Một số giải pháp chủ yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) toàn cầu hoá kinh tế và sự hội nhập của việt nam (Trang 70 - 90)

2.2 .1-Một số quan điểm

2.2.2-Một số giải pháp chủ yếu

Bên cạnh những thành tựu bƣớc đầu đạt đƣợc trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nƣớc ta còn nhiều yếu kém cần phải khắc phục. Mặc dù chủ trƣơng hội nhập kinh tế quốc tế đã đƣợc khẳng định trong nhiều nghị quyết của Đảng, song, trên thực tế, chúng ta chƣa làm tốt công tác chuẩn bị cho quá trình hội nhập; công tác hội nhập quốc tế mới chỉ tập trung triển khai chủ yếu ở các cơ quan trung ƣơng; sự tham gia của các ngành, các cấp, tuy có đƣợc đặt ra, song vẫn còn rất yếu và chƣa đồng bộ, do đó, chƣa tạo đƣợc sức mạnh cần thiết trong quá trình hội nhập quốc tế. Chúng ta cũng chƣa xây dựng đƣợc một kế hoạch tổng thể và dài hạn về hội nhập kinh tế quốc tế và một lộ trình hợp lý cho việc thực hiện các cam kết quốc tế. Hệ thống luật pháp, chính sách quản lý kinh tế - thƣơng mại chƣa hoàn chỉnh, hay thay đổi, chƣa phù hợp với thông lệ quốc tế. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhìn chung còn yếu, chính sách vĩ mô chƣa tạo đƣợc động lực khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ làm công tác hội nhập còn yếu, việc chỉ đạo và thực hiện quá trình hội nhập còn nhiều bất

cập...Trƣớc tác động có tính hai mặt của toàn cầu hoá kinh tế, Việt Nam cần nhanh chóng đề ra một số giải pháp chủ yếu nhằm tranh thủ cơ hội, vƣợt qua thử thách, đƣa đất nƣớc ta vững bƣớc đi lên.

Trước hết, cần khẩn trƣơng nâng cao sức cạnh tranh của từng sản

phẩm, từng doanh nghiệp và của cả nền kinh tế. Đây là yếu tố quyết định

để chủ động hội nhập thắng lợi. Sức cạnh tranh của sản phẩm phải đƣợc thể hiện ở chất lƣợng, giá cả, khả năng tiếp thị. Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp thể hiện ở chiến lƣợc kinh doanh thích hợp, từ khâu nắm bắt thông tin, đến khâu tổ chức sản xuất; đổi mới công nghệ và phƣơng pháp quản lý; phục vụ với năng suất và hiệu quả cao; đổi mới mặt hàng và loại hình dịch vụ; đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

Sức cạnh tranh của một quốc gia dựa vào sức cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ, của doanh nghiệp là cơ bản; đồng thời, còn ở chỗ có môi trƣờng kinh tế vĩ mô, môi trƣờng xã hội - chính trị ổn định, thuận lợi cho đầu tƣ và sản xuất - kinh doanh của các chủ thể kinh tế trong nƣớc và nƣớc ngoài.

Các mặt của khả năng cạnh tranh có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Quá trình hội nhập đòi hỏi phải phấn đấu quyết liệt nhằm không ngừng hoàn thiện các nhân tố đó. Trong giai đoạn hiện nay, sức cạnh tranh của nƣớc ta trên cả ba phƣơng diện ( sản phẩm, doanh nghiệp, sản xuất quốc gia) nhìn chung còn thấp. Đây đƣợc coi là một thách thức to lớn, đòi hỏi chúng ta phải vƣơn lên. Thực tế vừa qua cho thấy, doanh nghiệp nào chủ động chấp nhận cạnh tranh, kể cả cạnh tranh quốc tế, thì sức cạnh tranh vƣơn lên rất mạnh, chiếm lĩnh đƣợc thị trƣờng. Ngƣợc lại, doanh nghiệp nào ỷ lại vào sự bao cấp, bảo hộ của Nhà nƣớc, thì khả năng cạnh tranh rất hạn chế.

