Một số nội dung cơ bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên các trường dạy nghề trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 33 - 58)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.2.Một số nội dung cơ bản

1.2. Một số nội dung cơ bản của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa yêu nƣớ c

1.2.2.Một số nội dung cơ bản

Một là, khát vọng, tinh thần và ý chí “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.

Độc lập dân tộc là mục tiêu cao cả, là giá trị tinh thần quý nhất của người Việt Nam, là sự thể hiện tập trung của chủ nghĩa yêu nước và ý chí tự lực tự cường Việt Nam. Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân Việt Nam đã phải chiến đấu với nhiều kẻ thù xâm lược tàn bạo, để bảo vệ giang sơn, bờ cõi. Hành trình đấu tranh đầy gian khó đó đã hun đúc khát vọng độc lập, tự do, ý chí đấu tranh bất khuất để bảo vệ độc lập, tự do của dân tộc.

Tiêu biểu cho ý chí và khát vọng của cả dân tộc, Hồ Chí Minh đã dành cả cuộc đời mình, nỗ lực hoạt động vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người và mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân. Trong lao tù nhà giam của chế độ Tưởng Giới Thạch (8-1942 đến 9-1943), Hồ Chí Minh viết: “Trên đời ngàn vạn điều cay đắng; Cay đắng chi bằng mất tự do”. Năm 1945,

thay mặt Chính phủ lâm thời và toàn thể dân tộc Việt Nam, trong bản Tuyên ngôn Độc lập, Người trịnh trọng tuyên bố trước thế giới khát vọng và quyết tâm của nhân dân cả nước: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do, độc lập và thật sự đã trở thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy” [44, tr.557]. Tiếp đó, khi thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, hòng đặt ách nô lệ lên dân ta một lần nữa, Người kêu gọi: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ” [45, tr.480]. Khi cả nước tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hồ Chí Minh khẳng định: “Không có gí quý hơn độc lập tự do. Đến ngày thắng lợi nhân dân ta sẽ xây lại đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!” [53, tr.108]. Đó chính là khát vọng, là sự khẳng định ý chí đấu tranh cho độc lập, tự do của nhân dân ta, đồng thời cũng là sự khẳng định chân lý của thời đại.

“Không có gì quý hơn độc lập tự do” là một nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa yêu nước. Với ý nghĩa đó, theo Hồ Chí Minh: Nước độc lập, người dân mới có tự do, ấm no, hạnh phúc và độc lập, thống nhất của đất nước theo Người bao giờ cũng gắn với tự do, dân chủ và ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, trước hết là nhân dân lao động. Người đã từng nói: “Nếu nước được độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” [45, tr.56], “Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được tự do, mặc đủ” [45, tr.512]. Người từng nói, “tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn đến tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” [45, tr.161] và Người đã phấn đấu không mệt mỏi cho ham muốn tột cùng đó. Dưới sự lãnh đạo của Người, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Chính phủ đã cố gắng, từng bước phấn đấu nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân lao động. Độc lập, tự do cho dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh là một nền độc lập, tự do thật sự. Kẻ thù của dân tộc thường dùng thủ đoạn gieo rắc ảo tưởng

về “độc lập, tự do”, rêu rao đưa lại “độc lập, tự do” cho nhân dân, nhưng thật sự đó là “cái bánh vẽ”, chỉ là “độc lập hình thức”, “độc lập giả hiệu”, mọi quyền hành chính trị, kinh tế, đối ngoại…đều nằm trong tay bọn thực dân, do chúng toàn quyền chi phối. Mong muốn giành cho được độc lập, tự do thật sự, độc lập, tự do hoàn toàn cho dân tộc Việt Nam chứ không phải thứ “độc lập giả hiệu”, “độc lập nửa vời”, “độc lập hình thức”, Hồ Chí Minh đã hy sinh cả đời mình, đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới để giành độc lập thật sự cho đất nước.

