5. PHIẾU HỌC TẬP
Phiếu học tập số (1) I. Giải bài toán pH
Bài toán 1: Dung dịch HCl có pH = 1. Cần pha loãng dung dịch trên bao nhiêu lần để
được dung dịch HCl có pH = 2?
... ... ...
Bài toán 2: Có 2 ml dung dịch acid HCl có pH = 1. Cần thêm bao nhiêu ml nước cất
để thu được dung dịch acid có pH = 4?
... ... ...
Bài toán 3: Cho dung dịch NaOH có pH = 13. Cần pha loãng dung dịch NaOH bao
nhiêu lần để thu được dung dịch NaOH có pH = 12?
... ... ...
Bài toán 4: Trộn 50 ml dung dịch HCl 0,12M với 50 ml dung dịch NaOH 0,1M thu
được dung dịch X. pH dung dịch X là?
... ... ...
Bài toán 5: Trộn 100 ml dung dịch HCl có pH = 2 với 100 ml dung dịch NaOH có
pH = a thu được dung dịch có pH = 7. Tìm a?
... ... ...
Dựa vào các bài toán đã giải, HS hãy đưa ra công thức để pha trộn dung dịch có pH từ 1 đến 14 hợp lý nhất. Gọi V1 là thể tích dung dịch HCl 0,1M; V2 là thể tích dung dịch NaOH 0,1M; VH2O là thể tích nước cần pha thêm vào dung dịch.
III. Thí nghiệm (Trong thí nghiệm này chúng ta sẽ pha chế dung dịch để được nồng
độ thích hợp dựa vào công thức đã tìm được)
1. Chuẩn bị
Nguyên vật liệu chuẩn bị Số lượng (đơn vị)
Ống nghiệm 14 ống Ống nhỏ giọt 4 cái Dung dịch HCl 0,1M Bình 1 lít Dung dịch NaOH 0,1M Bình 1 lít Nước cất 2 bình 1 lít Ống đong 2 ống 10ml, 2 ống 50ml 2. Tiến hành DD 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 VHCl VNaOH VH2O 6. THIẾT KẾ SẢN PHẨM 6.1. Xây dựng quy trình chế tạo a. Nguyên liệu và dụng cụ
b. Các bước chế tạo ... ... ... ... ... ... c. Một số lưu ý
1. Tỉ lệ giữa nguyên liệu và dung môi như thế nào? Thời gian ngâm trong bao lâu?
... ... ...
2. Khi ngâm nguyên liệu, tại sao cần cho thêm cồn 90o ?
... ... ...
3. Khi đổ dịch chiết nên cho vào dụng cụ làm bằng gì?
... ... ...
4. Giấy lọc được cắt theo hình dạng như thế nào để thuận tiện nhất?
... ...
5. Vì sao không dùng giấy trắng mà phải dùng giấy lọc?
... ... ...
6. Khi phơi khô giấy lọc cần lưu ý điều gì?
... ... ...
7. Bảo quản sản phẩm như thế nào để giữ sản phẩm được lâu nhất?
... ... ...
d. Nhận xét, góp ý của giáo viên và các nhóm
... ... ... ...
e. Quy trình hoàn thiện ... ... ... ... ... ... ...
6.2. Thiết kế sản phẩm và thử nghiệm tại nhà
Ghi lại các hoạt động, các vấn đề gặp phải, nguyên nhân và cách giải quyết (Kèm thời gian, thành viên thực hiện)
6.3. THỬ NGHIỆM SẢN PHẨM (Dán hình ảnh vào các cột bên dưới)
Chất thử nghiệm Giấy chỉ thị màu từ củ nghệ vàng Giấy chỉ thị màu từ hoa chiều tím Giấy chỉ thị màu từ rau dền đỏ Màu ban đầu Màu thu được Màu ban đầu Màu thu được Màu ban đầu Màu thu được Nước chanh Nước rửa chén Xà phòng giặt Thuốc tẩy
Mẫu cá lúc mới mua về
Mẫu thịt lúc mới mua về
6.3. Thiết kế poster
Ghi lại các thành viên tham gia, thời gian và đính kèm hình ảnh.
6.3. THÀNH PHẨM
6.3.1. Thử nghiệm với dung dịch có pH từ 1-14 tại lớp
(Đính kèm hình ảnh)
6.3.2. Góp ý và chỉnh sửa sản phẩm (Thực hiện trong buổi trình bày sản phẩm)
• Ghi lại góp ý, nhận xét của các nhóm và giáo viên về sản phẩm của nhóm khi báo cáo
• Đưa ra các điều chỉnh cần thiết để hoàn thiện sản phẩm
6.3.3. Sản phẩm và hình ảnh minh họa hoạt động của nhóm
Dán các hình ảnh về sản phẩm giấy chỉ thị màu, hình ảnh minh hoạ hoạt động nhóm, có thể bao gồm đường link YouTube video mô tả quá trình làm việc nhóm.
