Đánh giá biện pháp kỹ thuật trồng rừng vùng cát ven biển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bổ sung cơ sở khoa học về kỹ thuật trồng rừng phòng hộ trên các dạng lập địa chính vùng cát ven biển các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị (Trang 84 - 92)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2.1. Đánh giá biện pháp kỹ thuật trồng rừng vùng cát ven biển

a) Hiện trạng rừng vùng cát ven biển

Đến 31/12/2020 các huyện ven biển (14 huyện) của 3 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, và Quảng Trị có 628.279 ha rừng trên đất, cát ven biển, trong đó, có 13.480 ha rừng trên cát, chiếm 2,1% tổng diện tích có rừng của các huyện ven biển, với 7.796 ha rừng sản xuất (57,8%) và 5.684 ha rừng phòng hộ (42,2%). Diện tích rừng trên cát tập trung chủ yếu tại các huyện ven biển tỉnh Quảng Trị với diện tích 8.167 ha, chiếm 60,6% tổng diện tích rừng trên cát của các huyện ven biển 3 tỉnh; tiếp đến các huyện ven biển tỉnh Quảng Bình có 4.051 ha (30,1%), và thấp nhất, các huyện ven biển tỉnh Hà Tĩnh có 1.261 ha (9,4%) (Bảng 3.10).

RPH chủ yếu trồng trên những diện tích cát di động, cát ven biển nên cây trồng sinh trưởng, phát triển chậm (chủ yếu là Keo lá tràm và Phi lao). Bên cạnh đó, do trồng trên các lập địa khó khăn, rất khó khăn (cát trắng, cát di động; khô hạn, nghèo dinh dưỡng) nên tỷ lệ thành rừng chưa cao, chưa phát huy tối đa chức năng phịng hộ chắn gió, chắn cát bay ven biển và giảm thiểu, thích ứng với BĐKH.

75

Bảng 3.10. Diện tích rừng trên đất, cát ven biển khu vực nghiên cứu Khu vực nghiên cứu Diện tích có rừng (ha) Theo mục đích sử dụng (ha) Tổng Đặc dụng Phòng hộ Sản xuất Hà Tĩnh Diện tích có rừng 90.210 15.430 34.261 40.518 Diện tích rừng trên cát 1.261 0 599 662 Quảng Bình Diện tích có rừng 224.186 22.328 61.292 140.566 Diện tích rừng trên cát 4.051 0 964 3.087 Quảng Trị Diện tích có rừng 313.883 22.502 89.361 202.020 Diện tích rừng trên cát 8.167 0 4.121 4.047 Tổng Diện tích có rừng 628.279 60.260 184.915 383.104 Diện tích rừng trên cát 13.480 - 5.684 7.796 Tỷ lệ % diện tích rừng trên cát/ diện tích có rừng 2,1 - 3,1 2,0 Nguồn:(Bộ NN&PTNT, 2021) [19]

Giai đoạn 2015 - 2020, các tỉnh ven biển nói chung và các tỉnh khu vực nghiên cứu nói riêng tiếp tục thực hiện chính sách giao đất, khốn rừng theo Luật Đất đai và Nghị định 168/2016/NĐ-CP, trong đó, khu vực nghiên cứu đã giao khốn bảo vệ rừng được 21.736 ha, chăm sóc được 2.159 ha (tập trung tại Quảng Bình), trồng mới rừng chắn gió chắn cát bay ven biển được 951 ha, chiếm 74,1% diện tích trồng mới rừng các tỉnh BTB (1.283 ha). Tuy nhiên, quá trình triển khai cơng tác giao đất, khốn bảo vệ rừng ở các địa phương còn chậm so với tiến độ quy hoạch sử dụng đất, chưa thống nhất giữa quy hoạch lâm nghiệp với các quy hoạch khác. Mức khoán bảo vệ rừng đã áp dụng chính sách khốn bảo vệ rừng theo Nghị định 119/2016/NĐ-CP với mức phổ biến từ 300 - 500 nghìn đồng/ha/năm, bằng 1,5 lần so với mức khốn bảo vệ chung cho rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.