“Không có gì quý hơn độc lập tự do” không đơn giản chỉ là đánh đuổi quân xâm lược, khôi phục lại độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ cho dân tộc, mà còn là xây dựng một chế độ xã hội mới, trong đó mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân, đem lại đời sống tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân lao động, xóa bỏ áp bức bấp công về kinh tế - xã hội; các dân tộc trong nước bình đẳng, được tạo điều kiện để giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa của dân tộc mình… “Không có gì quý hơn độc lập tự do” trong tư tưởng Hồ Chí Minh mang nội dung sâu sắc triệt để: độc lập - thống nhất - tự do - dân chủ, nó là mục tiêu kiên định của Người trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng.

Thực tiễn cách mạng Việt Nam hơn 80 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện đã chứng minh rằng, khát vọng yêu nước của Người đã trở thành lý tưởng yêu nước, thâm nhập vào con tim, khối óc và trong mọi hoạt động của mỗi người dân Việt Nam yêu nước. Nó đã trở thành sức mạnh Việt Nam ở thời đại Hồ Chí Minh, vì vậy, sức mạnh của vũ lực không bao giờ khuất phục được ý chí của một dân tộc mà lý tưởng yêu nước đã vươn tới tầm thời đại. “Không có gì quý hơn độc lập tự do” là một nội dung cơ bản và xuyên suốt của tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa yêu nước, được hình thành trong trong tiến trình đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phù hợp với truyền thống của gia đình, quê hương, của dân tộc và xu thế của thời đại.

Hai là, yêu nước gắn liền với thương dân; trung với nước, hiếu với dân.

Trong lịch sử dân tộc và trên thế giới, đã có biết bao tấm gương những lãnh tụ, anh hùng dân tộc hết lòng thương nước, thương dân…nhưng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa yêu nước, lòng yêu nước, thương dân, thương nhân loại mang một nội dung mới, sâu sắc và toàn diện.

Từng chứng kiến nỗi đau khổ của nhân dân Việt Nam và nhân dân các các dân tộc bị áp bức, trong tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa yêu nước có sự kết hợp lòng nhân ái truyền thống văn hóa Việt Nam, tư tưởng nhân nghĩa, nhân văn của phương Đông với tư tưởng “bác ái” giải phóng con người khỏi thần quyền của chủ nghĩa nhân văn phương Tây, đặc biệt với chủ nghĩa nhân đạo cộng sản để hình thành ở Người một tư tưởng yêu thương con người cao cả, yêu thương những con người cùng khổ. Trên lập trường giai cấp vô sản, lòng yêu nước ở Hồ Chí Minh thể hiện sự thống nhất lợi ích của nhân dân với lợi ích của Tổ quốc, trong đó, Người nhấn mạnh: “Yêu Tổ quốc: yêu như thế nào? Yêu là phải làm sao cho Tổ quốc ta giàu mạnh. Muốn cho Tổ quốc giàu mạnh thì phải ra sức lao động, ra sức tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm” [50, tr.173] và làm cho Tổ quốc giàu mạnh cũng là nhằm cho nhân dân, vì nhân dân.

Hồ Chí Minh đã coi yêu nước như một chuẩn mực đạo lý cao nhất, đứng đầu bậc thang giá trị của cả dân tộc, và đòi hỏi: Yêu Tổ quốc phải gắn liền với yêu nhân dân, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu lao động, yêu khoa học, yêu kỷ luật. Từ đó Hồ Chí Minh đã giải quyết một loạt vấn đề trung, hiếu, trách nhiệm, về mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, về chăm lo đời sống nhân dân, v.v.. thông qua những bài viết, bài nói của mình. Không dừng ở lý luận, trong thực tiễn, Hồ Chí Minh đã sáng lập, xây dựng và phát triển Mặt trận Việt Minh ở khắp các vùng miền núi xuống đồng bằng, nông thôn đến thành thị, đã tạo điều kiện thuận lợi cho Đảng mở rộng vai trò lãnh đạo, phát huy sức mạnh tinh thần yêu nước của các giai tầng trong xã hội thông qua các tổ chức Cứu quốc của Việt Minh, góp phần không nhỏ vào thắng lợi của cuộc cách mạng Tháng Tám năm

