.Chỉ đạo phát triển kinh tế dịch vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện chương mỹ, hà nội lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm 2008 đến năm 2015 (Trang 43)

Song song với phát triển kinh tế công nghiệp - xây dựng, Đảng huyện Chương Mỹ còn chú trọng đầu tư thực hiện nhiều chính sách để phát triển ngành thương mại- dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế toàn diện. Đảng bộ thành phố luôn xác định phát triển các lĩnh vực thương mại- dịch vụ- du lịch phù hợp với xu thế phát triển nhanh của kinh tế thị xã trong điều kiện hội nhập quốc tế.

Ngay sau Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVIII Thành ủy, UBND Huyện đã đề ra những nghị quyết, chương trình, kế hoạch nhằm phát triển kinh tế phù hợp với hướng phát triển chung của tỉnh, đồng thời phải theo định hướng phát triển của thành ủy mà Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVIII (2005 - 2010) đề ra.

Ngành thương mại – du lịch , tiếp tục phát triển ổn định . Giá trị sản xuất của ngành ước đạt 665 tỷ đồng, tăng 1% so với kế hoạch , bằng 18.5% so với cùng kỳ.Công tác xây dựng cơ bản các hạng mục về giao thơng, cơng

trình y tế, trường học, trụ sở , nhà làm việc, nhà văn hố các thơn, di tích lịch sử được tăng cường. Cơng tác bưu chính viễn thơng, vấn đề quản lý đất đai , bảo vệ mội trường được đẩy mạnh.

“Nghị quyết số 05-NQ/TU Về chương trình phát triển thương mại – du lịch- dịch vụ giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020”. Hoạt động thương mại- dịch vụ phát triển nhanh và ổn định, phục vụ yêu cầu các ngành sản xuất kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng của dân cư. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 24,61%, tăng 7,61% so với mục tiêu Đại hội đề ra. Đến năm 2010, trên địa bàn thành phố có 5.332 cơ sở kinh doanh, tăng 1.178 cơ sở so với năm 2005; số hộ có vốn kinh doanh hàng tỷ đồng ngày càng tăng. Đến năm 2010, giá trị sản xuất thương mại năm 2010 đạt 1.862.000 triệu đồng tăng gấp 3 lần năm 2005 [92, tr.1]. Nhiều doanh nhân đầu tư hàng tỷ đồng cho phát triển thương mại, dịch vụ chất lượng cao như: nhà hàng, siêu thị…

Năm 2010 được ngân sách Thành phố đầu tư hơn 600 tỷ đồng , ngân sách huyện 132 tỷ đồng và sự đóng góp của nhân dân cùng với các nguồn tài trợ khác, Chương Mỹ đã triển khai thực hiê ̣n 383 dự án, chủ yếu là các cơng trình giao thơng , trường ho ̣c, trụ sở, trạm y tế , thủy lợi như : Đường đê Đáy và trên 127 km đường liên huyê ̣n , liên xã; các trạm bơm Hạ Dục , An Sơn, đê Tả Bùi, hồ Đồng Sương…

Đẩy mạnh ứng dụng những tiến bộ khoa học - công nghệ vào trong nông nghiệp, nông thôn được Đảng bộ Chương Mỹ luôn coi trọng và ngày càng phát triển nhanh chóng. Từ cơng việc ngoài đồng ruộng, thu hoạch, phơi sấy, bảo quản và chế biến nông sản đến lưu thông, vận chuyển tới tay người tiêu dùng đều được thực hiện kịp thời và hiệu quả. Mức độ điện khí hóa trong nơng nghiệp và nông thôn ngày một tăng. Trong chế biến nông sản, máy xay sát thay thế hoàn toàn cho cối xay thủ cơng. Đặc biệt, cơ giới hóa trong khâu làm đất, phun thuốc trừ sâu, thu hoạch lúa... đã được phổ biến trên toàn bộ các địa bàn Chương Mỹ. Điều này đã góp phần giải phóng sức lao động, làm tăng năng suất lao động,

thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông thôn.

