7. Kết cấu của luận văn
2.2. Những quan điểm, phƣơng hƣớng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất
2.2.1. Những quan điểm cơ bản
Hồ Chí Minh nhận định chủ nghĩa yêu nước Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và nó cũng giữ nguyên giá trị trong thời kỳ xây dựng lại đất nước. Theo Người, nhân dân lao động là những người yêu nước chân chính, những người biểu hiện lợi ích dân tộc thật sự. Vì vậy, nhiệm vụ của chúng ta là phải chuyển chủ nghĩa yêu nước từ thời chiến sang chủ nghĩa yêu nước thời bình. “Chủ nghĩa yêu nước thời bình được thể hiện bằng sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, dân giàu, nước mạnh, đạt nhiều thành tựu trên lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, về lối sống xã hội chủ nghĩa, những giá trị đạo đức và những ý tưởng mới” [79, tr.3]. Nó phát sinh hằng ngày, hằng giờ trong mỗi con người chân chính, trong phong trào thi đua của những người lao động tiên tiến, trong cuộc đấu tranh cho sự công bằng và tiến bộ xã hội, cho sự tổ chức công việc một cách khoa học. Nó biểu hiện sự không khoan nhượng đối với những khuyết điểm, thiếu sót. Tuy biểu hiện đa dạng, phong phú, song cốt tủy vẫn là kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy sức mạnh tinh thần thi đua yêu nước, khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gắn phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, gắn với tinh thần, ý chí “Không có gì quý hơn độc lập tự do”… để xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh trên tinh thần hòa bình, hữu nghị và hội nhập, cùng nhau phát triển.
Thứ nhất, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Thực tế cho thấy, việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa yêu nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải chú trọng nội dung độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, coi độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở đảm bảo vững chắc cho độc lập dân tộc. Chính nhờ sự kiên định nội dung tư tưởng đó, trong hơn 80 năm qua, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân ta giành thắng lợi trong cách mạng Tháng 8 năm 1945, chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước năm 1954, tiến hành sự nghiệp đổi mới từ năm 1986. Mục tiêu đúng đắn, hợp quy luật, hợp lòng dân đó đã được Đảng quán triệt xuyên suốt trong cả tiến trình cách mạng, đặc biệt là trong quá trình đổi mới, đó là: Trong quá trình đổi mới, phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh... Mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trên thực tế đã trở thành dòng chủ lưu, là tư tưởng xuyên suốt, được quán triệt và đề cao trong sự nghiệp đổi mới mà toàn dân ta đang tiến hành.
Thế hệ thanh niên, sinh viên, học sinh Việt Nam hiện nay sinh ra và lớn lên trong thời kỳ hòa bình, đất nước không có chiến tranh, nên xuất phát từ thực tiễn, nhà trường không chỉ là nơi cung cấp kiến thức về các vấn đề khoa học, xã hội, những tri thức mới nhất, cập nhật nhất của nhân loại mà còn có nhiệm vụ giáo dục nội dung chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên, sinh viên nói chung và sinh viên các trường dạy nghề nói riêng. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, đứng trước những mặt trái của nền kinh tế thị trường, nhiều vấn đề xã hội bức xúc và gay gắt chưa được giải quyết tốt như nạn thiếu việc làm, sự phát triển của tệ nạn xã hội, nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa, tụt hậu xa hơn về kinh tế, “diễn biến hòa bình”, tệ quan liêu tham tồn tại và đang diễn biến phức tạp thì việc giáo dục nhằm giữ vững định hướng, mục tiêu xã hội chủ nghĩa càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Do đó, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội phải là tiêu chuẩn trước tiên của những định hướng giá trị
trong sinh viên Việt Nam hiện nay nói chung và sinh viên các trường dạy nghề nói riêng.
