Một số kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện chương mỹ, hà nội lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm 2008 đến năm 2015 (Trang 76 - 98)

Chƣơng 3 : NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

3.2. Một số kinh nghiệm

Từ những ưu điểm và hạn chế trong suốt quá trình lãnh đạo phát triển KTtừ năm 2008 đến năm 2015, Đảng bộ Huyện Chương Mỹ đã rút ra được những bài học kinh nghiệm như sau:

Một là, cần quán triệt chủ trƣơng, đƣờng lối phát triển KT của Đảng và vận dụng phù hợp vào thực tiễn địa phƣơng.

Trong quá trình lãnh đạo kinh tế đất nước, Đảng đã luôn đánh giá đúng vị trí và vai trị của KTNN. Nền KTNN quyết định trực tiếp đến đời sống của con người, bởi nông nghiệp là ngành sản xuất trực tiếp ra lương thực thực phẩm và nguyên liệu, phục vụ nhu cầu vật chất tất yếu của con người. Vì vậy trong chủ trương và đường lối của Đảng, nhiệm vụ phát triển KTNN luôn được đề cao, là trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế nước nhà.

Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, Thành ủy Hà Nội luôn luôn sát sao và kịp thời lãnh đạo, ban hành những Nghị quyết, những Chương trình phù hợp với thực tế của nơng nghiệp, nơng thơn vùng ngoại thành. Điển hình nhất là Chương trình 02 của Thành ủy đã góp phần quan trọng vào q trình phát triển KT Chương Mỹ nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung, thúc đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH đất nước.

Để thực hiện được mục tiêu đề ra, về phát triển KT theo hướng sản xuất hàng hóa, hiệu quả và bền vững, Đảng bộ huyện Chương Mỹ đã luôn luôn căn cứ vào tình hình thực tế của từng vùng, từng xã phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên để nâng cao hiệu quả của công tác lãnh đạo phát triển kinh tế. Cụ thể hóa cơng tác quản lý, Huyện ủy, UBND, HĐND huyện Chương Mỹ đã căn cứ vào tiềm năng, lợi thế và khả năng phát triển kinh tế của huyện, chỉ đạo chặt chẽ các cấp, các ngành, các xã, thị trấn xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các Chương trình, đề án về phát triển KT. Đảng bộ huyện Chương Mỹ đã

tiến hành cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp: Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ; phát triển cây vụ đơng; đưa giống mới có năng suất cao vào đồng ruộng; đẩy mạnh chăn ni trở thành một ngành chính, chú trọng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản. Do vậy, đến 2015, Chương Mỹ không những giải quyết xong vấn đề lương thực cho nhân dân trong huyện mà còn trở thành vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm của Thành phố Hà Nội.

Hai là, đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, phát huy vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính trị.

Trong cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo, huyện ủy Chương Mỹ đã quán triệt những quan điểm lớn có tính ngun tắc của Đảng để đề ra những chủ trương, phương pháp, biện pháp mạnh với tinh thần dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân, nhờ đó Đảng bộ huyện Chương Mỹ đã phát huy được vai trò của cấp ủy và tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên. Hầu hết các cấp ủy và đảng viên ở các cơ sở đều thể hiện được vai trị nịng cốt, ln gương mẫu và đi đầu trong việc tham gia các mơ hình, nhất là những mơ hình khó trong sản xuất KT. Ln ln đi đầu trong thực hiện các chương trình, các dự án, tích cực xây dựng những nhân tố mới, mơ hình mới, tạo lịng tin, hướng dẫn và lôi kéo phong trào quần chúng, phát huy nội lực thực hiện các mục tiêu đẩy mạnh phát triển KT theo hướng hiện đại hóa.

Đối với cơng tác giáo dục chính trị tư tuởng cho cán bộ, đảng viên có nhiều chuyển biến tích cực; các cấp ủy đảng quan tâm triển khai, quán triệt có hiệu quả, đồng bộ các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kịp thời thơng tin định hướng tình hình trong nước, thế giới đến cấp ủy, cán bộ, đảng viên và nhân dân, đặc biệt trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.

