Những hạn chế và nguyên nhân.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo của công ty TNHH chế biến thực phẩm Đức Hạnh ở khu vực miền Bắc (Trang 31 - 35)

thương mại mặt hàng bánh kẹo của công ty TNHH chế biến thực phẩm Đức Hạnh ở khu vực miền Bắc.

3.1.2. Những hạn chế và nguyên nhân.

Bên cạnh những thành công đã đạt được thì phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo của công ty TNHH chế biến thực phẩm Đức Hạnh ở khu vực miền Bắc vẫn còn một số hạn chế sau:

 Chưa hoàn toàn khắc phục được tính mùa vụ của nhu cầu bánh kẹo trong dân chúng. Vào dịp Lễ, Tết, Trung Thu sản phẩm bánh mứt kẹo

nhiều khi sản xuất ra không đủ để bán (kể cả làm 3ca/ngày) làm ảnh hưởng tới uy tín đối với bạn hàng của công ty, đôi khi dẫn đến mất thị trường.  Tuy Cty đã thường xuyên đầu tư mua sắm các trang thiết bị tiên tiến nhưng một số dây chuyền sản xuất bánh kẹo đã bị lạc hậu (các máy móc của Trung Quốc) không đúng mức kế hoạch sản xuất, lãng phí nguyên vật liệu làm giá thành sản phẩm tăng cao, giảm khả năng cạnh tranh. Bên cạnh đó công ty thiếu kho hàng, bến bãi do vậy không đủ sản phẩm dự trữ cần thiết hay nguyên vật liệu sản xuất. Quá trình sản xuất có thể bị ngưng lại do tác động từ yếu tố khách quan gây thiệt hại cho công ty.

 Các hình thức phân phối sản phẩm bánh kẹo của công ty vẫn còn ít, thiếu tính đa dạng, chưa đáp ứng được yêu cầu trong tiêu thụ mặt hàng bánh kẹo của công ty.

 Cơ cấu thị trường tiêu thụ mặt hàng bánh kẹo của công ty trong những năm qua đã có sự điều chỉnh tuy nhiên vẫn chưa phù hợp với nhu cầu tiêu dùng cũng như yêu cầu trong tiêu thụ mặt hàng bánh kẹo trên thị trường miền Bắc.

 Khả năng cạnh tranh sản phẩm của công ty còn kém, chỉ chiếm lĩnh được các thị trường nhỏ, đã từng thất bại khi xâm nhập vào thị trường của các đối khác trong khu vực.

Các hạn chế trên xuất phát từ các nguyên nhân sau:

Thứ nhất sản phẩm bánh kẹo mang tính mùa vụ cao nên số lượng sản

phẩm tiêu thụ ở mỗi mùa là khác nhau. Mùa lạnh sản phẩm được tiêu thụ nhiều hơn, hơn nữa trong mùa lạnh còn có ngày Tết, lễ hội làng, cưới hỏi nên nhu cầu bánh kẹo là rất lớn. Mùa nóng do tính chất tiêu dùng của sản phẩm bánh kẹo nên làm cho khối lượng tiêu thụ giảm do nhu cầu giảm.

Thứ hai do môi trường kinh tế - chính trị - xã hội: hiện tượng lạm

phát cao năm 2008 đã làm cho công ty bị ảnh hưởng, giá nguyên vật liệu đầu vào cùng với các chi phí sản xuất, vận chuyển tăng cao, điều này làm cho doanh thu bánh kẹo của công ty giai đoạn 2007-2008 giảm hơn so với giai đoạn 2006-2007.

Thứ ba do môi trường tự nhiên: do điều kiện thời tiết ngày càng nóng

hơn nên nhu cầu sử dụng các sản phẩm bánh kẹo là giảm đi, thay vào đó là các sản phẩm tươi mát để thay thế. Mặt khác, sự kiện sữa nhiễm Malein từ các sản phẩm sữa nhập từ Trung Quốc cũng làm cho người tiêu dùng có xu hướng ít sử dụng các sản phẩm bánh kẹo hơn.

Thứ tư xuất phát từ môi trường ngành: trên thị trường bánh kẹo hiện

nay công ty đang đương đầu với nhiều đối thủ cạnh tranh lớn mạnh như Kinh Đô, Bibica, Hải Hà, Hải Châu, Hữu Nghị… với truyền thống sản phẩm lâu đời, có thương hiệu và uy tín, công nghệ sản xuất bánh kẹo hiện đại, đa dạng về chủng loại sản phẩm, bao bì đẹp hơn hẳn bao bì của Đức Hạnh. Rõ ràng Đức Hạnh khó có thể xâm nhập vào thị trường của các hãng này mặt khác còn rất dễ đánh mất thị trường, chính sự cạnh tranh này là

nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả phát triển thương mại của công ty.

 Nguyên nhân từ phía công ty:

Thứ nhất công ty chưa đủ năng lực tài chính trong việc xây dựng mở

rộng các cơ sở sản xuất và hệ thống kênh phân phối trên phạm vi rộng. Hiện nay công ty mới chỉ có một cơ sở sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội cũ vì vậy thị trường tiêu thụ và kênh phân phối sản phẩm của công ty tập trung chủ yếu ở khu vực miền Bắc chưa đủ khả năng mở rộng về quy mô cũng như thay đổi cơ cấu mặt hàng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên thị trường.

Thứ hai sản phẩm của công ty tuy đã được quan tâm phát triển khá

phong phú, đa dạng về hình thức, chủng loại nhưng chất lượng thì chưa cao, hương vị chưa mang nét đặc sắc riêng để phân biệt với sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp khác, nên sản phẩm của công ty không có được sức cạnh tranh cao, chưa được mọi người tin dùng và ưa chuộng.

Thứ ba chất lượng các hoạt động Marketing của công ty còn thấp.

Công tác quảng bá, tiếp thị, xúc tiến thương mại cho mặt hàng bánh kẹo chưa mang lại kết quả khả quan. So với các đối thủ khác trên thị trường thì hoạt động quảng cáo cho sản phẩm, quy mô, tiếp thị của công ty còn rất hạn chế, chưa được tiến hành rỗng rãi, hình thức quảng bá chưa phong phú đa dạng, công ty vẫn chưa có Website riêng. Không những vậy, các hình thức phân phối sản phẩm của công ty còn ít và thiếu đa dạng. Hình thức phân

phối chủ yếu là qua các đại lý phân phối sản phẩm. Các hình thức phân phối qua của hàng giới thiệu sản phẩm, trung tâm thương mại, giao hàng tân nơi…tại công ty chưa phát triển. Thêm vào đó, đội ngũ lao động trong lĩnh vực tiếp thị, Marketing cho mặt hàng còn thiếu và yếu, năng lực trình độ chưa cao. Vì vậy việc phát triển thương mại về mặt chất lượng và đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng bánh kẹo của công ty trên thị trường miền Bắc vẫn chưa mang lại kết quả cao như mong đợi.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo của công ty TNHH chế biến thực phẩm Đức Hạnh ở khu vực miền Bắc (Trang 31 - 35)