Giáo dục cho các em lòng trung thành đối với Tổ quốc, với lý tưởng của Đảng và của nhân dân, kiên định lập trường cách mạng, thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện mới. Đặc biệt là kiên quyết bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội; cảnh giác trước mọi âm mưu chia rẽ, xuyên tạc của các thế lực thù địch, phê phán, đấu tranh với những thái độ, việc làm gây tổn hại đến an ninh quốc gia, xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Bên cạnh đó, cổ vũ sinh viên tích cực học tập, rèn luyện thân thể, tham gia đăng ký nghĩa vụ quân sự, sẵn sàng lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, hiến máu nhân đạo, sinh viên tình nguyện với tinh thần “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên” do nhà trường và các đơn vị tổ chức, nhìn nhận đúng đắn đối với lao động, cả lao động chân tay và lao động trí óc. Trân trọng, kế thừa những di sản văn hóa, những truyền thống tốt đẹp từ ngàn xưa của dân tộc và nhân loại một cách chọn lọc, đồng thời biết gạn đục, khơi trong những tinh hoa văn hóa của nhân loại trên thế giới, làm giàu thêm bản sắc văn hóa dân tộc để tránh làm mất đi những truyền thống tốt đẹp trong thời kỳ hội nhập… nhằm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Thứ hai, tiếp tục phát huy sức mạnh tinh thần thi đua yêu nước, khối
đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường hiện nay, đặc biệt trước âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch thì một nội dung nữa rất cần được quan tâm, tuyên truyền giáo dục cho sinh viên các trường dạy nghề nói riêng và sinh viên, thanh niên cả nước nói chung đó là phát huy sức mạnh tinh thần thi đua yêu nước, khối đại đoàn kết dân tộc, gắn phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Lịch sử đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Ðảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh đã luôn luôn coi trọng việc xây dựng, củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đặc biệt trong thời kỳ kháng chiến, phát huy sức mạnh của tinh thần yêu nước, tăng cường và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, nguồn sức mạnh nội lực của dân tộc đã phát triển mạnh mẽ. Gắn việc củng cố và tăng cường nội lực với phát huy sức mạnh thời đại là một trong những bài học kinh nghiệm quý báu được đúc rút trong lịch sử hơn 80 năm xây dựng và phát triển của Đảng ta. Trong thời kỳ hội nhập hiện nay, việc giao lưu hội nhập có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với thế hệ trẻ nói chung và sinh viên các trường dạy nghề nói riêng. Đất nước đang mở cửa hội nhập với thế giới bên ngoài, đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với mỗi người, trong đó có sinh viên các trường dạy nghề. Sức mạnh dân tộc trước hết là sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, tinh thần thi đua yêu nước, đoàn kết toàn dân, ý chí đấu tranh anh dũng, bất khuất vì độc lập của Tổ quốc, tự do hạnh phúc của nhân dân. Đó còn là sức mạnh của văn hóa, lịch sử truyền thống, những nhân tố tinh thần làm nên sức mạnh nội lực của dân tộc. Sức mạnh dân tộc được thể hiện thông qua mỗi con người Việt Nam trong đó có sinh viên các trường dạy nghề.
Con người với toàn bộ thể chất và tinh thần, là nguồn nhân lực quý giá nhất trong mọi nguồn lực, là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của quê hương, đất nước. Trên tinh thần đó, sinh viên các trường dạy nghề cũng là một bộ phận trong nguồn nhân lực quý, tràn đầy tiềm năng của xã hội, hơn ai hết, chính là một bộ phận xung kích để đưa đất nước hội nhập quốc tế thành công. Song để làm được điều đó, một mặt, phải giáo dục cho sinh viên các trường dạy nghề nhận thức đúng đắn về học nghề, chọn nghề, định hướng nghề nghiệp, từ đó có ý thức nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức kinh tế, quản lý, kiến thức pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật và chú trọng rèn luyện sức khoẻ và thể chất. Mặt khác, giáo dục để sinh viên các trường dạy nghề nhận thấy rõ vị trí, vai trò và nghĩa vụ của mình đối với sự phát triển
của đất nước, để không chỉ rèn đức, luyện tài mà còn phát huy vai trò của mình trong các phong trào thi đua yêu nước.
Sức mạnh của các phong trào thi đua yêu nước không phải chỉ là khẩu hiệu kêu gọi mà chính là việc nêu gương, tôn vinh những con người, những tập thể tiêu biểu, điển hình tiên tiến xuất sắc. Ý nghĩa quan trọng nhất về mặt thực tiễn của thi đua yêu nước là qua các phong trào thi đua yêu nước, tôn vinh và nhân rộng các điển hình tiên tiến, làm cho cái tiêu cực bị đẩy lùi, cái tích cực ngày càng được phát triển và ngày càng nhân rộng ra, có sức mạnh lan tỏa sâu sắc. Với các hình thức phong phú, sinh động và cụ thể của các phong trào thi đua yêu nước đã được nhân dân cả nước tích cực tham gia, góp phần tạo nên sự gắn bó, cố kết cộng đồng chặt chẽ, huy động cao nhất sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các phong trào thi đua đó đã và đang mang lại những hiệu quả thiết thực, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của cách mạng tạo nên
vị thế Việt Nam trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế. Thông qua
việc nhận thức đúng ý nghĩa và giá trị lớn lao của các phong trào thi đua yêu nước và nhiệt tình tham gia các phong trào thi đua: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi” “Thanh niên lập nghiệp”, “Đền ơn đáp nghĩa”, “Vì Trường Sa thân yêu”, “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Lao động giỏi - Lao động sáng tạo”, “Ngày vì
người nghèo”… sinh viên các trường dạy nghề có thể góp phần thực hiện
thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế- xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, tăng cường hội nhập quốc tế của đất nước.