1945. Đồng thời, tiếp tục phát huy sức mạnh của nhân dân, lòng yêu nước của “con Rồng cháu Tiên” trong sự nghiệp kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Theo Hồ Chí Minh, được làm dân của một nước độc lập, tự do là hạnh phúc lớn, nhưng không dừng lại ở đây, Hồ Chí Minh đòi hỏi phải đưa lại tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Chỉ có đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân, đem lại ấm no cho nhân dân, thì nhân dân mới biết rõ giá trị của tự do, của độc lập mà tự thắp sáng ngọn lửa yêu nước trong mình.

“Nước” và “dân” là hai khái niệm tương đương, có sự thống nhất, nhưng không hoàn toàn đồng nhất với nhau, nghĩa là có sự gắn bó mật thiết, chặt chẽ với nhau, nhưng cũng có những yếu tố không thuộc về nhau. Khi nói đến nước bao giờ Hồ Chí Minh cũng nói đến cộng đồng dân tộc và khẳng định nghĩa đồng bào, tình ruột thịt của cộng đồng. Cộng đồng đó là “con Rồng cháu Tiên”, “con Lạc cháu Hồng”, có cội nguồn từ “bọc trăm trứng”, cho nên ai cũng có ít nhiều lòng ái quốc…ai cũng có trách nhiệm gánh vác một phần. Hồ Chí Minh nói: “Gia đình to là cả nước” [48, tr.60], với định nghĩa như vậy về nước, Người đã chỉ ra rằng đã là người Việt Nam thì dù là giai cấp công nhân hay bất kỳ giai cấp, tầng lớp nào khác, ai nấy đều có chung Tổ quốc Việt Nam, không có giai cấp nào là không có Tổ quốc và không có nghĩa vụ, trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc. Mọi người Việt Nam dẫu có khác nhau về thành phần giai cấp, tín ngưỡng, dân tộc, nhưng vẫn có thể và cần phải đoàn kết với nhau trong tình ruột thịt để bảo vệ Tổ quốc mình. Phát triển tinh thần yêu nước và tinh thần đoàn kết của cả dân tộc là một trong những nội lực quan trọng của sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Trong sự nghiệp to lớn ấy, Đảng và Chính phủ phải là người dẫn đường tin cậy của nhân dân, vì “Nếu không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng. Nếu không có Chính phủ thì nhân dân không ai dẫn đường” [45, tr.56]. Vì vậy, mối quan hệ giữa Đảng, Chính phủ với nhân dân là mối quan hệ máu thịt không thể tách rời.

Hồ Chí Minh là Người hết lòng yêu thương nhân dân, hiểu được tâm tư, nguyện vọng và sức mạnh của quần chúng nhân dân, nhất là khi tình yêu thương ấy được soi rọi bởi phương pháp luận Mác - Lênin. Người đã có những nhận định sâu sắc, đi vào bản chất sức mạnh tiềm tàng của quần chúng nhân dân. Do đó, ở Người, lòng yêu thương dân gắn liền với lòng tin mãnh liệt vào sức mạnh, tính chủ động sáng tạo của nhân dân và tôn trọng nhân dân. Người khái quát: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân” [49, tr.276]. Theo Người, dân chúng biết nhiều cách giải quyết vấn đề một cách mau chóng, đầy đủ mà những người tài giỏi, những tập thể to lớn nghĩ mãi không ra. Đảng và Chính phủ muốn nhân dân tin tưởng và đi theo thì cần phải luôn luôn chăm lo mọi mặt đời sống của nhân dân và trung thành, kính trọng nhân dân. Chăm lo đời sống nhân dân có nghĩa là bồi dưỡng lực lượng nhân dân, mà bồi dưỡng lực lượng nhân dân là tăng cường sức mạnh của lực lượng cách mạng trong lực lượng quần chúng.

