trong nƣớc là chính đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài. Xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới...”[14,84- 85].

Sau 10 năm tiến hành công cuộc đổi mới, chúng ta đã cơ bản thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, nền kinh tế đã có tốc độ tăng trƣởng khá, bƣớc đầu đã có tích luỹ vốn từ nội bộ nền kinh tế ...Có thể nói, thế và lực của ta đã dần dần định hình, vị thế của ta trên trƣờng quốc tế đã đƣợc khẳng định. Trong bối cảnh đó, phát triển hơn nữa đƣòng lối đối ngoại rộng mở mà Đại hội VII của Đảng đã đề ra, Đại hội lần VIII họp tháng 6 năm 1996 đã khẳng định chủ trƣơng : " giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, đa phƣong hoá, đa dạng hoá quan

hệ đối ngoại. Dựa vào nguồn lực trong nƣớc là chính đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài. Xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới…" [ 14, 84 - 85 ].

Chủ trƣơng hội nhập trên đã thể hiện đƣợc nguyện vọng, bản chất, truyền thống hữu nghị, yêu hoà bình của nhân dân ta đƣợc duy trì suốt chiều dài lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc, vì mục tiêu chân chính: hoà bình, độc lập và phát triển của nhân dân ta và nhân dân thế giới.

Đại hội Đảng lần thứ IX (tháng 4/2001) một lần nữa lại khẳng định đƣờng lối: Tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo hƣớng đa phƣơng hoá, đa dạng hoá; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp với điều kiện của nƣớc ta và bảo đảm thực hiện những cam kết trong quan hệ song phƣơng và đa phƣơng nhƣ AFTA, APEC, Hiệp định thƣơng mại Việt - Mỹ, tiến tới gia nhập WTO.

Nhƣ vậy, thực tế hơn 16 năm qua cho thấy, đƣờng lối đổi mới chính sách đối ngoại và hội nhập của Việt Nam đƣợc khởi xƣớng từ Đại hội VI (1986) qua các Đại hội VII, VIII, IX và các hội nghị Trung ƣơng, Bộ Chính trị đã thƣờng xuyên đƣợc bổ sung, phát triển phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ của cách mạng nƣớc ta cũng nhƣ xu thế quốc tế. Qua đó cũng cho thấy, Đảng ta sớm nhận thức đƣợc xu thế tất yếu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và có chủ trƣơng, bƣớc đi phù hợp trong quá trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.

Vì vậy, mặc dù Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực với một thời gian chƣa dài, kinh nghiệm còn hạn chế, nhƣng chúng ta đã đạt đƣợc những thành quả bƣớc đầu đáng khích lệ:

Chúng ta đã đẩy lùi được chính sách bao vây cô lập, cấm vận của các thế lực thù địch, tạo dựng đƣợc môi trƣờng quốc tế, khu vực thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao vị thế đất nƣớc trên

chính trƣờng và thƣơng trƣờng thế giới, mở rộng quan hệ với các nƣớc trên thế giới.

Nhìn tổng thể, những năm giữa thập kỷ 90 của thế kỷ XX, Việt Nam đã “phủ sóng ngoại giao” suốt từ Bắc tới Nam, từ Đông sang Tây. Từ chỗ bị bao vây, cấm vận, nƣớc ta đã vƣơn ra khắp châu lục, mở rộng quan hệ quốc tế trên phạm vi rộng lớn chƣa từng thấy. Ngày 11/7/1995, Tổng thống B.Clintơn tuyên bố về việc bình thƣờng hoá quan hệ với Việt Nam, hai bên thiết lập quan hệ ngoại giao sau 20 năm cấm vận thƣơng mại (1975 - 1995). Ngày 28/7/1995, Việt Nam đƣợc kết nạp làm thành viên chính thức của ASEAN. Việt Nam gia nhập ASEAN là một sự kiện đánh dấu bƣớc phát triển về chất trong quan hệ giữa nƣớc ta với khu vực, là nhân tố quan trọng góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trƣờng quốc tế. Đồng thời, đây là bƣớc mở đầu hành trình hội nhập khu vực và quốc tế dƣới ánh sáng của đƣờng lối đổi mới. Tháng 11/1998, Việt Nam đƣợc kết nạp làm thành viên chính thức của APEC - một tổ chức liên châu lục có qui mô rộng lớn, bao gồm các nƣớc và vùng lãnh thổ có nền kinh tế và khoa học - công nghệ phát triển hàng đầu thế giới nhƣ Mỹ, Nhật Bản, Canada, Ôxtrâylia ... là các nƣớc có nền kinh tế công nghiệp mới và các nƣớc có tiềm năng phát triển lớn của thế giới.

Việt Nam đã tích cực phấn đấu nhằm bình thƣờng hoá và tăng cƣờng quan hệ với các tổ chức quốc tế, trƣớc hết là các tổ chức tài chính - tiền tệ quốc tế nhƣ Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), và chính thức nộp đơn gia nhập Tổ c hức thƣơng mại thế giới (WTO) từ tháng 12/1994. Hiện nay, Việt Nam đang trong giai đoạn chuẩn bị các thủ tục và tiến hành đàm phán để gia nhập WTO. Cho đến nay, Việt Nam đã thiết lập đƣợc quan hệ ngoại giao với

trên 160 nƣớc. Hàng trăm điều ƣớc đƣợc ký kết tạo hành lang pháp lý cho việc mở rộng quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác nhau.

