Tên bài Tỉ trọng
Chương 1. Sự điện li (8 tiết) Trong đó:
- Lí thuyết: 5 tiết - Luyện tập: 2 tiết - Thực hành: 1 tiết Sự điện li
Acid – base – muối
Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
Bài thực hành số 1: Tính acid - base, phản ứng trao đổi ion trong dung dịch
Luyện tập chương 1
Chương 9. Aldehyde – ketone – carboxylic acid (10 tiết)
Aldehyde – ketone Trong đó:
- Lí thuyết: 3 tiết - Luyện tập: 5 tiết - Thực hành: 1 tiết - Kiểm tra: 1 tiết Carboxylic acid
Luyện tập: aldehyde – ketone – carboxylic acid
Bài thực hành số 6: Tính chất của aldehyde – ketone – carboxylic acid
Mặc dù, phân phối chương trình có giảm tải một số nội dung nhưng nhìn chung, nội dung chương trình được trải rộng, còn khá nhiều kiến thức, chủ yếu là các kiến thức hàn lâm và các tiết luyện tập tính toán, chưa có những giờ học trải nghiệm, hay học tập theo các chủ đề. Do đó, việc tổ chức dạy học theo các chủ đề được xem là hoạt động cần thiết. Từ những phân tích về cấu trúc chương 1 và chương 9 chương trình hóa học 11 – chương trình cơ bản, chúng tôi nhận thấy có nhiều bài, nhiều phần kiến thức có thể tiến hành tổ chức dạy học STEM để giúp HS phát triển NLVDKTHHVTT.
Như vậy, các chủ đề dạy học theo định hướng giáo dục STEM hoàn toàn có thể được tổ chức ở quy mô nhỏ trong quá trình dạy học kiến thức mới, hoạt động trải nghiệm hay nghiên cứu khoa học với quy mô lớn hơn.
2.2. Nguyên tắc và quy trình xây dựng chủ đề STEM nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cho học sinh vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cho học sinh
2.2.1. Nguyên tắc xây dựng chủ đề STEM nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cho học sinh thức hóa học vào thực tiễn cho học sinh
Việc xây dựng chủ đề STEM cần đảm bảo 6 nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc 1: Chủ đề bài học STEM tập trung vào các vấn đề của thực tiễn. - Nguyên tắc 2: Cấu trúc bài học STEM theo quy trình thiết kế kĩ thuật.
- Nguyên tắc 3: Phương pháp dạy học bài học STEM đưa HS vào hoạt động tìm tòi và khám phá, định hướng hành động, trải nghiệm và sản phẩm.
- Nguyên tắc 4: Hình thức tổ chức bài học STEM lôi cuốn HS vào hoạt động nhóm kiến tạo.
- Nguyên tắc 5: Nội dung bài học STEM áp dụng chủ yếu từ nội dung khoa học và toán mà học sinh đã và đang học.
- Nguyên tắc 6: Tiến trình bài học STEM tính đến có nhiều đáp án đúng và coi sự thất bại như là một phần cần thiết trong học tập.
2.2.2. Quy trình xây dựng chủ đề dạy học STEM nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cho học sinh kiến thức hóa học vào thực tiễn cho học sinh
Theo tác giả Nguyễn Thanh Nga và cộng sự (2017), các tiêu chí của chủ đề giáo dục STEM là: kiến thức thuộc lĩnh vực STEM, giải quyết vấn đề thực tiễn, định hướng thực hành, làm việc nhóm. Quy trình thiết kế chủ đề giáo dục STEM gồm 5 bước: Vấn đề thực tiễn → Ý tưởng chủ đề STEM → Xác định kiến thức STEM cần giải quyết → Xác định mục tiêu chủ đề STEM → Xây dựng bộ câu hỏi định hướng chủ đề STEM [5].
Theo tác giả Lê Xuân Quang (2017), quy trình xây dựng chủ đề STEM gồm 5 bước: Lựa chọn nội dung cụ thể trong môn học → Kết nối với những sản phẩm, vật phẩm ứng dụng trong thực tế → Phân tích ứng dụng → Chỉ ra các kiến thức liên quan trong các môn thuộc lĩnh vực STEM → Hình thành chủ đề [6]. Dựa trên sự nghiên cứu của các nhóm tác giả, chúng tôi đề xuất quy trình thiết kế chủ đề giáo dục STEM trong môn dạy học môn hóa học gồm các bước như sau:
- Bước 1: Lựa chọn chủ đề giáo dục STEM:
Để xác định chủ đề STEM, GV có thể lựa chọn một trong hai cách sau:
Cách 1: Xây dựng mạch nội dung chủ đề trong chương trình (cơ sở khoa học) → Lựa chọn chủ đề STEM để vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tiễn. Để lựa chọn chủ đề giáo dục STEM theo cách này, GV cần phải:
+ Xác định mục tiêu của phần/chương trong môn Hóa học.