Hệ thống cung cấp nước sạch của huyê ̣n tiếp tục được đầu tư mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ. Hệ thống chiếu sáng công cộng được chỉnh trang, nâng cấp tạo ra diện mạo mới, văn minh và hiện đại hơn. Việc quản lý hè phố, làn đường và hoạt động bán hàng đạt được kết quả bước đầu.

Tăng cường công tác quản lý đất đai, công khai hóa các thủ tục hành chính cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, huyê ̣n đã cơ bản hoàn thành viê ̣c cấp giấy chứng nhâ ̣n sử du ̣ng đất nông nghiê ̣p đa ̣t 96%. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đất đai tiếp tục được coi trọng, việc quản lý đất đai từng bước đi vào nền nếp. Chỉ đạo đẩy ma ̣nh công tác thu gom rác thải, vê ̣ sinh môi trường theo hướng mở rô ̣ng xã hô ̣i hóa, thực hiê ̣n tốt công tác thu gom rác thải trên đi ̣a bàn huyện, hạn chế tình trạng đổ rác bừa bãi làm mấ t vê ̣ sinh môi trường. Tâ ̣p trung chỉ đa ̣o ki ̣p thời khắc phu ̣c hâ ̣u quả về ô nhiễm môi trường do đợt mưa úng năm 2008. Đã triển khai xây dựng dự án xử lý rác thải ta ̣i núi Thoong - xã Tân Tiến, đồng thời đề nghi ̣ Thành phố triển khai xây dựng dự án xử lý rác với công nghê ̣ cao ta ̣i thôn Đồng Ké - xã Trần Phú.

Về tài chính ngân hàng, Đảng bộ Chương Mỹ đã sát sao, kịp thời chỉ đạo hồn thành dự tốn thu, quản lý và khai thác các nguồn thu, đảm bảo thu đúng, thu đủ theo các sắc thuế. Đồng thời có các biện pháp thu các khoản thu phí, lệ phí, quỹ phịng chống thiên tai, thu các hộ kinh doanh tại các làng nghề. Thu các nguồn vốn từ đất để tạo nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng ở các xã, thị trấn.

Về thủy lợi, cùng với quá trình chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, Đảng bộ huyện Chương Mỹ đặc biệt quan tâm tới việc tu bổ, sửa chữa kịp thời, thủy nông nội đồng tiếp tục được xây dựng. Ngoài trạm bơm Hạ Dục, An Sơn. Hằng năm, hệ thống mương máng, cầu cống được đào đắp với hàng vạn mét khối đất đá, đầu tư hàng vạn ngày công.

Tiểu kết chƣơng I.

Ngay từ khi sát nhập với Hà Nô ̣i (năm 2008), dưới sự chỉ đa ̣o của Thành ủy Hà Nội, Đảng bô ̣ huyê ̣n Chương Mỹ đã ki ̣p thời chỉ đạo tập trung chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp kết hợp với khôi phục ngành nghề truyền thống và phát triển nghề mới. Huyện đã tập trung chỉ đạo nhân rộng các mơ hình nơng nghiệp giá trị kinh tế cao nhằm phát huy tối đa hiệu quả giá trị sử dụng đất ở địa phương. Bên cạnh đó là sự quyết tâm của bà con nông dân huyện đã khắc phục những khó khăn, vượt qua thử thách về thiên tai với trận lụt lịch sử vào năm 2008, vượt qua những trở ngại của nền kinh tế những năm khủng hoảng và đạt nhiều thành tựu mới. Cơ cấu KTNN có sự chuyển dịch tích cực. Sản xuất nơng sản, thủy sản tiếp tục phát triển; cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch theo hướ ng tăng dần tỷ trọng chăn ni, hình thành nên những vùng chuyên canh từng bước gắn liền phát triển công nghiệp chế biến và xuất khẩu;…