Hiện nay, do áp lực gia tăng dân số và nhu cầu phát triển kinh tế địa phương nên một số diện tích rừng trên cạn ven biển được chuyển đổi mục đích sử dụng sang qui hoạch cho các khu dân cư, cơ sở hạ tầng, khu du lịch ven biển. Việc đầu tư phát triển kinh tế, xã hội cho các xã đặc biệt khó khăn ven biển được thực hiện theo QĐ số 539/QĐ-TTg ngày 01/04/2013 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó, các huyện ven biển khu vực nghiên cứu có 62 xã (Hà Tĩnh có 32 xã, Quảng Bình 17 xã và Quảng Trị 13 xã) thuộc đối tượng các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được trong bảo vệ và phát triển RPH ven biển, còn những tồn tại, bất cập cần sớm được khắc phục như: rà sốt việc chuyển đổi mục đích

76

sử dụng rừng, đất rừng qui hoạch RPH ven biển sang các mục đích sử dụng khác, vấn nạn khai thác titan, sa khoáng, vật liệu xây dựng, nuôi tôm trên cát... đã và đang là mối nguy hại đến các đai RPH chắn gió, chắn cát bay ven biển.

Hình 3.3. Phân bố diện tích rừng chắn gió, chắn cát và diện tích đất rừng vùng cát

ven biển khu vực nghiên cứu

Các huyện có diện tích rừng chắn gió chắn cát phịng hộ ven biển có diện tích lớn, theo thứ tự giảm dần (điểm màu đỏ trên hình) như: Lệ Thủy (12.400 ha), Vĩnh Linh (5.821 ha), Hải Lăng (4.617 ha), Triệu Phong (3.470 ha), Gio Linh (2.519 ha), Quảng Ninh (1.554 ha)... Các huyện nằm càng sát đường màu xanh và trong vùng màu xám (Hình 3.3) có ý nghĩa đảm bảo về mặt diện tích rừng phịng hộ chắn gió chắn cát ven biển so với diện tích rừng và đất rừng vùng cát ven biển được giao quản lý. Ngược lại, những huyện không nằm trong vùng màu xám, chưa đảm bảo về diện tích rừng trong phịng hộ chắn gió chắn cát ven biển. Vì vậy, các huyện này cần sớm có qui hoạch, kế hoạch trồng rừng nhằm đảm bảo diện tích phịng hộ chắn gió chắn cát ven biển. Các huyện có diện tích rừng chắn gió chắn cát so với diện tích rừng và đất rừng được giao quản lý, chưa đảm bảo về mặt diện tích phịng hộ ven biển như: Hải Lăng, Gio Linh, Quảng Ninh, Quảng Trạch, Cẩm Xuyên, …

77

Bảng 3.11. Kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng chắn cát, chắn gió

ven biển giai đoạn 2015 - 2020

TT Khu vực nghiên cứu Trồng rừng mới (ha) Trồng bổ sung, phục hồi rừng (ha) Chăm sóc rừng (ha) Khốn bảo vệ rừng (ha) 1 Hà Tĩnh - - - - 2 Quảng Bình 575 960 2.159 21.736 3 Quảng Trị 376 - - -

4 Khu vực nghiên cứu 951 960 2.159 21.736

5 Vùng BTB 1.283 960 3.755 56.185

6 Tỷ lệ (%) 74,1 100,0 57,5 38,7

Nguồn:(Bộ NN&PTNT, 2021) [19]

Việc chuyển đổi rừng và đất rừng qui hoạch cho lâm nghiệp vùng cát ven biển sang các mục đích sử dụng khác (cơng nghiệp, du lịch, khai thác vật liệu xây dựng, titan, sa khống, ni tơm trên cát, ...) là một trong những nguyên nhân chính gây mất rừng ven biển trong thời gian qua. Giai đoạn trước năm 1985, nhu cầu về phát triển kinh tế - xã hội địa phương (gỗ củi, đất ở, đất xây dựng, đất sản xuất nông lâm - ngư nghiệp...) đã làm cho nhiều diện tích các khu rừng tự nhiên trên đát, cát ven biển bị thu hẹp. Giai đoạn từ năm 1985 trở lại đây, vùng cát ven biển bắt đầu được chú ý đầu tư gây trồng rừng, với Phi lao là cây trồng chính. Hiện nay, có thêm nhiều lồi cây được đưa vào trồng RPH vùng cát ven biển như Phi lao Trung Quốc (dịng 601, 701), các lồi Keo (Acacia), đặc biệt là cây Keo lá liềm có khả năng thích nghi, sinh trưởng tốt trên đất cát cố định, bán cố định ven biển, và đất cát nội đồng bán ngập nếu được lên líp.