Nhờ hội nhập, ta đã đƣợc hƣởng ƣu đãi về thuế quan, các biện pháp phi quan thuế và các chế độ đãi ngộ tối huệ quốc, khắc phục đƣợc tình trạng khủng hoảng thị trƣờng do Liên Xô và hệ thống XHCN bị tan rã và cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế ở khu vực Đông Nam Á gây nên; đồng thời, thị trƣờng xuất khẩu hàng hoá của ta ngày càng đƣợc mở rộng, quan hệ thƣơng mại đƣợc thiết lập với khoảng 150 nƣớc và khu vực. Nếu nhƣ năm 1990, kim ngạch xuất khẩu đạt 2,404 tỷ USD và nhập khẩu đạt 2,752 tỷ USD, thì năm 2000, kim ngạch xuất khẩu đã đạt gần 15 tỷ USD (bình quân mỗi năm tăng trên 18%). Trong 10 năm, xuất khẩu tăng 5,6 lần, góp phần tích cực vào sự phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm cho nhân dân.

Chúng ta đã thu hút được một nguồn lớn vốn đầu tư trực tiếp nước

ngoài (FDI), tranh thủ đƣợc nguồn viện trợ phát triển chính thức ODA

ngày càng lớn, giảm đáng kể nợ nƣớc ngoài. Nguồn vốn FDI đã góp phần đáng kể vào tăng trƣởng kinh tế, bù đắp quan trọng cho cán cân thanh toán vãng lai, góp phần quan trọng cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Kim ngạch xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài cũng ngày một gia tăng trong những năm qua : năm 1991 đạt 52 triệu USD, năm 1996 đạt 786 triệu USD, năm 2001 khoảng 3.600 triệu USD, bằng 22,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nƣớc. Về mặt việc làm, khu vực FDI cung cấp việc làm trực tiếp cho 38 vạn ngƣời và việc làm gián tiếp cho trên 2 triệu ngƣời. Đây là một đóng góp có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu xã hội của Đảng và Nhà nƣớc ta.

Kể từ khi khai thông lại quan hệ với IMF, WB và ADB (1992) tới nay, qua 7 kỳ hội nghị các nhà tài trợ, Việt Nam đã nhận đƣợc cam kết

viện trợ từ các nƣớc và các tổ chức tài chính quốc tế với tổng mức vốn trên 17 tỷ USD, trong đó, số vốn đã đƣợc ký kết trong hiệp định là trên 12 tỷ USD (bao gồm vốn vay hơn 10 tỷ USD và viện trợ không hoàn lại trên 2 tỷ USD). Số vốn ODA nhận đƣợc là nguồn tài chính quan trọng để Nhà nƣớc sử dụng đầu tƣ vào các công trình kinh tế quốc dân, các cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội, các dự án xoá đói giảm nghèo.

Trong thời gian qua, nhờ phát triển tốt các quan hệ song phƣơng và đa phƣơng, nên các khoản nợ nƣớc ngoài cũ của Việt Nam đƣợc giải quyết ổn thoả thông qua các Câu lạc bộ Pari, Câu lạc bộ Luân Đôn và các cuộc đàm phán song phƣơng và đa phƣơng. Thành tựu này đạt đƣợc một phần là nhờ chính phủ đã điều tiết chính sách vay nợ khá phù hợp; một phần là nhờ mức tăng trƣởng xuất khẩu nhanh đã đóng góp ngoại tệ, giảm bớt căng thẳng vay nợ nƣớc ngoài.

Nhờ hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã tiếp cận với những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới. Nhiều công nghệ hiện đại, dây chuyền sản xuất tiên tiến đƣợc sử dụng đã tạo nên bƣớc phát triển mới trong các ngành sản xuất. Đồng thời, thông qua các dự án liên doanh, hợp tác với nƣớc ngoài, Việt Nam đã tiếp thu đƣợc nhiều công nghệ hiện đại và phƣơng pháp quản lý tiên tiến trong nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội khác nhau, góp phần thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng khả năng cạnh tranh của sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng đã góp phần không nhỏ vào việc đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ trong tất cả các ngành, các lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội hiện đại. Một số lƣợng đáng kể cán bộ khoa học - kỹ thuật, cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý và cán bộ kinh doanh đã đƣợc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đào tạo ở nƣớc ngoài. Nhiều ngƣời trong số họ trở thành chuyên gia hàng đầu và cán bộ chủ chốt trong các lĩnh vực.

Thông qua quá trình hội nhập, đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực hợp tác quốc tế, đặc biệt là cán bộ đàm phán kinh tế quốc tế của Việt Nam cũng đƣợc đào tạo, trƣởng thành lên đáng kể. Trình độ ngoại ngữ, khả năng đàm phán và xử lý các vấn đề quốc tế, tham gia quá trình xây dựng pháp luật, chính sách đã đƣợc nâng lên. Nhờ đó, công tác xây dựng luật pháp, chính sách của ta có những bƣớc tiến rõ rệt.

Từng bƣớc đƣa hoạt động của các doanh nghiệp và cả nền kinh tế vào môi trƣờng cạnh tranh, nhờ đó, đã tạo đƣợc tƣ duy làm ăn mới, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh.

Trong quá trình hội nhập, nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực đổi mới công nghệ, đổi mới quản lý, nâng cao năng suất và chất lƣợng, không ngừng vƣơn lên trong cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Một tƣ duy mới, một nếp làm ăn mới, lấy hiệu quả sản xuất - kinh doanh làm thƣớc đo, làm tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) toàn cầu hoá kinh tế và sự hội nhập của việt nam (Trang 47 - 56)