Tuy nhiên, bên cạnh đó, Đảng bộ huyện Chương Mỹ trong quá trình, lãnh đạo, chỉ đạo còn những tồn tại, hạn chế. Việc quản lý các HTX nơng nghiệp cịn nhiều hạn chế, hoạt động kém hiệu quả.Việc ứng dụng khoa học-công nghệ sản xuất nông nghiệp cịn thấp, chưa tạo được sản phẩm hàng hóa nơng nghiệp sạch, có thương hiệu trên thị trường. Đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Tình trạng vi phạm luật đê điều và pháp lệnh khai thác, bảo vệ cơng trình thủy lợi chưa được ngăn chặn triệt để. Kết quả đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thơn cịn hạn chế. Thu hút đầu tư của các doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thơn cịn hạn chế, bất cập. Ô nhiễm môi trường ở nông thôn, đặc biệt ở các làng nghề, nơi chăn nuôi tập trung và các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm trong khu dân cư có xu hướng ngày càng bức xúc. Trước những tồn tại đó, Đảng bộ huyê ̣n đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm để đề ra được phương hướng, nhiệm vụ đẩy ma ̣nh phát triển KTNN ở những năm tiếp theo.

Chương 2. ĐẢNG BỘ HUYỆN CHƢƠNG MỸ LÃNH ĐẠO ĐẨY

MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ GIAI ĐOẠN TỪ 2011 ĐẾN NĂM 2015 2.1. Chủ trƣơng của Đảng, của Đảng bộ thành phố Hà Nội và sự vận dụng của Đảng bộ huyện Chƣơng Mỹ.

2.1.1. Chủ trương chung của Đảng và của Đảng bộ thành phố Hà Nội.

2.1.1.1.Chủ trương của Đảng

Đại hội XI của Đảng đã tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 và thông qua Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, tiếp tục đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nhanh, bền vững; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, xây dựng nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Mục tiêu tổng quát: Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến

đấu của Đảng; đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; phát triển kinh tế nhanh, bền vững; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; tăng cường hoạt động đối ngoại; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại [36, tr.1].

Một số nhiệm vụ chủ yếu: Ổn định kinh tế vĩ mơ, đổi mới mơ hình tăng

trưởng và cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, phát triển bền vững; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại. Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chuyển đổi mơ hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững. Thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, trọng tâm là cơ cấu lại các ngành sản xuất, dịch vụ phù hợp với các vùng; thúc đẩy cơ cấu lại và điều chỉnh chiến lược phát triển

doanh nghiệp; tăng nhanh giá trị nội địa, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và của cả nền kinh tế. Ưu tiên phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt là công nghiệp sản xuất trang thiết bị, máy móc làm đất, thu hoạch, bảo quản, chế biến sản phẩm nông - lâm - thuỷ sản, sản phẩm xuất khẩu; sản xuất phân bón, thức ăn cho chăn nuôi và thuốc bảo vệ động, thực vật. Phát triển nơng nghiệp tồn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, phát huy lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới. Trên cơ sở tích tụ đất đai, đẩy mạnh cơ giới hố, áp dụng cơng nghệ hiện đại (nhất là cơng nghệ sinh học); bố trí lại cơ cấu cây trồng, vật nuôi; phát triển kinh tế hộ, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp, vùng chun mơn hố, khu nơng nghiệp cơng nghệ cao, các tổ hợp sản xuất lớn. Thực hiện tốt việc gắn kết chặt chẽ “bốn nhà” (nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, Nhà nước) và phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở khu vực nông thôn. Phát triển các hiệp hội nông dân và các tổ chức khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, tạo điều kiện để các tổ chức này hoạt động thiết thực, có hiệu quả [36, tr.17].

2.1.1.2.Chủ trương của Đảng bộ Thành phố Hà Nội

Thực hiện Nghị quyết số 15 của Quốc hội (khóa VII), từ ngày 01/8/2008, thủ đô Hà Nội được điều chỉnh, mở rộng địa giới hành chính, diện tích tăng lên gấp đôi, dân số tăng cũng gần gấp đôi, mở ra triển vọng lớn để Hà Nội phát triển nhanh, toàn diện và bền vững. Đối với nền KTNN, tiếp thu Nghị quyết 7 của Trung ương Đảng, trong Chương trình cơng tác của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội đã được đề ra mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế ngoại thành, từng bước hiện đại hóa nơng thơn giai đoạn 2006-2010. Nay tiếp tục phát triển mục tiêu đó, mục tiêu đề ra trong lĩnh vực nơng nghiệp bình qn đạt 70 triệu đồng/ ha.

Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn theo hướng hiện đại, chú trọng các dự án giao thông, xử lý nước thải và môi trường, thủy lợi, nước sạch và các cơng trình phúc lợi xã hội phục vụ cho đời sống nhân dân, tạo sự

chuyển biến mạnh mẽ về thu hút đầu tư có trọng điểm, mở thêm các khu cơng nghiệp mới, phát triển mạnh TTCN và làng nghề; phát triển, cải tạo và nâng cao chất lượng mạng lưới thương mại ở nông thôn, xây dựng các cụm dịch vụ thương mại ở thị trấn, thị tứ. Hình thành rõ nét các điểm, vùng sản xuất hàng hóa tập trung theo hướng nông nghiệp sinh thái, sản xuất sản phẩm chất lượng cao và an toàn [92].

Nhiệm vụ phát triển kinh tế mà Đảng bộ Thành phố đã cụ thể trong việc “Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động”. Trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Đảng bộ Thành phố đã chú trọng nhanh chóng đưa các khu công nghiệp tập trung, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, 5 dự án làng nghề triển khai và hoạt động; tạo mặt bằng các khu công nghiệp mới để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp; tiếp tục khôi phục và mở rộng các làng nghề truyền thống có lợi thế về nguyên liệu, phát triển các nghề mới. Quy hoạch và triển khai các dự án chuyển đổi nghề ở nơng thơn đối với những xã có tốc độ đơ thị hóa nhanh. Gắn hiện đại hóa cơng nghệ với xử lý môi trường trong sản xuất ở các cụm công nghiệp chế biến, giết mổ gia súc gia cầm, chế biến rau quả; trước mắt triển khai xây dựng 3-4 cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm; 2 cơ sở sơ chế, chế biến rau, quả tập trung với quy mô hiện đại, tạo tiền đề cho việc tổ chức lại hệ thống sản xuất, giết mổ gia súc gia cầm trên địa bàn thành phố [92].

Đối với việc chuyển dịch cơ cấu cây nông nghiệp, Đảng ủy cũng nêu rõ Phấn đấu đến năm 2010 chuyển đổi tối thiểu 30% diện tích trồng lúa nước sang các loại cây trồng, vật ni có giá trị kinh tế cao. Phát triển mạnh các loại hình nơng nghiệp đơ thị sinh thái, thương mại, dịch vụ và du lịch; mở rộng quy mơ sản xuất hàng hóa, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân và yêu cầu xuất khẩu [92].Phát triển chăn ni lợn nạc, bị thịt chất lượng cao và gia cầm an toàn dịch bệnh. Mở rộng diện tích ni trồng thủy sản. Ngồi ra, Đảng bộ Thành phố quan tâm đến việc chuyển dịch cơ cấu lao động. Chú trọng đến chất lượng lao động như sức khỏe, tác phong công nghiệp, kỷ luật

lao động, thái độ học tập, kiến thức pháp luật... Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho cả sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; cho cả nông nghiệp, công nghiệp. Các giải pháp, chính sách thúc đẩy nhanh q trình dồn điền đổi thửa, tổ chức sản xuất tập trung trong nông nghiệp, áp dụng công nghệ cao, bảo vệ môi trường sinh thái. Tạo các vùng chuyên canh quy mô lớn phù hợp với yêu cầu của công nghiệp chế biến, tiếp cận với thị trường trong nước và quốc tế. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả của Đề án 17-ĐA/TU của Thành ủy (Khóa XIII) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế tập thể, khuyến khích phát triển các HTX kiểu mới; đồng thời sắp xếp lại hoặc giải thể các HTX làm ăn khơng có lãi, kém hiệu quả hoặc tồn tại trên hình thức; chỉ đạo phát triển có hiệu quả kinh tế trang trại. Mở rộng giữa các khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm nơng nghiệp. Khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư, liên doanh, liên kết, chuyển giao kỹ thuật, sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn các huyện. Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XV Đảng bộ Thành phố Hà Nội ngày 26

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện chương mỹ, hà nội lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm 2008 đến năm 2015 (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)