Cùng đó, Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ: Yêu nước, thương dân là phải trung với nước, hiếu với dân, phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Đây là phẩm chất bao trùm, quan trọng nhất chi phối các phẩm chất khác, là điểm xuất phát mang tính cách mạng. “Trung” và “hiếu” là hai khái niệm cơ bản, đứng đầu trong “Tam cương” và “Ngũ luận” của đạo đức Nho giáo đã được Hồ Chí Minh kế thừa, giữ lại ý nghĩa trách nhiệm, bổn phận của người dân, của con người trong khái niệm “trung”, “hiếu” để đưa vào nội dung mới, hoàn toàn mang tính cách mạng “trung với nước, hiếu với dân”. “Trung với nước” là trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân, của Đảng. “Hiếu với dân” là đem lại cuộc sống “ấm no, tự do, hạnh phúc” cho nhân dân, “thương dân, gần dân, gắn bó với dân, kính trọng lễ phép với dân, học tập dân, dựa vào dân, lấy dân làm gốc”.

Đối với cán bộ, đảng viên, Hồ Chí Minh đặt ra yêu cầu cao hơn là phải “tận trung với nước, tận hiếu với dân”, vì cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh

đạo, người “dẫn dắt”, nhưng lại là “đày tớ trung thành của nhân dân”. “Trung với nước, hiếu với dân” có quan hệ chặt chẽ với nhau, càng “trung với nước” bao nhiêu, thì càng “hiếu với dân” bấy nhiêu và càng “hiếu với dân” bao nhiêu sẽ thể hiện được “trung với nước” cao bấy nhiêu. Vì vậy, Người luôn luôn đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng và Chính phủ, trước hết, “Việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm. Việc gì có hại cho dân thì phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta” [45, tr.56-57] và phải biết “đem tài dân, sức dân, của dân mà làm lợi cho dân” [46, tr.65]. Yêu nước, thương dân sâu sắc, trước lúc đi xa, trong bản Di chúc lịch sử, Người đề nghị miễn thuế nông nghiệp cho nhân dân một năm, “để cho đồng bào hỉ hả, mát dạ, mát lòng, thêm niềm phấn khởi, đẩy mạnh sản xuất” [53, tr.504].

Theo Hồ Chí Minh, trong thời chiến, tinh thần yêu nước đã được phát huy cao độ, trở thành động lực chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. Còn trong thời bình, tinh thần đó phải được tăng cường và đẩy mạnh, để nhân nguồn sức mạnh nội lực của dân tộc trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì một nước Việt Nam giàu mạnh và văn minh. Hồ Chí Minh là người hết lòng yêu thương nhân dân, vì nhân dân phục vụ, khó khăn không nản, thậm chí phải hy sinh tính mệnh cũng không từ, nên những gì thuộc về Người, từ phẩm chất đến hành động, vẫn sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam, nhân dân các dân tộc yêu độc lập, tự do, hoà bình, công lý và những người tiến bộ trên trái đất. Cuộc đời cách mạng anh hùng và tấm gương đạo đức, sống tràn đầy tình yêu Tổ quốc và nhân dân một cách tự nguyện của Người được truyền lại trong Đảng, trong nhân dân và trong trái tim những người yêu tự do, công lý. Đến khi buộc phải từ biệt thế giới này, Hồ Chí Minh cũng không có điều gì phải hối tiếc, “chỉ tiếc là không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa” sự nghiệp cách mạng.

Ba là, vì độc lập, tự do, hạnh phúc của nhân dân.

Hồ Chí Minh đã từng nói: “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” [45, tr.56]. Điều đó

cho thấy, với Hồ Chí Minh, đấu tranh giành độc lập dân tộc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, để đất nước độc lập hoàn toàn, triệt để, có chủ quyền thực sự về mọi lĩnh vực, có quyền quyết định vận mệnh của mình: “Độc lập nghĩa là chúng tôi điều khiển lấy mọi công việc của chúng tôi,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên các trường dạy nghề trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 33 - 58)