Quan điểm, cách tiếp cận và phương pháp luận nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bổ sung cơ sở khoa học về kỹ thuật trồng rừng phòng hộ trên các dạng lập địa chính vùng cát ven biển các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị (Trang 42 - 43)

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Quan điểm, cách tiếp cận và phương pháp luận nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện các nội dung nghiên cứu, luận án sử dụng các phương pháp tiếp cận cơ bản, bao gồm: tiếp cận hệ thống và cấu trúc; tiếp cận quan sát, thực nghiệm; tiếp cận lịch sử và logic; tiếp cận phân tích và tổng hợp; tiếp cận đa ngành, đa lĩnh vực; đặc biệt là tiếp cận theo các nhóm dạng lập địa ... Hệ thống nông lâm nghiệp bao gồm các yếu tố tự nhiên, sinh học và kinh tế (Đào Thế Tuấn, 1984) [80]. Lập địa là một phức hợp các yếu tố tạo nên hoàn cảnh sống của sinh vật, bao gồm các thành phần chính như thổ nhưỡng, địa hình, khí hậu và thế giới động thực vật, con người (Ngơ Đình Quế, 2010; Ngơ Đình Quế & Nguyễn Xn Qt, 2012) [73], [74]. RPH chắn gió, chắn cát bay nhằm giảm cường độ gió, chắn cát di động, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, bảo vệ các khu dân cư, khu đơ thị, vùng sản xuất và các cơng trình khác (Bộ KH&CN, 2018) [9]. Diện tích RPH chắn gió, chắn cát bay gồm diện tích rừng và đất lâm nghiệp quy hoạch theo quy định của Nhà nước nhằm mục đích chủ yếu là bảo vệ và phát triển RPH chắn gió, chắn cát bay (Luật Lâm nghiệp, 2017; Thủ tướng Chính phủ, 2015) [75], [91].

30

Như vậy, RPH chắn gió chắn cát bay là rừng được bảo vệ và phát triển để duy trì các chức năng phịng hộ chắn gió, chắn cát bay ven biển. Trong phạm vi của luận án, việc nghiên cứu cơ sở khoa học về kỹ thuật trồng RPH trên vùng cát ven biển được giới hạn ở hai vấn đề chính: (i) bổ sung cơ sở khoa học để phân chia nhóm dạng và dạng lập địa và (ii) bổ sung một số cơ sở khoa học về kỹ thuật trồng RPH trên các nhóm dạng lập địa đã phân chia. Về phương pháp luận, luận án phân chia nhóm dạng lập địa trước, trong mỗi nhóm dạng lập địa chọn một số dạng lập địa để đánh giá thực trạng các loài cây trồng RPH phân bố trên các dạng lập địa nào? biện pháp kỹ thuật trồng rừng áp dụng như thế nào? Qua đó đánh giá những hạn chế về kỹ thuật trồng rừng, làm cơ sở nghiên cứu bổ sung một số kỹ thuật trồng rừng phù hợp và hiệu quả trên một số dạng lập địa đã phân chia. Trồng rừng phòng hộ vùng cát ven biển là trồng rừng mới trên một số dạng lập địa chưa có rừng, do dó cần phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng RPH theo hướng thâm canh (ở đây tập trung vào kỹ thuật làm đất, bón phân kết hợp với chất giữ ẩm).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bổ sung cơ sở khoa học về kỹ thuật trồng rừng phòng hộ trên các dạng lập địa chính vùng cát ven biển các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)