Những thuận lợi, khó khăn, vấn đề đặt ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) toàn cầu hoá kinh tế và sự hội nhập của việt nam (Trang 56 - 64)

Chương 2 : HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

2.1.2.Những thuận lợi, khó khăn, vấn đề đặt ra

Theo quan điểm của Đại hội Đảng lần thứ IX, để đảm bảo cho việc hội nhập kinh tế đƣợc chủ động, đạt hiệu quả cao, chúng ta cần phải “ biết ngƣời, biết ta”, phải nhận thức đƣợc nhũng thuận lợi và cơ hội cũng nhƣ những khó khăn và thách thức đang đặt ra trong quá trình hội nhập ; trên cơ sở đó, xác định đƣợc lộ trình, chiến lƣợc hội nhập phù hợp.

Đánh giá một cách khách quan thế và lực của mình, tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam có một số cơ hội và thuận lợi cơ bản.

Trƣớc hết, nhờ thực hiện đƣờng lối đổi mới, Việt Nam đã đạt đƣợc

nhiều thành tựu quan trọng, giữ vững đƣợc sự ổn định cao về kinh tế,

chính trị, xã hội; từ đó, hạn chế bớt đƣợc những tiêu cực do tác động mặt trái của toàn cầu hoá gây ra.

Bức tranh tổng quát trong thời gian qua là kinh tế tăng trƣởng khá, chính trị ổn định, an ninh quốc phòng và trật tự xã hội đƣợc giữ vững, đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân đƣợc cải thiện, công bằng xã hội từng bƣớc đƣợc đảm bảo, bộ mặt đất nƣớc thay đổi ở cả thành thị và nông thôn, vị thế của Việt Nam đƣợc nâng cao trên trƣờng quốc tế. Tại Hội nghị nhóm tƣ vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam lần thứ VI họp tại Pari (tháng 12/1998), các chuyên gia hàng đầu của Liên hiệp quốc, WB

đều đánh giá cao những thành tựu của Việt Nam và khẳng định: “cả thế giới đều biết đến những thành tựu kinh tế - xã hội của Việt Nam trong tiến trình đổi mới”, “rất ít nƣớc trên thế giới có đƣợc thành tựu to lớn nhƣ Việt Nam”, và quyết định tiếp tục tài trợ cho nƣớc ta với tổng giá trị ngày càng cao. Đó chính là sự thừa nhận của quốc tế về thành công của Việt Nam, đồng thời, đó cũng là những điều kiện, là thế và lực để giúp chúng ta hạn chế bớt đƣợc những tiêu cực do xu thế toàn cầu hoá kinh tế gây ra. Cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính châu Á (1997-1999) đã gây ra những biến động to lớn đối với nền kinh tế các nƣớc trong khu vực và thế giới, nó là một thách thức to lớn đối với Việt Nam; song, với sự ổn định về kinh tế, chính trị - xã hội, “Việt Nam đã vƣợt qua thử thách” và đƣợc xếp vào loại tăng trƣởng cao của châu Á.

Có thể nói, thành công của quá trình đổi mới và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế có mối quan hệ hỗ trợ cho nhau. Bởi vì, những cam kết quốc tế về hội nhập kinh tế không trái với những chủ trƣơng đổi mới của Đảng ta, ngƣợc lại, nó nhƣ một chất xúc tác thúc đẩy quá trình đổi mới thành công hơn. Thực hiện thành công đổi mới đã tạo điều kiện cho chúng ta hội nhập kinh tế có hiệu quả cao. Hội nhập có hiệu quả cao càng khẳng định đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng ta là đúng đắn. Chính trị - xã hội ổn định theo một khuynh hƣớng nhất quán sẽ đảm bảo vai trò định hƣớng trong hội nhập kinh tế quốc tế. Tham gia hội nhập tạo điều kiện cho chúng ta đảm bảo an ninh quốc gia, nhờ việc thiết lập các mối quan hệ nhiều chiều, đan xen lợi ích ở nhiều tầng nấc khác nhau.