2.3.1.2. Chủ đề “Sản xuất giấm hoa quả”
CHỦ ĐỀ DẠY HỌC STEM: SẢN XUẤT GIẤM HOA QUẢ 1. Tên chủ đề
SẢN XUẤT GIẤM HOA QUẢ (Số tiết: 03 – Lớp 11) 2. Mô tả chủ đề
Giấm ăn là một loại gia vị thiết yếu trong nhà bếp của các bà nội trợ Việt. Loại gia vị này được thêm vào thức ăn, nước chấm để tạo vị chua, muối chua một số loại rau quả hoặc dùng rửa cá để khử bớt mùi tanh… Đặc biệt, giấm ăn chứa nhiều các dinh dưỡng như vitamin, acid amin, các acid hữu cơ, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nên được nhiều gia đình ưa chuộng. Ngoài ra, giấm ăn còn có nhiều công dụng khác như: diệt cỏ dại, ngăn ngừa kiến, đánh bóng xe, làm tươi rau bị héo, làm dịu vết ong hoặc sứa đốt, chữa da bị cháy nắng, làm dầu xả cho tóc, làm da bớt khô và ngứa, đánh bóng bồn tắm, giữ sơn móng tay lâu, tẩy vết bẩn trên thảm, tẩy vết cặn mồ hôi trên áo, trị mụn trứng cá và mụn bọc,…
Quy trình sản xuất giấm ăn khá đơn giản, người ta chọn phương pháp lên men các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột và đường như gạo hoặc trái cây. Cũng chính vì thế sản phẩm giấm ăn thu được có chứa thêm một lượng lớn các acid amin, vitamin và muối khoáng có sẵn trong gạo hoặc trái cây.
Tuy nhiên, thời gian vừa qua, báo chí đã đẩy lên một hồi chuông báo động về việc giấm ăn đang được bán trên thị trường đa phần được pha từ hóa chất - acetic acid dùng trong công nghiệp – và nước lã. Loại giấm bẩn này nếu đưa vào cơ thể gây ra ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe của người dùng. Trước những thông tin ấy, người tiêu dùng vô cùng băn khoăn, lo lắng trong việc lựa chọn sản phẩm giấm an toàn cho gia đình mình. Trong chủ đề này, HS sẽ thực hiện dự án “Sản xuất giấm hoa quả”. Thông qua
chủ đề, các em sẽ có được những hiểu biết về giấm ăn, cách phân biệt giấm ăn an toàn, tìm hiểu một số ứng dụng của giấm gạo, giấm hoa quả trong đời sống thực tiễn và trãi nghiệm quy trình làm giấm ăn ngay tại nhà bằng phương pháp lên men truyền thống.
3. Mục tiêu
a. Kiến thức
+ HS trình bày được cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng, điều chế của acetic acid, phản ứng thủy phân tinh bột, lên men đường, lên men alcohol.
+ HS nêu được các ứng dụng của giấm ăn trong đời sống.
+ HS giải thích được các bước làm giấm ăn theo kiến thức hóa học.
+ HS vận dụng được các tính chất hóa học của giấm vào đời sống.
− Sinh học: Nêu được tác dụng của giấm ăn với sức khỏe con người;
− Tin học: Tra cứu các thông tin cần thiết để tìm hiểu về giấm ăn, biết sử dụng máy tính xách tay, trình chiếu PowerPoint và phần mềm hỗ trợ thực hiện dự án;
− Công nghệ: Sử dụng các nguyên liệu điều chế giấm ăn, sử dụng các dụng cụ thực nghiệm.
− Toán học: Tính toàn lượng nguyên liệu cần dùng để làm giấm ăn và tính toán chi phí, lãi suất khi khởi nghiệp với sản phẩm giấm ăn.
b. Phát triển phẩm chất
− Nâng cao ý thức, thái độ tích cực trong vấn đề dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm; biết quan tâm, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bản thân và người khác;
− Tích cực chủ động làm việc một cách khoa học, hiệu quả;
− Nâng cao tinh thần hợp tác, làm việc theo nhóm. Bồi dưỡng hứng thú, say mê môn Hóa học, ham tìm tòi, khám phá.
c. Định hướng phát triển năng lực
− Năng lực chung:
+ Phát triển năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp trong quá trình làm việc nhóm.
+ Phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong việc tra cứu, tìm kiếm thông tin cũng như trình bày sản phẩm theo nhóm.
− Năng lực đặc thù môn học:
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
+ Năng lực thực nghiệm hóa học.
+ Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
Bảng 2. 11. Kiến thức STEM trong chủ đề "Giấm hoa quả" Sản phẩm Khoa học (S) Công nghệ (T) Kĩ thuật (E) Toán học (M) Giấm hoa quả
(Giấm táo, giấm chuối, giấm dứa). Thành phần hóa học của giấm ăn; các phản ứng hóa học xảy ra trong quá trình làm thành sản phẩm giấm ăn; những kiến thức khoa học có liên quan đến tác động tích cực đối với sức khỏe và đời sống kinh tế con người. Các thiết bị, dụng cụ dùng để thực nghiệm; máy tính; các phần mềm hỗ trợ. Sơ đồ/bản vẽ quy trình điều chế giấm ăn; bản trình chiếu PowerPoint hoặc sơ đồ mô tả vai trò giấm ăn. Tính toán lượng nguyên liệu cần dùng để làm giấm ăn và giá trị kinh tế của giấm ăn đem lại.
5. Chuẩn bị
− Giáo viên:
+ Phương pháp dạy học dự án là chủ yếu; kết hợp dạy học nhóm.
+ Bảng kiểm quan sát.
+ Bộ câu hỏi định hướng.
+ Phiếu đánh giá dự án của GV và HS.
+ Nguồn tài liệu tra cứu.
+ Nội dung kiến thức chốt sau dự án hoàn thành.
+ Trang thiết bị dạy học cần thiết để thực hiện dự án, nguyên liệu cần dùng để làm thí nghiệm thực hành.
− HS: Sách giáo khoa, sách tham khảo, máy tính… kiến thức liên quan đến giấy chỉ thị; dụng cụ, thiết bị học tập và các phầm mềm hỗ trợ khác.
6. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1:
Xác định yêu cầu đối với quy trình chế tạo và sản phẩm giấm hoa quả (Tiết 1 – Thời gian: 45 phút)
Mục đích
− HS nhận ra được vai trò của giấm hoa quả đối với sức khỏe con người.
− HS trình bày kế hoạch công việc và phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm.
− Tiếp nhận được nhiệm vụ đề ra quy trình Sản xuất giấm hoa quả tại nhà và hiểu rõ các tiêu chí đánh giá sản phẩm.
Nội dung
− GV tổ chức cho HS xem video về mặt lợi ích của giấm hoa quả.
− Từ video tìm hiểu kiến thức, GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện dự án làm giấm hoa quả tại nhà.
− GV thống nhất với HS về kế hoạch triển khai dự án và tiêu chí đánh giá sản phẩm của dự án.
− HS thảo luận nhóm thống nhất kế hoạch thực hiện.
Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS
Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được các sản phẩm sau:
− Bảng mô tả nhiệm vụ của dự án và nhiệm vụ các thành viên; thời gian thực hiện dự án và các yêu cầu đối với sản phẩm trong dự án.
Cách thức tổ chức hoạt động
Bước 1. Đặt vấn đề, chuyển giao nhiệm vụ
− GV đặt vấn đề cho HS: Giấm hoa quả mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, giấm ăn đang được bán trên thị trường đa phần được pha từ hóa chất - acetic acid dùng trong công nghiệp và nước lã. Loại giấm bẩn này nếu đưa vào cơ thể gây ra ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe của người dùng. Do đó, mỗi HS cần trang bị cho mình kĩ năng tự chế tạo được loại giấm vừa an toàn, vừa tiết kiệm, vừa thân thiện với môi trường.
− GV cung cấp cho HS kiến thức về thành phần dinh dưỡng của giấm (Trong phần hồ sơ học tập của nhóm).
− GV yêu cầu HS thảo luận nhóm sau đó trình bày về lợi ích của giấm ăn nói chung và giấm hoa quả nói riêng.
− GV viên đặt ra thử thách cho HS: Sản xuất giấm hoa quả tại nhà.
Bước 2. Giao nhiệm vụ cho HS và xác lập yêu cầu của sản phẩm
− GV nêu nhiệm vụ: Các nhóm sẽ thực hiện dự án “Sản xuất giấm hoa quả”.
− Sản phẩm giấm hoa quả cần đạt được các yêu cầu như bảng tiêu chí 2.1, 2.2, 2.3, 2.4
(Trong phần hồ sơ học tập của nhóm).
Bước 3. GV thống nhất kế hoạch triển khai
Bảng 2. 12. Kế hoạch triển trai chủ đề "Giấm hoa quả"
Các bước Hoạt động chính Thời lượng Địa điểm
1. Tạo tình huống STEM
Hoạt động 1: Giao nhiệm vụ dự án
Tiết 1 Trên lớp
2. Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giải pháp
Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền và chuẩn bị bản thiết kế quy trình chế tạo sản phẩm để báo cáo.
1 tuần Ở nhà
3. Lựa chọn giải pháp
Hoạt động 3: Trình bày kiến thức nền và báo cáo quy trình Sản xuất giấm hoa quả và hoàn thiện quy trình.
Tiết 2 Trên lớp 4. Chế tạo mô hình, thử nghiệm, đánh giá Hoạt động 4: Chế tạo, thử nghiệm sản phẩm. 1 tuần Ở nhà Hoạt động 5: Triển lãm, giới thiệu và thử nghiệm sản phẩm.
Tiết 3 Trên lớp
− Trong đó, GV nêu rõ nhiệm vụ ở nhà của hoạt động 2 bằng 2 bộ câu hỏi định hướng cho 2 nhóm.
Bộ câu hỏi định hướng (1)
1. Thiết kế sơ đồ tư duy về định nghĩa carboxylic acid, phân loại, cách gọi tên, công thức phân tử và tính chất vật lí của carboxylic acid.
2. Nêu đặc điểm, công dụng, cách làm một số loại giấm hoa quả.
3. Những loại hoa quả nào phù hợp để làm giấm, hãy lựa chọn một hoặc một số loại hoa quả để làm giấm.
4. Đề xuất cách kiểm tra chất lượng giấm hoa quả: màu, mùi vị và thử bằng phương pháp hóa học.
5. Xây dựng ý tưởng khởi nghiệp từ giấm hoa quả. Thiết kế logo, cách bảo quản và đóng gói sản phẩm, dự toán kinh phí và lãi suất. Tính toán đầu ra của sản phẩm. 6. Chuẩn bị powerpoint để thuyết trình về quá trình làm giấm hoa quả, ý tưởng khởi nghiệp và chế biến một món ăn có sử dụng giấm hoa quả.
Bộ câu hỏi định hướng (2)
1. Thiết kế sơ đồ tư duy về tính chất hóa học của carboxylic acid. 2. Nêu đặc điểm, công dụng, cách làm một số loại giấm hoa quả.
1. 3. Những loại hoa quả nào phù hợp để làm giấm, hãy lựa chọn một hoặc một số loại hoa quả để làm giấm.
2. 4. Đề xuất cách kiểm tra chất lượng giấm hoa quả: màu, mùi vị và thử bằng phương pháp hóa học.
3. 5. Xây dựng ý tưởng khởi nghiệp từ giấm hoa quả. Thiết kế logo, cách bảo quản và đóng gói sản phẩm, dự toán kinh phí và lãi suất. Tính toán đầu ra của sản phẩm. 1. 6. Chuẩn bị powerpoint để thuyết trình về quá trình làm giấm hoa quả, ý tưởng khởi
nghiệp và chế biến một món ăn có sử dụng giấm hoa quả.
Bước 4. HS thảo luận và báo cáo kết quả
− GV cho mỗi nhóm 10 phút để thảo luận nhóm
o Lập kế hoạch công việc và phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
− GV mời đại diện HS của các nhóm lên trình bày.
Hoạt động 2:
Nghiên cứu kiến thức nền và phương án Sản xuất giấm hoa quả
Mục đích
− HS nghiên cứu kiến thức nền về carboxylic acid.
− HS đề xuất được phương án để chế tạo mẫu giấy chỉ thị màu từ nguyên liệu tự nhiên.
Nội dung
− Nội dung 1: Định nghĩa carboxylic acid, phân loại, cách gọi tên, công thức phân tử và tính chất vật lí của carboxylic acid.
− Nội dung 2: Tính chất hóa học của carboxylic acid.
− Nội dung 3: HS đề xuất phương án quy trình Sản xuất giấm hoa quả.
Dự kiến sản phẩm
− Slide báo cáo.
Cách thức tổ chức hoạt động
− GV liên tục đốc thúc HS làm việc, sẵn sàng hỗ trợ khi HS có thắc mắc.
− Mỗi cá nhân HS tự tìm hiểu quy trình để chế tạo, sau đó làm việc nhóm, đưa ra quy trình tối ưu nhất.
QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIẤM HOA QUẢ
Bảng 2. 13. Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ Sản xuất giấm hoa quả
Nguyên vật liệu Dụng cụ
- Quả táo (~100g) - Trái chuối - Trái dứa
- 4 gam Đường trắng/nâu - 200ml Nước sạch
- Lọ thủy tinh đã được làm sạch qua nước nóng.
- Miếng vải xô.
- Bước 1: Mua nguyên liệu, sau đó đem về rửa sạch với nước muối pha loãng rồi để ráo
(Chuối và dứa ta không lấy vỏ nên có thể bỏ qua bước này).
- Bước 2: Cắt lát nhỏ quả táo (Bỏ hạt) cắt nhỏ để tăng diện tích tiếp xúc.