Doanh nghiệp nhà nƣớc cùng các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế là chủ thể trực tiếp của quá trình hội nhập, là ngƣời trực tiếp tham gia thực hiện các chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về hội nhập kinh tế quốc tế. Các doanh nghiệp cũng là lực lƣợng quyết định trực tiếp đến sự thành bại của việc hội nhập. Do đó, cần nâng cao tính chủ động, hiệu quả hoạt động, năng lực sản xuất, sức cạn h tranh vì lợi ích của từng doanh nghiệp cũng nhƣ vì lợi ích chung của nền kinh tế quốc dân; cần gắn kết, hỗ trợ nhau, liên kết thành các hiệp hội để cùng nhau bảo vệ lợi ích của mình và lợi ích quốc gia, không để cho công ty nƣớc ngoài lợi dụng sự cạnh tranh không lành mạnh (tranh mua, tranh bán) giữa các doanh nghiệp nƣớc ta.

Một trong những điểm mấu chốt của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam là tập trung đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới hệ thống doanh nghiệp nhà nƣớc; kiên quyết giải thể, cho phá sản, bán hoặc cho thuê các doanh nghiệp thua lỗ kéo dài. Bởi vì, các doanh nghiệp này không đủ sức tồn tại và cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp phải nhanh chóng đổi mới công nghệ, đổi mới dây chuyền sản xuất, thực hiện tốt chiến lƣợc công nghệ – những nhân tố có vai trò quyết định đến việc nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn; bởi lẽ, công nghệ là yếu tố động nhất, cách mạng nhất, quyết định sự phát triển của lực lƣợng sản xuất. Chiến lƣợc công nghệ của doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện nhanh chóng và có hiệu quả, khi doanh nghiệp xem đây là khâu đột phá có tính chất cách mạng và có chế độ đãi ngộ thích đáng đối với chuyên gia kỹ thuật giỏi. Đẩy mạnh hơn nữa sự liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệp và các trƣờng đại học, viện nghiên cứu, tạo nên

sự giao thoa giữa tri thức khoa học và thực tiễn hoạt động sản xuất. Đây là vấn đề cần đƣợc quan tâm đặc biệt khi tiếp cận với kinh tế tri thức; từ đó, tạo điều kiện để các doanh nghiệp chiếm ƣu thế về cạnh tranh đối với hàng nhập khẩu ngay trên thị trƣờng trong nƣớc, tạo điều kiện cho việc xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ - khâu trọng yếu trong quá trình hội nhập.

Hai là, cần gấp rút hoàn thiện chiến lược hội nhập, từ đó, xây dựng và thực hiện lộ trình hội nhập chủ động, phù hợp với xu thế thời đại và hiện thực của đất nƣớc. Nƣớc ta nhập cuộc đua tranh kinh tế khi trình độ phát triển kinh tế và công nghệ còn thấp, vì vậy, phải tiến hành hội nhập từng bƣớc, dần dần mở cửa thị trƣờng với lộ trình hợp lý.

Trong những năm đầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế vừa qua, chúng ta chủ trƣơng tiến hành hội nhập từng bƣớc, đi từ thấp đến cao, từ khu vực ra thế giới, từ thƣơng mại sang lĩnh vực khác; vừa nghiên cứu các nghĩa vụ, cam kết, vừa xây dựng các phƣơng án tiến hành đàm phán với từng đối tác trong hợp tác song phƣơng, đa phƣơng và khu vực. Nhờ đó, đã thu đƣợc những thành tựu bƣớc đầu rất quan trọng trong quá trình hội nhập.

Tuy vậy, cho đến nay, chúng ta vẫn chƣa có một chiến lƣợc tổng thể về hội nhập trên một tầm nhìn dài hạn với chiến lƣợc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nhằm phát huy nội lực kết hợp với ngoại lực để đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thực hiện sự tăng trƣởng và phát triển bền vững. Chúng ta cũng chƣa đƣa ra đƣợc một lộ trình tổng thể các cam kết mở cửa của ta trong tất cả các lĩnh vực, nhất là thuế quan, phi quan thuế, đầu tƣ, dịch vụ, sở hữu trí tuệ ở các cấp độ khác nhau (nhƣ song phƣơng, đa phƣơng, khu vực và toàn cầu) để có cơ sở đàm phán và giúp các ngành, các cấp, các doanh nghiệp có định hƣớng đúng trong xây dựng chƣơng trình hành động của mình, có đủ thời gian chuẩn bị chu đáo, dần dần xoá

bỏ hàng rào bảo hộ và có biện pháp, có kế hoạch chủ động vƣơn ra thâm nhập thị trƣờng quốc tế. Do vậy, thời gian qua, các bộ, ngành, địa phƣơng và các doanh nghiệp, một mặt, còn lúng túng bị động; mặt khác, lại dựa dẫm, trông chờ vào sự bảo hộ của Nhà nƣớc.

