Giọng điệu xót xa, ngậm ngùi

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đặc điểm truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới (Trang 107 - 109)

6. Cấu trúc luận văn

3.4. Giọng điệu trần thuật

3.4.1. Giọng điệu xót xa, ngậm ngùi

Có thể nói giọng cảm khái xót thương là giọng điệu chủ đạo quán xuyến toàn bộ truyện ngắn của Ma Văn Kháng từ sau năm 1975, đặc biệt là từ sau đổi mới (1986). Ở một loạt tác phẩm viết về miền núi, giọng cảm khái xót thương là nỗi “nhức nhối, xót xa, giận mà thương cho sự hoang dã, mông muội của những kẻ chưa thành người và chưa được làm người”, tiêu biểu như: Giàng Tả, kẻ lang thang, Vệ sỹ Quan Châu, Móng vuốt thời gian, Mã Đại Câu, người quét chợ Mường Cang… Những truyện này viết về “vùng biên ải”, nơi bị giới hạn bởi trình độ văn hóa và bị cách biệt với thế giới văn minh. Do đó, nơi ấy là thế giới của thời mới khai thiên, là nơi ngự trị của cái hoang sơ, rừng rú. Vô khối con người ở đây không ý thức được hành vi của mình. Cho nên họ có thể ác một cách bản năng như Khun, hay tốt một cách hồn nhiên như Giàng Tả. Nhưng vì “hồn nhiên” và “bản năng” đơn thuần nên họ chưa được làm người. Viết về Giàng Tả, “cái anh chàng khỏe như vâm, chuyên đi làm thuê… là một sức khỏe phi thường mà hồn nhiên” nên nhiều người không biết được “bụng dạ thật thà, ngay thẳng nhân hậu” của anh. Vì thế, lão chủ tịch xã Lao Chải mới nói, hắn “cúc cung tận tụy với chủ nó lắm! Lão này gớm lắm!... Gan ngoan cố lắm”. Nhà văn đã để cho nhân vật người kể chuyện “thở một hơi dài não ruột”, sau khi nghe lời buộc tội ấy. Và tác giả đã phải thốt lên “Chao ôi, cái đáng biết lại không biết. Cái không nên quên lại quên. Lịch sử thế là mất đi cái hồn nhiên của nó” [41]. Xuyên suốt những sáng tác về miền núi của Ma Văn Kháng là cái giọng xót xa, giận mà thương như thế.

Song, sâu sắc và thật sự nhức nhối khi cái giọng cảm khái xót xa của Ma Văn Kháng dành cho một nhân thế đang phai lạt nhân tình. Giọng điệu

này phổ biến hầu khắp trong các tác phẩm thế sự, đời tư của ông. Chúng ta bắt gặp trong truyện ngắn Ma Văn Kháng sự lặp lại với tần suất đều đặn của các từ: “Ôi”, “Chao ôi”, “Trời ơi”, “Than ôi”… Trước mỗi nghịch cảnh trớ trêu, nhà văn thường cất lên tiếng than xót xa, ngậm ngùi chua xót cho tình người và tình đời.

Trung du chiều mưa buồn, Quê nội, Trăng soi sân nhỏ, Mất điện, Nợ đời, Cái Tý Ngọ, Bồ nông ở biển, Xóm giềng… Chỉ ngần ấy cái nhan đề liệt kê một cách lộn xộn cũng đủ chứng tỏ những câu chuyện thường ngày, hàng ngày, những con người nhỏ bé, vô danh chiếm một khoảng rộng như thế nào trong sáng tác của nhà văn. Trong những truyện ấy, với biết bao cảnh đời, mảnh đời, bao cảnh nhếch nhác đốn mạt cùng thói vụ lợi tầm thường, thói đạo đức giả, thói đố kị, ghen ghét ích kỷ thâm căn cùng khả năng không thể yêu thương ai khác ngoài mình, ngoài huyết thống, căn bệnh lãnh cảm… là những nguyên nhân từng ngày từng giờ giết chết sự hồn nhiên, giản dị trong mối quan hệ của đời sống con người. Vì thế, giọng điệu chủ đạo của Ma Văn Kháng là giọng cảm khái, xót xa cho thế thái nhân tình.

Trung du chiều mưa buồn, sự đối xử tệ bạc, dửng dưng, lạnh lùng của bà Nhàn đối với vợ chồng người em khiến tác giả phải xót xa “Ai có thể sắt đá vô tình trước sự van nài, năn nỉ nghĩa tình sâu nặng như thế!” [21, tr. 127]. Những câu hỏi như xoáy sâu vào sự tàn nhẫn vô tâm của bà Nhàn. Không những thế khi người em rể đi bà còn miệt thị bêu riếu khiến tác giả không khỏi cảm khái chua xót: “Trời ơi!... tham lam, sĩ diện, lười biếng, bần tiện, ăn mày, ăn nhặt… cứ cho là vợ chồng người em rể có đủ thói hư tật xấu ấy đi. Nhưng lúc này đâu có phải là lúc để bêu riếu nhau” [21]. Còn trong

Người giúp việc, Ma Văn Kháng đã không khỏi xót xa ngậm ngùi cho những kiếp người cam chịu kiếp sống tôi đòi, nô lệ. Trước cảnh bà cụ Mạ bị nhục mạ, bêu riếu tàn tệ mà vẫn nuốt nhục, nhẫn nhịn, vẫn cung cúc chu đáo với kẻ lăng nhục mình, nhà văn đã “vừa buồn thương vừa kinh sợ, hãi hùng, hóa ra

con người ta có thể nhịn ăn, nhịn mặc và cả nhịn nhục nữa. Chao ôi! Nhịn nhục là cái thượng sách bà cụ mạ lựa chọn vì nghĩ cho cùng còn có cách nào hơn” [41, tr. 200]. Ma Văn Kháng đã cất lên tiếng nói cảm khái thâm trầm trước thế sự hôm nay. Một nhân thế mà đầy những bất công ngang trái, đầy những ngẫu nhiên, phi lý, một nhân tình đầy những ghen ghét, đố kỵ, phản trắc, bội bạc… làm sao một người luôn trăn trở với thân phận con người và cuộc đời như nhà văn không khỏi xót xa, ngậm ngùi.

Toát ra từ những trang viết của Ma Văn Kháng là tiếng nói cảm khái, ngậm ngùi, xót thương cùng nỗi buồn mênh mông cho thế sự hôm nay, cho một nhân thế đang phai lạt nhân tình. Tuy nhiên điều đáng quý là Ma Văn Kháng dầu buồn mà không bi quan. Ông vẫn tin con người và cuộc đời.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đặc điểm truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)