Trong công tác triển khai, quán triệt nghị quyết và xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện các Nghị quyết của Trung ương cũng có nhiều đổi

mới, theo hướng phát huy tính chủ động, sáng tạo của cơ sở; gắn việc triển khai Nghị quyết với xây dựng chương trình hành động của từng cấp, từng ngành; bố trí báo cáo viên có năng lực để truyền đạt; tăng cường thảo luận, đối thoại trong học tập. Đảng bộ huyện Chương Mỹ ln xác định cán bộ là động lực có tính quyết định q trình thực hiện mọi chủ trương, đường lối của Đảng, nhân dân nên đặc biệt chú trọng cơng tác tổ chức cán bộ, góp phần đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, UBND và các ban ngành đoàn thể và cả hệ thống chính trị. Bên cạnh đó, Đảng bộ cũng thường xun nhắc nhở, kiểm tra đôn đốc và kịp thời có những biện pháp xử lý phù hợp với những sai phạm theo mức độ. Từ đó cần khắc phục những hạn chế trong cơng tác quản lý, tạo điều kiện cho người nông dân yên tâm sản xuất nông nghiệp, đảm bảo cho nền KT nói riêng và kinh tế xã hội Chương Mỹ nói chung phát triển theo hướng bền vững.

Ba là, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, khai thá c tiềm năng và thế ma ̣nh cho phát triển kinh tế.

Từ năm 2008, khi được sát nhập với Thủ đơ Hà Nội, là một huyện có nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp nên trong suốt thời gian từ năm 2008 đến năm 2015 Huyện ủy, HĐND, UBND đã rất chú trọng khai thác thế mạnh của địa phương tập trung dồn điền đổi thửa gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế trang trại, nâng cao hiệu quả trên ha canh tác cho người dân. Đảng bộ huyện Chương Mỹ đã rất quan tâm, ln ln tìm tịi hướng đi nhằm khai thác triệt để những lợi thế của địa phương trong phát triển KT để có giống cây trồng có giá trị kinh tế cao. Về cơ cấu giống cây, Đảng bộ huyện đã chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới giống lúa, đưa những giống lúa mới năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất. Với diện tích phần lớn là đất nông nghiệp, lãnh đạo huyện đã kịp thời hướng dẫn, chỉ đạo các cơ sở lựa chọn giống lúa phù hợp với đặc điểm đất nơng nghiệp và địa hình của từng vùng, đặt biệt chú ý đến đất đai, khí hậu và nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, huyện cũng kịp thời có những chính sách hỗ trợ đối với các vùng sản xuất

lúa chất lượng cao có diện tích thu gọn vùng từ 20 ha trở lên. Cùng với các loại giống lúa mới, Huyện ủy đã chỉ đạo cho các vùng ven sông Đáy đưa một số giống cây ăn quả có giá trị kinh tế cao vào sản xuất để thay thế cho các loại rau màu hiệu quả thấp. Hình thành các mơ hình trồng rau an tồn, mơ hình trơng hoa,…đã cho kết quả khả quan và trong những năm tới sẽ tiếp tục đẩy mạnh nhân rộng.

Đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản, Đảng bộ huyện Chương Mỹ cũng đã chỉ đạo chú trọng đẩy mạnh phát triển các vùng nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi theo hướng trang trại tập trung, quy mơ lớn. Do đó, đến năm 2015 trên địa bàn huyện đã có rất nhiều trang trại đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp 1,5 - 2 lần so với trồng lúa. Doanh thu bình quân của các trang trại bình quân đạt hơn 2 tỷ đồng/trang trại [56]. Do đó cần phát huy những lợi thế của địa phương nhằm đẩy nhanh, mạnh tiến độ phát triển KT, phát triển kinh tế nông thôn theo hướng CNH-HĐH; nâng cao mức sống của người dân, giảm dần tỷ lệ chênh lệch giữa nông thôn và thành thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Bên cạnh đó, Huyện ủy, HĐND, UBND ln chú trọng chỉ đạo nhằm nâng cao và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước và có nguồn gốc từ ngân sách, thực hiện nguyên tắc đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, phát huy vai trị là tác nhân kích thích, thúc đẩy trong phát triển KT từ các khoản đầu tư vốn ngân sách và có nguồn gốc ngân sách. Đẩy mạnh xã hội hóa thu hút vốn đầu tư, chú trọng cả ở huyện và các vùng lân cận tập trung vốn cho phát triển KT, đặc biệt là trong các lĩnh vực xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng nông thôn mới. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án đã được thành phố phê duyệt nhằm phát huy hiệu quả sử dụng và làm cơ sở để thực hiện các dự án mới.