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, nƣớc nào tiến hành mở cửa hội nhập cũng phải xây dựng những định hƣớng, chính sách tổng thể lâu dài cho quá trình tham gia vào các thể chế liên kết, hợp tác kinh tế toàn cầu và khu vực (nói cách khác, là chiến lƣợc tổng thể về hội nhập kinh tế quốc tế). Vì vậy, Đảng và Nhà nƣớc ta cần sớm hoàn thiện chiến lƣợc tổng thể về tham gia quá trình toàn cầu hoá kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là cơ sở để Đảng và Nhà nƣớc chỉ đạo, điều hành quá trình hội nhập một cách chủ động, nhất quán và đồng bộ. Đồng thời, đây cũng là cơ sở cho các doanh nghiệp, các ngành, các cấp chính quyền dựa vào để xây dựng các chƣơng trình hành động của mình, chuẩn bị chu đáo cho việc mở cửa, vƣơn ra thâm nhập thị trƣờng thế giới.

Trên cơ sở chiến lƣợc tổng thể về hội nhập, chúng ta xây dựng và thực hiện một lộ trình hội nhập chủ động, hợp lý. Một lộ trình “quá nóng” về mức độ và thời hạn mở cửa thị trƣờng vƣợt quá khả năng chịu đựng của nền kinh tế sẽ dẫn đến thua thiệt, đổ vỡ hàng loạt doanh nghiệp, vƣợt khỏi tầm kiểm soát của Nhà nƣớc, kéo theo nhiều hậu quả khó lƣờng. Để xây dựng lộ trình hội nhập hợp lý, cần tính toán đến điều kiện, khả năng cụ thể của từng ngành hàng, từng loại doanh nghiệp về các mặt công nghệ, trình độ tổ chức, quản lý sản xuất - kinh doanh ...

Song, điều đó không có nghĩa là “lộ trình càng dài càng tốt”. Bởi vì, lộ trình càng dài thì cũng đồng nghĩa với việc duy trì quá lâu chính sách bảo hộ, bao cấp của Nhà nƣớc, gây tâm lý trì trệ, ỷ lại, không tích cực cải tiến quản lý và công nghệ, làm suy yếu sức cạnh tranh của nền kinh tế,

dẫn đến tụt hậu ngày càng xa so với nền kinh tế các nƣớc trong khu vực và thế giới. Xác định lộ trình hội nhập quốc tế không chỉ là xác định thời gian mở cửa thị trƣờng nƣớc ta cho hàng hoá, dịch vụ và đầu tƣ nƣớc ngoài thâm nhập, mà còn xác định thời điểm nền kinh tế nƣớc ta phả i vƣơn lên, phát huy lợi thế so sánh, chiếm lĩnh thị phần ngày càng lớn trên thƣơng trƣờng quốc tế; thâm nhập ngày càng sâu vào thị trƣờng nƣớc ngoài không chỉ về thƣơng mại, mà cả về đầu tƣ và dịch vụ, nâng cao vị trí, vai trò của nền kinh tế nƣớc ta trong khu vực và trên thế giới, góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ.

Ba là, tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế, nâng cao hiệu lực quản lý kinh tế của Nhà nước. Xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ và hoàn chỉnh, phù hợp với thực tiễn đất nước và thông lệ quốc tế.

Đổi mới bên trong và hội nhập quốc tế là hai quá trình gắn bó chặt chẽ với nhau, hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau. Đổi mới bên trong tạo tiền đề và điều kiện thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế. Ngƣợc lại, hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra yêu cầu đẩy mạnh đổi mới và tạo điều kiện thúc đẩy quá trình đổi mới. Để hội nhập đạt kết quả tích cực, cần tiếp tục quá trình đổi mới kinh tế, cải cách thị trƣờng, phát huy vai trò quản lý của Nhà nƣớc. Cơ chế quản lý cần đƣợc đổi mới một cách sâu rộng, phát huy những yếu tố tích cực của cơ chế thị trƣờng, triệt để xoá bỏ bao cấp trong kinh doanh, tăng cƣờng vai trò quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nƣớc; đấu tranh có hiệu quả chống các hành vi tiêu cực, lãng phí, tham nhũng, gây rối thị trƣờng ... Nhà nƣớc tạo môi trƣờng pháp lý thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp cạnh tranh và hợp tác để phát triển, định hƣớng kinh tế - xã hội, duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô, điều tiết thu nhập, kiểm

tra, kiểm soát mọi hoạt động sản xuất - kinh doanh theo qui định của pháp luật.

Ngày nay, hội nhập quốc tế về mặt pháp lý đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, trong thời đại ngày nay, tất cả các quốc gia trên thế giới đều lấy pháp luật làm công cụ chủ yếu để quản lý và phát triển xã hội, làm thƣớc đo cho tự do, công bằng và bình đẳng trong các quan hệ xã hội trên phạm vi quốc gia và quốc tế. Do đó, để tạo điều kiện và tiền đề pháp lý cho giao lƣu và hội nhập quốc tế đạt hiệu quả cao, Việt Nam cần có một hệ thống pháp luật đồng bộ và hoàn chỉnh, phù hợp với điều kiện đất nƣớc và thông lệ quốc tế. Hệ thống pháp luật là công cụ đắc lực để thực thi cơ chế quản lý, giúp Nhà nƣớc kiểm soát và điều tiết nền kinh tế trong quá trình hội nhập. Các nguyên tắc của hội nhập kinh tế quốc tế sẽ đƣợc thực thi nghiêm túc, nếu công cụ này đƣợc tăng cƣờng và sử dụng có hiệu quả. Đây cũng là thông lệ và kinh nghiệm của tất cả các nƣớc trên thế giới trong quá trình hội nhập.

Trong thời gian qua, chúng ta đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng hệ thống pháp luật. Vấn đề quan trọng đặt ra lúc này là xác định rõ, trong bối cảnh hội nhập, hệ thống pháp luật của ta sẽ đƣợc cấu thành bởi những luật nào, để có kế hoạch xây dựng, củng cố, kiện toàn, ổn định lâu dài. Việc hoàn chỉnh luật pháp và chính sách của ta phải phù hợp với thông lệ quốc tế và những qui tắc của các tổ chức mà chúng ta tham gia; vừa phù hợp với đặc thù của nƣớc ta, vừa phải đảm bảo đƣợc định hƣớng XHCN. Biết vận dụng những “luật chơi” quốc tế để thực hiện mục tiêu của mình là yếu tố quan trọng giúp các doanh nghiệp đứng vững trong cuộc chơi chung. Để làm đƣợc điều đó, một đòi hỏi rất cấp bách hiện nay là đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ hoạch định luật pháp - chính sách về kinh tế.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần đi sâu nghiên cứu đề xuất những biện pháp, chính sách cần thiết, những giải pháp hữu hiệu để tận dụng các ƣu đãi mà quốc tế dành cho các nƣớc đang phát triển và kém phát triển (nhƣ qui chế tối huệ quốc, đãi ngộ quốc gia, chế độ hạn ngạch thuế quan, quyền tự vệ, chống bán phá giá ... ) để bảo vệ lợi ích của ta.

Bốn là, Tích cực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, chuẩn bị nguồn nhân lực, nhất là cán bộ trực tiếp làm công tác kinh tế đối ngoại và quản lý

doanh nghiệp, giúp họ có đủ trình độ, bản lĩnh, phẩm chất, năng lực hoàn

thành những nhiệm vụ đƣợc giao. Đây là yếu tố quan trọng để nƣớc ta tham gia hội nhập kinh tế quốc tế thắng lợi.

Nguồn lực con ngƣời đƣợc coi là vốn quí nhất, là yếu tố quyết định việc thực hiện thành công mọi đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách - kể cả chủ trƣơng, mục tiêu, nguyên tắc hội nhập. Nguồn lao động trẻ đƣợc giáo dục, đào tạo tốt, đức tính cần cù, trí thông minh ... là lợi thế so sánh rất quan trọng của nƣớc ta. Do vậy, cần coi trọng việc phát huy nhân tố con ngƣời để đảm bảo hội nhập thành công; ra sức đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ doanh nhân tài giỏi, đội ngũ khoa học - công nghệ và nhân công lành nghề, đội ngũ công chức tận tuỵ và thạo việc, trọng nề nếp, kỷ cƣơng, kỷ luật lao động luôn luôn đƣợc đề cao, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh đặc biệt đƣợc coi trọng. Trong việc đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, chúng ta cũng cần phải chú ý trang bị cho họ những quan điểm, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc; nâng cao trình độ chính trị, phẩm chất đạo đức, đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, pháp luật và hiểu biết thông lệ quốc tế. Thông qua các trƣờng lớp cơ bản cũng nhƣ thông qua hoạt động sản xuất - kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) toàn cầu hoá kinh tế và sự hội nhập của việt nam (Trang 70 - 90)