Một số ưu, nhược điểm của chất chỉ thị màu phổ biến hiện nay

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC MỘT SỐ CHỦ ĐỀ PHẦN HÓA HỌC LỚP 11 THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC HÓA HỌC VÀO THỰC TIỄN (Trang 55 - 58)

Ưu điểm Nhược điểm

- ... - ... - ... - ... - ... - ... - ... - ... - ... - ...

− GV cho HS quan sát video một số loại nguyên liệu tự nhiên có thể điều chế được giấy chỉ thị thay cho giấy quỳ tím, giấy pH.

− GV viên đặt ra thử thách cho HS: từ củ nghệ vàng, hoa chiều tím, rau dền đỏ và các dụng cụ cần thiết, hãy tạo ra chất chỉ thị để xác định acid, base.

Bước 2. Giao nhiệm vụ cho HS và xác lập yêu cầu của sản phẩm

− GV nêu nhiệm vụ: Các nhóm sẽ thực hiện dự án “Chế tạo giấy chỉ thị màu acid - base từ củ nghệ vàng, hoa chiều tím và rau dền đỏ”.

− GV thống nhất bảng tiêu chí đánh giá số (1), (2), (3) và (4) với HS.

Bước 3. GV thống nhất kế hoạch triển khai

Bảng 2. 5. Kế hoạch triển trai chủ đề "Chế tạo giấy chỉ thị màu từ một số loại rau củ, hoa quả tự nhiên"

Các bước Hoạt động chính Thời lượng Địa điểm

1. Tạo tình huống STEM

Hoạt động 1: Giao nhiệm vụ dự án

Tiết 1 Trên lớp

2. Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giải pháp

Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền và chuẩn bị bản thiết kế quy trình chế tạo sản phẩm để báo cáo.

3. Lựa chọn giải pháp

Hoạt động 3: Trình bày kiến thức nền và Báo cáo quy trình chế tạo giấy chỉ thị màu acid- base

Tiết 2 Trên lớp 4. Chế tạo mô hình, thử nghiệm, đánh giá Hoạt động 4: Chế tạo, thử nghiệm sản phẩm 1 tuần Ở nhà Hoạt động 5: Triển lãm, giới thiệu sản phẩm, và hoàn thiện quy trình.

Tiết 3 Trên lớp

− Trong đó, GV nêu rõ nhiệm vụ ở nhà của hoạt động 2 bằng 2 bộ câu hỏi định hướng cho 2 nhóm

Bộ câu hỏi định hướng (1)

1. 1. Khái niệm pH, giá trị pH và môi trường của dung dịch.

2. 2. Lựa chọn loại rau, củ, hoa quả dùng để làm giấy chỉ thị. Các chất chính có trong củ nghệ vàng, hoa chiều tím, rau dền đỏ là gì?

3. 3. Xây dựng quy trình sản xuất giấy chỉ thị từ tự nhiên. 4. 4. Xác định nguyên vật liệu, hoá chất, dụng cụ dự kiến.

5. 5. Tiến hành thí nghiệm kiểm định chất lượng sản phẩm bằng các dung dịch tại nhà. 6. 6. Chuẩn bị powerpoint và thuyết trình.

7. 7. Thiết kế poster giới thiệu sản phẩm nêu rõ công dụng, cách chế tạo, cách bảo quản sản phẩm.

Bộ câu hỏi định hướng (2)

1. 1. Bản chất và đặc điểm của chất chỉ thị acid - base.

2. 2. Lựa chọn loại rau, củ, hoa quả dùng để làm giấy chỉ thị. Các chất chính có trong củ nghệ vàng, hoa chiều tím, rau dền đỏ là gì?

3. 3. Xây dựng quy trình sản xuất giấy chỉ thị từ tự nhiên. 4. 4. Xác định nguyên vật liệu, hoá chất, dụng cụ dự kiến.

5. Tiến hành thí nghiệm kiểm định chất lượng sản phẩm bằng các dung dịch tại nhà.

6. Chuẩn bị powerpoint và thuyết trình.

7. Thiết kế poster giới thiệu sản phẩm nêu rõ công dụng, cách chế tạo, cách bảo quản sản phẩm.

Bước 4. HS thảo luận và báo cáo kết quả

− GV cho mỗi nhóm 10 phút để thảo luận nhóm

o Lập kế hoạch công việc.

o Phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

− GV mời đại diện HS của các nhóm lên trình bày.

Hoạt động 2:

Nghiên cứu kiến thức nền và phương án chế tạo giấy chỉ thị màu tự nhiên

(Thực hiện ở nhà – 1 tuần)

Mục đích

− HS nghiên cứu khái niệm pH, bản chất và đặc điểm của chất chỉ thị acid - base.

− HS tìm hiểu nguyên lí tạo ra chất chỉ thị acid - base từ các nguyên liệu dễ tìm trong cuộc sống.

− HS đề xuất được phương án để chế tạo mẫu giấy chỉ thị màu từ nguyên liệu tự nhiên.

Nội dung

− Nội dung 1: pH và môi trường của dung dịch.

− Nội dung 2: Chất chỉ thị màu acid – base.

− Nội dung 3: HS đề xuất phương án quy trình chế tạo giấy chỉ thị màu tự nhiên.

Dự kiến sản phẩm

− Slide báo cáo

Cách thức tổ chức hoạt động

− GV liên tục đốc thúc HS làm việc, sẵn sàng hỗ trợ khi HS có thắc mắc.

− Mỗi cá nhân HS tự tìm hiểu quy trình để chế tạo, sau đó làm việc nhóm, đưa ra quy trình tối ưu nhất.

QUY TRÌNH CHẾ TẠO GIẤY CHỈ THỊ MÀU TỪ CỦ NGHỆ VÀNG, HOA CHIỀU TÍM VÀ RAU DỀN ĐỎ

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC MỘT SỐ CHỦ ĐỀ PHẦN HÓA HỌC LỚP 11 THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC HÓA HỌC VÀO THỰC TIỄN (Trang 55 - 58)