b) Đánh giá thực trạng các biện pháp kỹ thuật trồng rừng vùng cát ven biển

Kết quả điều tra, phỏng vấn về các biện pháp kỹ thuật đã áp dụng trong công tác trồng rừng vùng cát ven biển tại khu vực nghiên cứu cho thấy, các loài cây trồng rừng vùng cát ven biển chính bao gồm: Phi lao (giống địa phương, các dòng 601, 701 của Trung Quốc), Keo lá tràm là hai lồi cây trồng rừng chính; Keo lá liềm mới được gây trồng tại khu vực nghiên cứu từ năm 2000 cho đến nay; một số loài Keo chịu hạn (A. difficilis, A. torulosa, A. tumida) mới được trồng thử nghiệm. Ngoài ra, một số loài cây trồng rừng khác cũng được gây trồng thử nghiệm như: Muồng đen, Xoan chịu hạn, Bạch đàn trắng, Điều, Keo lá bạc, Keo tai tượng, … đặc biệt là một số loài cây gỗ bản địa trồng thử nghiệm phục hồi rừng trên các rú cát như: Sở, Dẻ cát, Trâm bù, Mà ca.

78

thuộc vào đầu tư của các dự án trồng rừng như: Chương trình 327, 737, 661 và các tổ chức nước ngoài như: PAM, JICA, BASA, PACSA1, PACSA2, FMCR-WB4, … người dân tự phát trồng rừng chiếm diện tích rất nhỏ so với diện tích của các dự án đầu tư trên. Biện pháp kỹ thuật đều được áp dụng đầy đủ theo quy trình kỹ thuật của các Dự án trồng rừng, thể hiện ở một số điểm chính như sau:

- Điều kiện gây trồng: trồng rừng trên các dạng lập địa cồn cát, đụn cát, bãi cát trắng bán cố định; đất cát bán cố định ngập nước vào mùa mưa.

- Xử lý thực bì: phát dọn thực bì tồn diện, dọn sạch thực bì trước khi trồng rừng. - Biện pháp làm đất: tại khu vực nghiên cứu áp dụng hai biện pháp làm đất chính: + Biện pháp làm đất bằng cơ giới: cày tồn diện bằng máy để lên líp kết hợp cuốc hố thủ cơng. Biện pháp kỹ thuật lên líp thường áp dụng ở những nơi đất bị ngập úng vào mùa mưa.

+ Biện pháp lầm đất thủ công: cuốc hố thủ công theo băng trồng rộng 20 m, kích thước hố 30x30x30 cm, băng chừa 10 m. Áp dụng dụng đối với những dạng lập địa ít bị ngập úng, đất cát bán cố định.

Bảng 3.12. Tổng hợp các biện pháp kỹ thuật đã áp dụng trong trồng rừng vùng cát

ven biển khu vực nghiên cứu Biện pháp

kỹ thuật đã áp dụng

Lồi cây trồng rừng chính (Phi lao, Keo lá tràm, Keo lá liềm, …) và trồng thử nghiệm một số loài cây gỗ bản địa trên các rú cát như: Sở, Dẻ cát, Trâm bù, Mà ca, …

Điều kiện gây trồng

Các dạng lập địa:

- Đất cát cố định bán ngập vào mùa mưa, thực bì cỏ rười và cỏ lơng lợn;

- Cồn cát, đụn cát, bãi cát trắng bán cố định ven biển; Xử lý thực

bì Phát dọn thực bì tồn diện, dọn sạch thực bì.

