Xác định ranh giới mốc giới thửa đất, lập bản mô tả ranh giới mốc giới thửa

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thực hiện công tác đo đạc bản đồ địa chính tờ số 159 tỷ lệ 1 1000 xã xuân quang, huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 52 - 69)

3. Ý nghĩa của đề tài

4.2. Công tác thành lập bản đồ địa chính xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng, tỉnh

4.2.2.1. Xác định ranh giới mốc giới thửa đất, lập bản mô tả ranh giới mốc giới thửa

thửa đất

- Xác định và đánh dấu ranh giới các thửa đất ngoài thực địa. Lập bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất, giao cho các chủ sử dụng đất liên quan và người dẫn đạc ký xác nhận.

- Thu thập thông tin về mục đích đang sử dụng đất, người sử dụng đất; nguồn gốc sử dụng đất; tình trạng tranh chấp sử dụng đất; tình hình biến động ranh giới, diện tích thửa đất so với giấy tờ về quyền sử dụng đất.

4.2.2.2. Công tác đo vẽ chi tiết nội dung bản đồ:

Đo đạc chi tiết ranh giới thửa đất theo ranh giới thửa đất đã được thống nhất tại thực địa và các nội dung khác. Chỉnh lý, cập nhật từ hồ sơ pháp lý, biên tập hoàn chỉnh bản đồ.

Trong quá trình đo đạc đơn vị đo đạc sẽ tiến hành đồng thời việc thu thập các thông tin về thửa đất như: tên chủ sử dụng, tên xứ đồng, địa danh, tên sông suối, loại đất và các thông tin địa chính khác của thửa đất.

4.2.2.3. Xử lý số liệu đo và biên tập bản đồ bằng phần mềm MicroStation, gCadas

- Sau khi có kết quả bình sai lưới thì thu được tọa độ chính xác của các điểm lưới, tiến hành đo chi tiết.

- Đánh mốc sơn xác định ranh giới giữa các thửa đất để công việc đo vẽ được tiến hành thuận lợi, nhanh chóng và chính xác.

- Từ các mốc địa chính, điểm lưới kinh vĩ vừa xây dựng được, tiến hành đặt máy đo các điểm chi tiết.

- Trong quá trình đo chi tiết, kết hợp công việc ghi kết quả đo được vào sổ đo vẽ chi tiết, vẽ sơ họa và ghi chú ngoài thực địa để tránh nhầm lẫn trong quá trình biên tập bản đồ.

Sau khi xác định ranh giới hành chính, các ranh giới các thửa đất ta tiến hành dùng máy toàn đạc để đo chi tiết ranh giới các thửa đất, các công trình xây dựng trên đất.

+ Đo vẽ thửa đất, các công trình trên đất như nhà ở.

+ Đo vẽ thể hiện hệ thống giao thông: Đo vẽ lòng mép đường.

+ Đo vẽ thể hiện hệ thống thủy văn. Đo thể hiện lòng mương, mép nước, ghi chú hướng dòng chảy của hệ thống.

+ Đo vẽ các vật cố định: cầu, cống.

+ Trong quá trình đo vẽ cần kết hợp lấy thông tin của thửa đất, tên địa danh, tên riêng của địa vật . . . và được ghi trực tiếp lên bản sơ họa.

Sau khi đo vẽ chi tiết, trút và xử lý số liệu, file đo được lưu dưới dạng .txt để tiến hành đưa các điểm đo chi tiết lên bản vẽ bằng phần mềm gCadas.

4.2.2.4. Ứng dụng phần mềm gCadas và Microstation thành lập bản đồ địa chính tờ số 159 xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai

Bước tiếp theo là nhập số liệu vào máy tính và sử dụng phần mềm gCadas để thành lập bản đồ địa chính.

Quá trình được tiến hành như sau.

- Nhập số liệu đo:

Khi xử lý được File số liệu điểm chi tiết có đuôi “.txt” tiến hành đưa các điểm đo lên bản vẽ. Khởi động gCadas, tạo file bản vẽ mới chọn (Select) file chuẩn có đầy đủ các thông số cài đặt

- Làm việc với Nhập số liệu Nhập số liệu từ tệp văn bản, Tìm đường dẫn đến ổ, thư mục, file chứa số liệu cần triển điểm lên bản vẽ :

Hình 4.5: Nhập số liệu bằng gCadas

Chọn đúng đường dẫn chứa file số liệu chi tiết có đuôi “.txt” được một file bản vẽ chứa các tâm điểm chi tiết, đây chính là vị trí các điểm cần xác định ở ngoài thực địa và đã được tính tọa độ và độ cao theo hệ thống toạ độ VN2000.