Để thúc đẩy phát triển mạnh mẽ hơn nữa các nguồn lực xã hội, gắn kết các thành phần kinh tế, tạo làn sóng đầu tư phát triển mới, Huyện ủy đã có chủ trương và chỉ đạo tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác với các quận, huyện bạn trong và ngồi thành phố. Đồng thời rà sốt, đánh giá và có những

cơ chế, giải pháp huy động, khai thác hiệu quả các tiềm năng, nguồn lực trên địa bàn, đặc biệt là các nguồn lực gắn với tài nguyên, đất đai, vốn, nguồn nhân lực cho sự phát triển KT.

Bốn là tăng cƣờng đầu tƣ kết cấu ha ̣ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn và chỉ đạo quyết liệt đƣa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Đồng thời với việc đề ra chủ trương, nghị quyết nhằm phát triển KT, Đảng bộ huyện Chương Mỹ đã chú trọng gắn phát triển kinh tế với hiện đại hóa nơng thơn và nâng cao đời sống nông dân, tăng cường đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn, nhất là giao thông, thuỷ lợi, điện, trường học, trạm y tế; có nhiều cơ sở giáo dục, y tế đạt chuẩn quốc gia. Những kết quả từ sự đầu tư cao đã góp phần phát triển sản xuất KT, cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nơng thơn. Cơng tác xóa đói, giảm nghèo đạt kết quả tích cực. Từ năm 2008 đến năm 2015, được sự chỉ đạo sát sao của Thành ủy Hà Nội, KT huyện Chương Mỹ nói riêng và bộ mặt nơng thơn nói chung đã có những thay đổi rõ rệt. Nơng thôn Chương Mỹ mới hiện đại, văn minh nhưng vẫn giữ được những nét truyền thống của làng quê Việt.

Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phát triển KT, Đảng bộ Chương Mỹ cùng với Phòng kinh tế thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật ni theo quy định để hình thành vùng sản xuất tập trung, khắc phục tình trạng chuyển đổi manh mún, nhỏ lẻ, phân tán, tự phát theo kiểu tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa lớn, tập trung với hiệu quả kinh tế cao, bền vững, tiếp tục chuyển đổi các giống kém hiệu quả sang sản xuất các giống cây, con có giá trị kinh tế cao. Tăng cường phát triển ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, đưa các loại giống cá mới, hiệu quả kinh tế cao vào thử nghiệm. Mở rộng sản xuất cây vụ đông, nâng số diện tích đất canh tác với các cây trồng có điều kiện thuận lợi về thị trường. Đồng thời, tích cực đưa các loại giống cây ăn quả cho năng suất và giá trị kinh tế thay thế các loại rau màu hiệu quả thấp. Đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất, đồng thời đưa nhanh các giống lúa có chất lượng,

giá trị cao vào sản xuất. Nhân rộng “cánh đồng 50 triệu đồng” và thôn, xã đạt giá trị sản xuất 50 triệu đồng trở lên trên một ha/năm trên tồn bộ diện tích canh tác. Với việc vận dụng các kỹ thuật lai tạo, Đảng bộ huyện đã chỉ đạo đưa chăn ni thật sự trở thành ngành sản xuất chính. Quy hoạch, xây dựng các khu chăn nuôi tập trung; đẩy mạnh chăn nuôi trang trại, gia trại theo phương thức công nghiệp và bán công nghiệp. Tập trung phát triển các con vật ni có thế mạnh và điều kiện thuận lợi về thị trường; tăng nhanh đàn lợn có tỷ lệ nạc cao, đàn bị lai Shind.