Biện pháp làm đất

- Biện pháp làm đất bằng cơ giới: cày tồn diện bằng máy để lên líp kết hợp cuốc hố thủ cơng. - Kích thước líp: + Líp đơi (trồng 2 hàng/líp), líp cao 0,4 m, rộng 4,0 m, rãnh líp rộng 2,0 m. Cuốc hố 30 x 30 x 30 cm. + Líp đơn (trồng 1 hàng/líp), líp cao 0,4m, rộng 1,5m, rãnh líp rộng 1,5m. Cuốc hố 30 x 30 x 30 cm.

79

Biện pháp kỹ thuật lên líp thường áp dụng ở những nơi đất bị ngập úng vào mùa mưa.

- Biện pháp lầm đất thủ công: cuốc hố thủ công theo băng trồng rộng 20 m, kích thước hố 30x30x30 cm, băng chừa 10 m. Áp dụng dụng đối với những dạng lập địa ít bị ngập úng, đất cát bán cố định.

Phương thức trồng

- Phương thức trồng rừng chủ yếu là trồng thuần loài (Phi lao, Keo lá tràm, Keo lá liềm…);

- Phương thức trồng hỗn giao:

+ Keo lá tràm + Keo tai tượng; Keo lá tràm + Phi lao, … không hiệu quả nên không được nhân rộng.

+ Trồng hỗn giao theo đai (chính và phụ): các đai chính trồng Phi lao, Keo lá tràm, Muồng đen, Bạch đàn có chiều rộng 20, 30 và 50m; đai phụ rộng 10m trồng 2 hàng Keo và 2 hàng Bạch đàn. Trồng theo dạng ơ vng khép kín, đai chính rộng 30 - 50m, trồng 9 - 15 hàng cây, đai phụ rộng 15m trồng 4 hàng cây và vng góc với đai chính.

+ Trồng hỗn giao theo các băng xen kẽ 5 đến 10 hàng Phi lao + 5 đến 10 hàng các loài Keo chịu hạn, chiều rộng đai 100m.

- Trồng theo phương thức NLKH: các loài cây Phi lao, Keo lá tràm, Keo tai tượng, Keo lá liềm, Bạch đàn được trồng thuần loài hoặc trồng xen với nhau thành hàng hoặc dải từ 2 - 3 hàng bao quanh vườn hộ hoặc trên các bờ vùng để chắn gió.

- Một số nhiệm vụ đang thử nghiệm trồng hỗn giao theo cụm để làm giàu rừng giữa các cây Keo lá tràm, Keo lá liềm với các loài cây bản địa trên các rú cát như: Dẻ cát, Trâm bù, Mà ca, …

Mật độ trồng

- Keo lá tràm:

+ Trồng rừng trên líp: 2.500 - 5.000 cây/ha (trồng 2 - 3 hàng/líp, cư li hàng cách hàng 1m, cây cách cây 2m).

+ Trồng rừng trên băng: 3.300 - 5.000 cây/ha (trên băng trồng 20 hàng, cư li hàng cách hàng 1m, cây cách cây 2m).

- Keo lá liềm:

+ Trồng rừng trên líp: 1.600 cây/ha đối với dạng lập địa đất cát cố định bán ngập; 2.000 - 2.200 cây/ha đối với dạng lập địa đất cát cố định không ngập hoặc đất cát di động ven biển.

- Trồng hỗn giao theo đai (đai chính và đai phụ) mật độ 3.300 cây/ha. - Trồng hỗn giao theo các băng xen kẽ với mật độ 5.000 cây/ha.

80

- Trồng theo phương thức NLKH theo dạng ô cờ, bờ cao 80 - 120cm, mặt bờ rộng 80 - 100cm hoặc rộng hơn, cư ly trồng 40x40cm hoặc 50x50cm và ít nhất mỗi dải rừng phải trồng tối thiểu 2 hàng cây, trồng so le nhau.

- Trồng hỗn giao theo cụm các loài cây (Phi lao, Keo lá tràm, Keo lá liềm) với một số loài cây bản địa trên các rú cát, bố trí 100 cụm/ha, mỗi cụm 1 cây bản địa và 4 cây phù trợ.