Hình 4.6: Các điểm đo chi tiết

Vậy được một bản vẽ có hiển thị các điểm đo chi tiết.

- Thành lập bản vẽ:

Từ các điểm chi tiết và bản vẽ sơ hoạ ngoài thực địa sử dụng thanh công cụ vẽ đường thẳng Place Smartline và chọn lớp cho từng đối tượng của chương trình gCadas để nối các điểm đo chi tiết.

Lần lượt thực hiện các công việc nối điểm sơ đồ của tờ bản đồ khu vực xã Nhã Lộng thu được bản vẽ của khu vực đo vẽ như hình minh hoạ dưới đây. Lúc này các thửa đất trên bản vẽ thể hiện rõ vị trí hình dạng và một số địa vật đặc trưng của khu đo.

Hình 4.7: Một góc tờ bản đồ trong quá trình nối thửa

- Kết nối với cơ sở dữ liệu bản đồ:

Từ thanh công cụ chọn hệ thống -> kết nối với cơ sở dữ liệu -> tạo file cơ sở dữ liệu thuộc tính định dang “.gtp”.

Hình 4.8: Kết nối cơ sở dữ liệu bản đồ Thiết lập đơn vị hành chính:

Thanh công cụ chọn hệ thống thiết lập đơn vị hành chính.

Từ bảng chọn: Lào Cai Bảo Thắng Xuân Quang thiết lập.

Hình 4.9: Thiết lập đơn vị hành chính của tờ bản đồ 159

4.2.2.5. Tìm, sửa lỗi dữ liệu : a. Tìm lỗi dữ liệu

Chọn Bản đồ Topology Tìm lỗi dữ

liệu

Hình 4.10: Tìm lỗi dữ liệu

b. Sửa lỗi dữ liệu

Trong quá trình nối điểm còn sai sót một số lỗi như trùng đè, đỉnh treo. Sau khi tìm lỗi, sửa lần lượt hết các lỗi và chạy lại Topo, tìm lỗi dữ liệu đến khi báo 0/0 lỗi thì chuyển sang tạo tâm thửa

Hình 4.11: Sửa lỗi các đỉnh treo

4.2.2.6. Tạo vùng thửa đất

Hình 4.12: Tâm thửa đất

Chọn Bản đồ topology tạo thửa đất từ ranh thửa. Xuất hiện bảng Tạo

thửa đất ta chọn các level chính tham gia tính diện tích, tiếp theo chọn Loại đất

theo hiện trạng bản đồ, màu tâm thửa rồi Chấp nhận.

Hình 4.13: Tạo thửa đất từ ranh thửa

Sau khi tạo thửa đất từ ranh thửa, ta thu được kết quả như sau:

Hình 4.14: Kết quả tạo thửa đất từ ranh thửa

4.2.2.7. Đánh số hiệu thửa đất tự động, gán thông tin địa chính a. Đánh số hiệu thửa tự động

Trên thanh công cụ của phần mềm gCadas chọn Bản đồ Bản đồ địa chính

Đánh số thửa. Xuất hiện bảng Đánh số thửa. Điền thông tin cần thiết và

nhấn Chấp nhận.

Hình 4.15: Đánh số thửa

Sau khi đánh số thửa, kết quả thu được như sau:

Hình 4.16: Kết quả đánh số thửa

Sau khi ta đánh số thửa cho bản đồ địa chính xong, ta tiến hành biên tập dữ liệu thuộc tính cho từng khoảnh đất, gồm có:

+ Tên chủ sử dụng đất + Mục đích sử dụng đất + Địa chỉ thửa đất (xứ đồng) + Địa chỉ người sử dụng đất

Khi đã biên tập dữ liệu thuộc tính cho các thửa đất xong ta thực hiện gán thông tin địa chính tự động:

Trên thanh công cụ của phần mềm Gcadas chọn Hồ sơ Nhập thông tin từ

nhãn. Xuất hiện bảng Gán thông tin từ nhãn, ở đây sẽ có 2 phần cho ta lựa chọn

gán thông tin là Thửa đất và Chủ sử dụng.

Hình 4.17: Kết quả gán thông tin thửa đất từ nhãn 4.2.3. Vẽ khung bản đồ địa chính, vẽ nhãn địa chính

a. Vẽ khung bản đồ địa chính

Trên thanh công cụ của phần mềm Gcadas chọn Bản đồ địa chính Vẽ

khung bản đồ. Xuất hiện bảng Tạo khung bản đồ.