Chúng ta có tiềm năng to lớn cả về tài nguyên thiên nhiên lẫn nguồn vốn con ngƣời để đi vào hội nhập với một vị thế xứng đáng. Những lợi thế đó gồm có : tài nguyên thiên nhiên phong phú mà hiện nay chúng ta chƣa đủ điều kiện để khai thác; có vị trí địa - chính trị quan trọng: vừa

nằm ở trong một khu vực phát triển năng động bậc nhất thế giới, vừa có những tuyến đƣờng hàng hải quan trọng ở châu Á - Thái Bình Dƣơng. Vì vậy, đây là một yếu tố chiến lƣợc quan trọng đối với hoạt động kinh tế thƣơng mại của khu vực và thế giới.

Việt Nam hiện nay tuy là quốc gia đang phát triển - xét về trình độ phát triển kinh tế, song nƣớc ta đƣợc đánh giá cao về chỉ số nguồn nhân lực. Với thị trƣờng gần 80 triệu dân, trong đó, tỷ lệ ngƣời trong độ tuổi lao động cao, có trình độ văn hoá, cần cù lao động và đặc biệt giá lao động rẻ là một ƣu thế lớn. Đó là lợi thế so sánh rất có ý nghĩa trong việc tham gia toàn cầu hoá kinh tế. Với số dân tƣơng đối đông nhƣ vậy, Việt Nam trở thành một thị trƣờng tiêu thụ tiềm tàng với sức mua ngày càng tăng. Đó là một trong những yếu tố quyết định trong phân công lao động và hợp tác quốc tế. Chúng ta đã tạo dựng đƣợc một sự tuỳ thuộc lẫn nhau đáng kể đối với các nền kinh tế thế giới và khu vực: về thị trƣờng nông sản (trong đó có gạo, cà phê, cao su, hạt điều) và thị trƣờng năng lƣợng (dầu lửa và khí đốt ...).

Chúng ta có những giá trị truyền thống quí báu từ ngàn xƣa để lại - đƣợc coi là một trong những nguồn lực nội sinh để tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Đó là truyền thống yêu nƣớc, tự hào dân tộc, ý chí tự lập tự cƣờng, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết các cá nhân- gia đình- làng xã- Tổ quốc thành một thể thống nhất, trọng đạo nghĩa, trọng chữ tín. Đó còn là đức tính cần cù, ham học hỏi, tinh thần sáng tạo, ý thức tiết kiệm... Những giá trị văn hoá truyền thống này đƣợc coi là tấm áo giáp để chống đỡ những hạn chế mà toàn cầu hoá kinh tế mang lại, là cơ sở để chúng ta tiếp biến nguồn lực ngoại sinh từ bên ngoài qua quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta có thể tranh thủ và kha i thác những qui chế, điều kiện ƣu đãi mà phần lớn các thể chế quốc tế giành cho các nƣớc chậm phát triển và đang phát triển để vừa bảo đảm hội nhập có hiệu quả, vừa bảo hộ hợp lý và phát triển vững chắc các ngành sản xuất trong nƣớc; có điều kiện để học hỏi kinh nghiệm của những nƣớc đi trƣớc, tránh đƣợc những sai lầm đáng tiếc mà họ đã mắc phải.

Nhờ mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, nƣớc ta sẽ khai thác đƣợc các nguồn lực bên ngoài vô cùng quan trọng để nhanh chóng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc - đó là nguồn vốn, công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Đồng thời, khai thác đƣợc những lợi thế trong nƣớc, những ngành, những hàng hoá có điều kiện sản xuất nhiều, có ƣu thế, nhƣng thị trƣờng tiêu thụ trong nƣớc có giới hạn. Điều đó cho phép khai thác có hiệu quả các lợi thế, khắc phục những hạn chế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, vƣợt qua nghèo nàn lạc hậu, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Bên cạnh những thuận lợi cơ bản nói trên, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đang gặp phải những khó khăn và thách thức không nhỏ ở cả tầm vĩ mô và vi mô.

Việt Nam tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với xuất

phát điểm thấp về trình độ phát triển kinh tế. Điều đó không chỉ thể hiện

ở GDP bình quân đầu ngƣời thấp, tiết kiệm thấp, tích luỹ và đầu tƣ chƣa cao, mà còn ở cả cơ cấu ngành của nền kinh tế, cả ở trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất và công nghệ sản xuất còn thấp so với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới (trình độ công nghệ của ta lạc hậu hơn so với thế giới từ 10 đến 30 năm ). Đó là khó khăn lớn nhất của chúng ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Do vậy, khả năng cạnh tranh của