+ Xác định các mạch nội dung cơ bản.
+ Lựa chọn các nội dung có thể gắn với các sản phẩm ứng dụng thực tiễn.
+ Phân tích các sản phẩm ứng dụng và xác định kiến thức các môn thuộc lĩnh vực STEM để giải quyết vấn đề.
+ Đặt tên cho chủ đề giáo dục STEM.
Cách 2: Xuất phát từ vấn đề thực tiễn → Lựa chọn chủ đề STEM nhằm xác định kiến thức làm cơ sở khoa học trong chương trình để giải quyết vấn đề thực tiễn.
+ Xác định vấn đề thực tiễn gắn liền với môn Hóa học. Đây là các tình huống có vấn đề, có thể là các ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày, con người cần giải quyết một công việc nào đó, thôi thúc HS tìm hiểu và thực hiện để đáp ứng nhu cầuXác định nội dung môn Hóa học liên quan vấn đề thực tiễn.
+ Xác định kiến thức các môn thuộc lĩnh vực giáo dục STEM để giải quyết vấn đề.
+ Đặt tên cho chủ đề giáo dục STEM.
- Bước 2: Xác định mục tiêu của chủ đề giáo dục STEM:
Xác định được các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ và năng lực mà HS cần hướng tới sau khi thực hiện chủ đề giáo dục STEM.
- Bước 3: Xác định các vấn đề cần giải quyết trong chủ đề giáo dục STEM:
Xây dựng được bộ câu hỏi định hướng phục vụ cho tổ chức hoạt động STEM.
+ Xác định các vấn đề cần giải quyết trong chủ đề giáo dục STEM.
+ Xây dựng các nội dung cụ thể cần sử dụng để giải quyết vấn đề.
+ Tương ứng với mỗi vấn đề trên đặt ra các câu hỏi định hướng có liên quan.
- Bước 4: Xác định các nội dung cụ thể cần sử dụng để giải quyết vấn đề trong chủ đề STEM:
Xây dựng các nội dung cụ thể trong từng môn học liên quan đến từng vấn đề. Tìm hiểu xem trong môn Hóa học, Toán học, Vật lí, Hóa học, Công nghệ,... có những nội dung nào liên quan đến chủ đề.
- Bước 5: Thiết kế hoạt động học tập:
Xác định tiến trình hoạt động trong dạy học của chủ đề giáo dục STEM.
+ Xác định điều kiện tổ chức hoạt động: không gian (lớp học, ở nhà, phòng thí nghiệm, cơ sở sản xuất ...); thời gian tổ chức hoạt động,…
+ Xác định các phương pháp và kĩ thuật dạy học chủ đạo để tổ chức hoạt động: dạy học giải quyết vấn đề, dạy học khám phá, dạy học dự án, dạy học hợp tác...; XYZ, mảnh ghép, khăn trải bàn, phòng tranh, ổ bi, bản đồ tư duy,..
+ Xác định phương tiện tổ chức hoạt động.
+ Xác định các bước thực hiện hoạt động: nêu rõ các thao tác tiến hành hoạt động. - Bước 6: Thiết kế các tiêu chí và bộ công cụ kiểm tra, đánh giá HS:
+ Thiết kế phiếu đánh giá sản phẩm: Xây dựng các chỉ tiêu đánh giá → Phân phối điểm hợp lí cho từng chỉ tiêu → Thiết lập phiếu đánh giá.
+ Thiết kế phiếu đánh giá hoạt động nhóm: Xây dựng các chỉ tiêu đánh giá → Phân phối điểm hợp lí cho từng chỉ tiêu → Hoàn thành phiếu đánh giá.
2.3. Một số chủ đề STEM hóa học 11 nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh vào thực tiễn cho học sinh
Phần hóa học 11 có nội dung phong phú, có thể xây dựng một số chủ đề dạy học STEM. Chúng tôi đã chọn và xây dựng 2 chủ đề như sau: