Nhạy của thẻ sử dụng các loại màng Cellophane, CMC, PVA

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 43 - 46)

Nhóm máu Số mẫu (n) Màng Cellophane (%) CMC (%) PVA (%) Nhóm A 30 96,67 93,33 100 Nhóm B 27 96,30 100 96,30 Nhóm AB 18 94,44 100 100 Nhóm O 49 100 100 91,84 Nhóm Rh(+) 20 100 95,00 100 Nhóm Rh(-) 4 100 100 100 Trung bình 97,90 98,06 98,02

Qua số liệu bảng 3.6, sử dụng màng cellophane, màng CMC và PVA cho độ nhạy lần lƣợt là 97,90%, 98,06%, 98,02%; độ đặc hiệu là 100%. Xét nghiệm nhóm máu trên thẻ phủ màng CMC cho độ nhạy trung bình cao nhất (98,06%), thời gian làm khô nhanh, thao tác dễ dàng và không bị biến tính dƣới nhiệt độ cao. Do đó, tôi sử dụng màng CMC có nồng độ 2%trong các nghiên cứu tiếp theo.

3.2. NGHIÊN CỨU PHỦ KHÁNG THỂ ANTI-A, ANTI-B, ANTI-D LÊN

MÀNG

Trên thế giới, nghiên cứu chế tạo thẻ xét nghiệm định nhóm máu ABO đã tiến hành từ năm 1950. Tại Việt Nam, một số công ty bắt đầu cung cấp các bộ kit xét nghiệm định nhóm máu nhập ngoại. Đây là một bộ kit tƣơng đối đơn giản, dễ sử dụng, tuy nhiên giá thành còn cao. Qua nghiên cứu nhiều tài liệu về các bộ kit dạng thẻ và dạng ống, chúng tôi quyết định chế tạo bộ kit này ở dạng thẻ, nhằm đơn giản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hoá cho ngƣời sử dụng và hạ giá thành sản phẩm để có thể cạnh tranh với các sản phẩm khác đã có trên thị trƣờng.

Xét nghiệm định nhóm máu ABO, Rh dựa trên phản ứng ngƣng kết của kháng thể với kháng nguyên hữu hình, do đó có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thƣờng. Đây là một xét nghiệm nhanh, đơn giản hơn so với nhiều xét nghiệm khác do chỉ cần phủ duy nhất một kháng thể lên màng và phản ứng thực hiện tại chỗ ngay tại điểm tra mẫu không cần sự dịch chuyển bằng mao dẫn tới vị trí đọc kết quả.

Việc phủ kháng thể lên màng có thể sử dụng cách nhỏ trực tiếp kháng thể lên bề mặt màng hoặc chuyển lên màng bằng phƣơng pháp điện di và lai. Chuyển kháng thể lên màng bằng cách lai có ƣu điểm là kháng thể đƣợc phân tách thành các băng riêng biệt qua bƣớc điện di, tách rời đƣợc các băng protein tạp do đó kháng thể đƣa lên màng sẽ sạch hơn. Nhƣng chuyển kháng thể bằng phƣơng pháp này có hạn chế là tăng khả năng biến tính của kháng thể, làm giảm khả năng gây ngƣng kết. Vì vậy chúng tôi sử dụng phƣơng pháp nhỏ trực tiếp kháng thể lên màng. Thực hiện theo phƣơng pháp này nhanh và đơn giản nhƣng phải sử dụng kháng thể đã tinh sạch. Sử dụng micropipette hoặc ống capillary chấm lên màng từng lƣợng nhỏ kháng thể cho đến hết lƣợng kháng thể cần cho lên màng. Không để kháng thể lan rộng quá vòng tròn có đƣờng kính 1cm bằng cách làm khô bằng đèn hồng ngoại hoặc trong tủ sấy.

Hình 3.10. Phủ kháng thể lên màng CMC 2%

1. Control; 2. Anti-A; 3- Anti-B; 4. Anti-D

Việc thử nghiệm phủ kháng thể lên màng đƣợc tiến hành với 3 thể tích khác nhau: 20µl, 30µl, 40µl. Sau đó, tiếp tục phủ 15µl BSA 22% lên màng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình 3.11. Xét nghiệm trên màng CMC với 20µl kháng thể

1. Control; 2. Anti-A; 3- Anti-B; 4. Anti-D

Hình 3.12. Xét nghiệm trên màng CMC với 30µl kháng thể

1. Control; 2. Anti-A; 3- Anti-B; 4. Anti-D

Hình 3.13. Xét nghiệm trên màng CMC với 40µl kháng thể

1. Control; 2. Anti-A; 3- Anti-B; 4. Anti-D

Qua số liệu bảng 3.7, thẻ phủ 20µl kháng thể cho kết quả xét nghiệm ở hệ nhóm máu ABO và Rh đạt 94,07%. Do lƣợng kháng thể phủ lên thẻ quá ít nên kết quả không rõ ràng, khó quan sát bằng mắt thƣờng. Thẻ phủ 40µl kháng thể cho kết quả quan sát bằng mắt thƣờng cho kết quả 96,30%, tuy nhiên thời gian làm khô lâu,

1 2 3 4

1 2 3 4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lƣợng huyết thanh nhiều, do đó kết quả thu đƣợc chậm. Đồng thời, lƣợng huyết thanh phủ lên màng nhiều hơn lƣợng kháng thể đã phủ trƣớc đó nên cho kết quả không chính xác. Với thẻ phủ 30µl kháng thể cho kết quả đạt 97,79% do thời gian làm khô nhanh, dễ dàng quan sát kết quả bằng mắt thƣờng, đồng thời tiết kiệm chi phí sản xuất.

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)