các doanh nghiệp, các ngành sản xuất, các sản phẩm và dịch vụ của ta còn yếu." Theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới ( WEF ), năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam năm 1999 là 48/53, năm 2000 là 49/59, năm 2001 là 62/75 " [ 60, 30 ] . Điều đó nói lên rằng sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trƣờng thế giới còn rất kém. Đây là một thách thức to lớn đối với nền kinh tế nƣớc ta. Vì trong quá trình hội nhập kinh tế, Việt Nam sẽ dần cắt giảm và xoá bỏ các biện pháp bảo hộ sản xuất dƣới hình thức thuế quan và phi quan thuế, hàng hoá nƣớc ngoài sẽ dễ dàng lƣu thông trên thị trƣờng Việt Nam. Nếu Việt Nam không nhanh chóng đổi mới thiết bị công nghệ, đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao chất lƣợng hàng hoá, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá thì hậu quả sẽ làm cho hàng loạt doanh nghiệp phá sản.

Chúng ta đang phải giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu nhanh chóng hội nhập để tranh thủ các điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế với nhu cầu có đủ thời gian xây dựng một nền kinh tế có sức cạnh tranh để hội nhập có hiệu quả. Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta đứng trứơc yêu cầu phải chuyển đổi cơ cấu kinh tế đầu tƣ theo chiều sâu để nền kinh tế đủ sức cạnh tranh trên thị truờng quốc tế, rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa nƣớc ta với các nƣớc trong khu vực và thế giới. Nguy cơ tụt hậu về kinh tế ngày càng xa của Việt Nam so với các nƣớc trong khu vực và thế giới luôn là mối lo của toàn Đảng, toàn dân ta.

Trong khi đó, các doanh nghiệp của ta, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nƣớc, còn yếu cả về sản xuất, quản lý và năng lực cạnh tranh. Các doanh nghiệp hầu hết ở qui mô nhỏ, yếu kém cả về quản lý và công nghệ, hình thành và hoạt động quá lâu trong cơ chế bao cấp. Nếu trong một nền kinh tế mà việc kinh doanh của doanh nghiệp chủ yếu là tạo ra và cung ứng hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng trong nƣớc, là nhằm thoả mãn nhu

cầu của ngƣời tiêu dùng và các doanh nghiệp trong nƣớc, thì sẽ gặp muôn vàn khó khăn khi dƣới sự tác động của toàn cầu hoá kinh tế, đối tƣợng khách hàng đƣợc mở rộng hơn nhiều, phải đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong và ngoài nƣớc. Song, chúng ta chƣa tạo đủ cơ chế, biện pháp có hiệu lực để kích thích các doanh nghiệp gắn sự tồn tại và phát triển của mình với việc cải tiến sản xuất và kinh doanh, với việc nâng cao khả năng cạnh tranh trên thƣơng trƣờng quốc tế.

Trong thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều biện pháp khuyến khích đối với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài và coi các xí nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân. Cùng với sự cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, thì hình thức đầu tƣ nƣớc ngoài có sự thay đổi lớn, từ hợp tác, liên doanh là chính chuyển sang hình thức 100% vốn nƣớc ngoài ngày một tăng. Do đƣợc hƣởng những ƣu đãi về thuế, lợi tức, về các chi phí sản xuất, về thuế nhập khẩu..., các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đang dần dần chiếm phần lớn thị phần trong nƣớc, tạo sức ép lớn đối với sản xuất nội địa. Mặt khác, môi trƣờng cạnh tranh không bình đẳng đã hạn chế sự phát triển của doanh nghiệp trong nƣớc, đẩy nó tới nguy cơ mất an toàn thực sự.

Trở ngại càng không thể xem nhẹ, khi mà các cơ chế của nền kinh tế thị trƣờng của chúng ta còn sơ khai, chủ yếu đang trong giai đoạn hình thành, chƣa hoàn chỉnh; tƣ tƣởng bảo hộ còn nặng nề, việc chuyển dịch cơ cấu, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế diễn ra chậm chạp, chƣa thích hợp với yêu cầu hội nhập, trong khi đó nền kinh tế thị trƣờng thế giới hiện nay đã phát triển.

Hơn nữa, nền kinh tế thị trƣờng thế giới hiện nay đang nằm dƣới sự chi phối của các công ty xuyên quốc gia TBCN. Khi hội nhập, chúng ta phải tham gia vào các định chế kinh tế khu vực và toàn cầu. Các luật chơi

chúng ta chƣa thông thạo, kiến thức kinh tế thị trƣờng còn bất cập. Đó là chƣa kể chúng ta hội nhập để xây dựng nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN tất yếu sẽ vấp phải cả sự chống đối, thù địch, chứ không chỉ là sự cạnh tranh kinh tế đơn thuần.