Thông qua việc trang bị tri thức, rèn luyện bản lĩnh chính trị, giúp sinh viên các trường dạy nghề nhận thức rõ được thách thức phải đối diện và vượt qua trong bối cảnh cụ thể của đất nước và thế giới hiện nay, chính là sự cạnh tranh quyết liệt về trí tuệ để đạt tới những đỉnh cao của khoa học, kỹ thuật và công nghệ cũng như trình độ tay nghề. Để vượt qua được khó khăn đó, đòi
hỏi rất cao ở các em là phải tự học tập, tự rèn luyện, tự trang bị cho mình năng lực hội nhập, như bản lĩnh, kiến thức, trình độ ngoại ngữ, tin học, kỹ năng, tác phong công nghiệp, hiểu biết văn hóa dân tộc, đất nước mình; phải hiểu biết thế giới, văn hóa thế giới. Mỗi người phải nỗ lực mở rộng tầm hiểu biết của mình về tình hình thế giới để có tư duy, hành động phù hợp hơn, để nâng cao trình độ về mọi mặt; phải trau dồi bản lĩnh chính trị, giữ vững lý tưởng xã hội chủ nghĩa, phấn đấu thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh với vai trò là chủ thể tích cực, là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là trách nhiệm và mục tiêu phấn đấu của mỗi sinh viên để có đủ năng lực trí tuệ và phẩm chất đạo đức nhằm phát huy sức trẻ, trình độ tay nghề của mình góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
Thứ ba, quán triệt nguyên tắc bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc với tinh thần và ý chí “Không có gì quý hơn
độc lập tự do”.
Việt Nam đang trên đường đổi mới và hội nhập, kiên định con đường đã chọn trong bối cảnh thế giới đầy biến động, các thế lực thù địch đang ra sức lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc, dân chủ, nhân quyền để kích động nhân dân các dân tộc ít người ở miền núi, vùng sâu, vùng xa… nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, tiến tới phá vỡ sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Vấn đề biên giới trên đất liền, trên biển, hải đảo giữa nước ta với các nước láng giềng đang diễn ra khá phức tạp dễ dẫn đến xung đột… Từ thực tế đó, nội dung giáo dục chủ nghĩa yêu nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh cho sinh viên các trường dạy nghề là lòng yêu xóm làng, quê hương, đất nước; quý trọng tiếng nói, nền văn hóa và các phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc, ý thức tập thể, đoàn kết, tình nghĩa bạn bè, đồng bào, gắn bó trong một cộng đồng dân tộc; ý thức sâu sắc về toàn vẹn lãnh thổ, về độc lập tự chủ và niềm tự tôn dân tộc; sẵn sàng gạt bỏ mọi lợi ích riêng, không ngại gian khổ, hi sinh, dám xả thân vì nước… trên tinh thần và ý chí “Không có gì quý hơn
độc lập tự do”. Nội dung này vừa chứa đựng tinh hoa của chủ nghĩa yêu nước truyền thống vừa chứa đựng chất liệu mới của thời đại và được thử thách, tôi luyện trong tiến trình cách mạng Việt Nam.
Ngày nay cả nước đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện đường lối phát triển kinh tế nhều thành phần vận động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc chủ động hội nhập càng trở thành vấn đề quan trọng và cần thiết nhằm tranh thủ vốn, công nghệ cao, khoa học kỹ thuật… Bên cạnh những thuận lợi, tương quan so sánh lực lượng, tình trạng tụt hậu ngày càng xa về kinh tế của nước ta so với các nước trong khu vực và trên thế giới, sự suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, của một bộ phận giới trẻ, âm mưu và thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch… đang là những thách thức đe dọa sự sống còn của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Do đó, muốn tiến hành hội nhập có hiệu quả, việc nắm vững nguyên tắc độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đảm bảo giữ vững chủ quyền, an ninh quốc gia và bản sắc văn hóa dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa yêu nước là quan trọng và cần thiết.
2.2.2. Phương hướng cơ bản
Thứ nhất, nắm vững mục tiêu, nguyên lý giáo dục xã hội chủ nghĩa trong quá trình giáo dục chủ nghĩa yêu nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh cho sinh viên các trường dạy nghề muốn đạt được hiệu quả cao, trước hết các chủ thể giáo dục như nhà trường, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, phòng công tác chính trị học sinh - sinh viên, giáo viên giảng dạy các môn Chính trị, Pháp luật, Quốc phòng an ninh phải nắm vững mục đích giáo dục toàn diện để phát triển toàn diện đối tượng giáo dục, trong đó, giáo dục đạo đức phải được xác định là “gốc”. Thực hiện mục tiêu đó, đòi