+ Tọa độ góc khung khi ta bao fench bản đồ lại theo hình hộp thì ở 4 góc là 4 điểm giao 4 cực bản đồ, ở đây ta chọn Tây bắc và Đông nam của bản đồ làm điểm đọa độ tạo khung

+ Tùy chọn: Chọn các thông tin cần thiết cho khung bản đồ. + Khung: Chọn khung bản đồ địa chính theo thông tư quy định của Bộ TN&MT hoặc là nơi ta làm việc.

Chọn Tạo khung để vẽ khung bản đồ.

Kết quả thu được sau khi tạo khung bản đồ địa chính như sau:

Hình 4.19: Kết quả tạo khung bản đồ địa chính b. Vẽ nhãn bản đồ địa chính tự động thông minh

Vào Bản đồ/ Bản đồ địa chính/ Vẽ nhãn địa chính tự động. Trong tab “Cấu hình vẽ nhiều tệp” thêm các tờ muốn vẽ, chọn lực nét mũi tên line, wieght, chiều cao theo tỷ lệ 1:1000 là 2. Nếu thửa nào không vẽ được thì hạ xuống bằng 1.5 do ta định nghĩa lại.

Nếu không vẽ được nhãn sẽ chỉ mũi tên và cho xuống bảng thửa nhỏ, giới hạn thửa nhỏ bao nhiêu mét vuông thì cho xuống thửa nhỏ. Ngoài ra ta có thể chọn vẽ bán tự động bằng cách vào Bản đồ Bản đồ địa chính Vẽ nhãn địa chính tự động.

Hình 4.20: Vẽ nhãn địa chính 4.2.4. Biên tập, hoàn thiện bản đồ địa chính theo quy phạm

Sử dụng phần mềm Microstation và công cụ Gcadas tiến hành biên tập nội dung bản đồ bao gồm:

- Khung và trình bày khung bản đồ địa chính

- Các yếu tố nội dung bản đồ được phân lớp theo đúng quy phạm - Nhãn thửa, số thứ tự thửa đất và thể hiện các thông tin thửa đất - Ghi chú và ký hiệu bản đồ địa chính

- Biên tập địa giới hành chính

Hình 4.21: Sau khi biên tập bản đồ

Hình 4.22: Tờ bản đồ hoàn chỉnh

Hoàn thiện bản đồ, hồ sơ pháp lý:

+ Bản đồ địa chính dạng giấy được in màu trên giấy in vẽ bản đồ khổ giấy A0, có định lượng 120g/m2 trở lên, bằng máy chuyên dụng in bản đồ, chế độ in đạt độ phân giải tối thiểu 1200 x 600 dpi, mực in chất lượng cao, phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật máy.

- Trích xuất, hoàn thiện hồ sơ:

+ Tiến hành lập Phiếu xác nhận kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất theo mẫu quy định

+ Tiến hành trích đo địa chính phụ vụ cấp giấy chứng nhận + Lập sổ mục kê đất đai

- Kiểm tra nghiệm thu :

Sau khi biên tập hoàn chỉnh, bản đồ này đã được in thử, tiến hành rà soát, kiểm tra, so sánh, mức độ chính xác của bản đồ so với thực địa. Lựa chọn những thửa khả nghi là có sai số lớn, tiến hành đo khoảng cách trên bản đồ. Sau đó chuyển khoảng cách đó ra thực địa đồng thời dùng thước dây đo khoảng cách chúng với nhau. Những sai số đều nằm trong giới hạn cho phép. Như vậy, độ chính xác của bản đồ sau khi biên tập đạt yêu cầu kỹ thuật

Bảng 4.3: Tổng hợp diện tích các loại đất trên tờ bản đồ địa chính số 159

STT Loại đất

1 Đất chuyên trồng lúa nước

2 Đất ở nông thôn

3 Đất bằng chưa sử dụng

4 Đất bằng trồng cây hàng năm khác

5 Đất trồng cây lâu năm

6 Đất rừng sản xuất

7 Đất giao thông

8 Đất thuỷ lợi

14 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối

Tổng

Đây là bảng tổng hợp diện tích các loại đất trên tờ bản đồ 159. Có thể thấy đất chuyên trồng lúa nước có diện tích lớn nhất với 95 thửa diện tích 24926.8. Các hoạt động sản xuất chính là trồng lúa nước, cây ăn quả, rừng sản xuất và nuôi trồng thủy sản.

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thực hiện công tác đo đạc bản đồ địa chính tờ số 159 tỷ lệ 1 1000 xã xuân quang, huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 52 - 69)