Muốn hội nhập tốt, một trong những điều kiện quan trọng là phải có bộ máy điều hành có hiệu quả. Đây thực sự là một vấn đề nan giải của chúng ta hiện nay. Bộ máy quản lý cồng kềnh, kém hiệu lực; tình trạng tham nhũng trong xã hội đang trở thành quốc nạn. Nếu không cải cách bộ máy điều hành thì càng hội nhập, chúng ta càng thua thiệt.

Để điều hành tốt phải có hệ thống luật lệ, chính sách thống nhất, phù hợp với thông lệ quốc tế mà vẫn bảo đảm đƣợc chủ quyền quốc gia. Đây cũng là cái khó của ta trong quá trình tham gia toàn cầu hoá kinh tế. Hệ thống luật pháp quản lý kinh tế, quản lý xã hội chƣa hoàn chỉnh, chƣa đƣợc điều chỉnh tƣơng ứng với sự phát triển của nền kinh tế đang chuyển sang cơ chế thị trƣờng, còn nhiều điểm chƣa phù hợp với thông lệ và tập quán quốc tế. Chính điều này đã tạo ra tình trạng đầu cơ buôn lậu, phá rối thị trƣờng trong nƣớc, o ép các doanh nghiệp nội địa; một số ngƣời lợi dụng kẽ hở của pháp luật để tham nhũng, tuỳ tiện lạm dụng vốn, thực hiện giao dịch về tiền tệ, gây thất thoát vốn của các ngân hàng, của Nhà nƣớc.

Trƣớc yêu cầu tiếp tục công cuộc đổi mới và hội nhập trong giai đoạn hiện nay, đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ quản lý kinh tế nói riêng - xét về số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu - có nhiều mặt chƣa ngang tầm với nhiệm vụ. Tình trạng “vừa thừa, vừa thiếu” đang diễn ra khá phổ biến, nhất là cán bộ quản lý nhà nƣớc về kinh tế ở các bộ, ban ngành Trung ƣơng và địa phƣơng. Thừa cán bộ chƣa đƣợc đào tạo về quản lý kinh tế, cán bộ làm công tác đối ngoại thích ứng với kinh tế thị trƣờng và hội nhập kinh tế quốc tế; thiếu cán bộ có đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng đƣợc

yêu cầu quản lý của một nền kinh tế đang chuyển đổi. Cán bộ quản lý kinh doanh ở các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế về năng lực quản lý, kinh doanh kém hiệu quả, kinh nghiệm còn ít, nhất là trong quan hệ hợp tác kinh doanh với nƣớc ngoài và cạnh tranh quốc tế. Đội ngũ công nhân lành nghề còn thiếu, tình trạng “thừa thày, thiếu thợ” đang trở nên phổ biến. Nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều doanh nghiệp chƣa hiểu biết tƣờng tận, đầy đủ về các tổ chức cần hội nhập, thậm chí còn chƣa chuẩn bị tốt để sẵn sàng bƣớc vào hội nhập.

Một khó khăn, thách thức khác đang đặt ra là : hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi chúng ta phải đặt lợi ích lâu dài, cơ bản và mục tiêu phát triển chung của cả nền kinh tế lên trên một số lợi ích trƣớc mắt và quyền lợi cục bộ của một số ngành, một số doanh nghiệp và địa phƣơng. Xây dựng đất nuớc theo định hƣớng XHCN trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế có nghĩa là chúng ta phải tiếp tục cuộc cách mạng XHCN trong hoàn cảnh mới, với những nội dung và nhiệm vụ mới; tiếp tục cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc vì những mục tiêu vừa cấp bách trƣớc mắt, vừa cơ bản lâu dài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có thể thấy, tham gia vào xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đang có những cơ hội và thuận lợi cơ bản, song cũng phải đƣơng đầu với những thách thức và khó khăn to lớn. Đại hội IX của Đảng đã khẳng định: trƣớc mắt chúng ta có nhiều cơ hội lớn và những thách thức lớn trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) toàn cầu hoá kinh tế và sự hội nhập của việt nam (Trang 56 - 64)