Tiểu kết chƣơng 3

Dưới sự lãnh đạo chỉ đạo của Đảng, Đảng bộ huyện Chương Mỹ đã luôn vận dụng chủ trương của Đảng vào thực tiễn địa phương, áp dụng linh hoạt những Nghị quyết, Chương trình của Đảng và của Thành ủy Hà Nội nên đã phát huy được những tiềm năng, những lợi thế của huyện, thúc đẩy nền KT tiến nhanh và sánh cùng các huyện bạn về năng suất, chất lượng và hiệu quả. Có được những thành tựu đó là do sự nỗ lực, cố gắng khơng chỉ ở các cấp ủy Đảng mà cịn do sự đồng thuận của tồn bộ hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở và sự nhất trí của tồn dân.

Bên cạnh đó, trong q trình lãnh đạo, chỉ đạo phát triển nền KT, Đảng bộ huyện Chương Mỹ cũng gặp một số hạn chế nhất định, do nhiều yếu tố tác động và ảnh hưởng. Tuy nhiên trong những năm 2008-2015, Đảng bộ huyện Chương Mỹ cũng đã rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu, là cơ sở lý luận, thực tiễn để Đảng bộ huyện tiếp tục lãnh đạo nhân dân phát triển KT theo hướng CNH-HĐH trong giai đoạn tiếp theo. Bước vào thời kì đẩy mạnh CNH- HĐH nơng nghiệp, nơng thơn, địi hỏi mỗi đảng viên và quần chúng nhân dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, cố gắng tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu huyện trở thành một trong những huyện đi đầu của Thành phố Hà Nội về xây dựng nơng thơn mới, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

KẾT LUẬN

Từ năm 2008, mốc thời gian đánh dấu bước ngoặt lịch sử phát triển của Huyện Chương Mỹ khi được sát nhập với Thủ đô Hà Nội, đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của huyện Chương Mỹ. Trong thời gian từ năm 2008 đến năm 2015, với những chủ trương đúng đắn, sự chỉ đạo kịp thời của Đảng bộ huyện Chương mỹ tình hình kinh tế - xã hội của huyện đã có nhiều bước phát triển mới. Đảng bộ huyện Chương Mỹ đã biết nắm bắt những điểm mạnh, điểm yếu của huyện từ đó đã đưa ra những chủ trương phát triển kinh tế phù hợp với thực tiễn của huyện. Trước những khó khăn, Đảng bộ huyện Chương Mỹ đã bình tĩnh, chủ động, linh hoạt trong việc vạch ra hướng đi mới để phát triển kinh tế của huyện. Đánh giá đúng thực tiễn của huyện, Đảng bộ huyện Chương Mỹ đã từng bước xây dựng và phát triển kinh tế tồn diện theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Đảng bộ huyện Chương Mỹ đã tập trung xây dựng tiền đề, cơ sở để xây dựng và phát triển nền kinh tế toàn diện, bền vững. Phát huy những tiềm năng, thế mạnh của địa phương về Nông nghiệp, phát triển các ngành thương mại để tăng hiệu quả kinh tế. Tăng cường áp dụng khoa học - kỹ thuật vào nông nghiệp, từng bước đưa cơ giới hóa vào q trình sản xuất. Cùng với đó, Đảng bộ huyện đã xây dựng các chương trình đề án nâng cao chất lượng nguồn lao động và nâng suất lao động. Tổ chức thực hiện đề án xây dựng vùng chuyên canh cây rau màu tạo nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến và tạo nguồn hàng cung cấp cho thị trường. Chú trọng xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thủ công nghiệp của địa phương.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Chương Mỹ diện mạo của địa phương đã có nhiều chuyển biến to lớn. Từ một huyện thuần nông đến năm 2015, Chương Mỹ đã có 5 KCN, 3 CCN và làng nghề tiểu thủ công nghiệp. Ngành công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại phát triển nhanh chóng chiếm tỷ trong ngày càng cao trong cơ cấu nền kinh tế. Với những kết

quả to lớn mà Đảng bộ huyện Chương Mỹ đã đạt được sẽ là cơ sở, là động lực thúc đẩy kinh tế huyện phát triển nhanh và bền vững hơn nữa.

Từ thực tiễn lãnh đạo phát triển kinh tế của Đảng bộ huyện Chương Mỹ đã để lại cho chúng ta kinh nghiệm quý báu đó là phải bám sát quan điểm, chủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện chương mỹ, hà nội lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm 2008 đến năm 2015 (Trang 76 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)