Nguồn giống và tiêu chuẩn cây giống

- Nguồn cây giống: các vườn ươm cây giống Lâm nghiệp thực hiện

đúng quy định về Chuỗi hành trình giống cây trồng lâm nghiệp chính, nên chất lượng cây giống sản xuất đảm bảo chất lượng.

- Tiêu chuẩn cây con đem trồng:

+ Keo lá tràm: đường kính cổ rễ 0,3 - 0,4cm, chiều cao cây 30 - 35cm, tuổi cây con xuất vườn 3 - 4 tháng. Cây con khỏe mạnh, không sâu bệnh, không cụt ngọn.

+ Phi lao: trồng trên các dải rừng phòng hộ xung yếu sát bờ biển (tuổi cây con 8 tháng tuổi, chiều cao 70-80cm), trồng trên các cồn cát di động và bán di động (cây con 12 tháng tuổi, cao từ 90 - 100cm). + Một số loài cây bản địa: tuổi cây con xuất vườn tối thiểu 12 tháng, chiều cao trên 30cm, thân cây thẳng, mạnh khỏe, khơng có biểu hiện sâu bệnh hại, bầu cây cịn ngun vẹn, có xuất hiện rễ cám ở đáy và cạnh bầu.

Phương

pháp trồng Trồng bằng cây con có bầu. Thời vụ

trồng

Trồng vào vụ thu - đông (từ tháng 9 đến tháng 12), tránh trồng vào những ngày nắng gắt, mưa bão.

Bón phân

- Dạng lập địa đất cát cố định bán ngập bón lót 200g phân hữu cơ vi sinh/gốc hoặc 100g NPK/gốc; dạng lập địa đất cát cố định không ngập và đất cát di động ven biển, bón lót mỗi hố 2kg phân chuồng hoai + 0,2kg phân hữu cơ vi sinh.

- Bón thúc từ 30 - 50g NPK/gốc vào đầu mùa mưa (tháng 9). Biện pháp

kỹ thuật chăm sóc

Chăm sóc trong 3 năm đầu sau trồng, mỗi năm 2 lần vào vụ xuân và vụ thu. Kỹ thuật chăm sóc: làm cỏ đường kính rộng 0,5m, vun gốc, tu sửa lại líp, kịp thời trồng dặm những cây con bị chết trong 3 tháng đầu.

81

Quản lý bảo vệ

Bảo vệ không cho người, chăn thả gia súc phá hại rừng trồng.

Ngăn chặn không cho người dân thu gom canh rơi rụng, thảm mục dưới tán rừng để làm chất đốt.

Phòng chống cháy rừng bằng cách thường xuyên tuần tra, canh lửa; làm đường ranh ngăn lửa, biển báo cấm đốt lửa trong rừng.

- Phương thức trồng rừng: trồng rừng thuần loài các loài Phi lao, Keo lá tràm, Keo là liềm,… là phương thức trồng rừng chủ yếu. Trồng rừng hỗn giao Keo lá tràm + Keo tai tượng; Keo lá tràm + Phi lao, … không hiệu quả nên không được nhân rộng. Trồng hỗn giao theo đai (chính và phụ); trồng hỗn giao theo các băng xen kẽ. Trồng theo phương thức NLKH. Một số nhiệm vụ đang thử nghiệm trồng hỗn giao theo cụm để làm giàu rừng bằng các loài cây bản địa trên các rú cát.

- Mật độ trồng rừng: mật độ trồng rừng khác nhau tùy loài cây trồng rừng và tùy dạng lập địa và phương thức trồng rừng. Trồng rừng trên líp, trên băng đối với lồi Keo lá tràm từ 2.500 - 5.000 cây/ha; trồng trên líp đối với lồi Keo lá liềm từ 1.600 - 2.200 cây/ha.

- Nguồn cây giống và tiêu chuẩn cây giống đem trồng: các vườn ươm cây

giống Lâm nghiệp đã sản xuất nhiều năm, có kinh kiệm gieo ươm, thực hiện đúng quy định về Chuỗi hành trình giống cây trồng lâm nghiệp, cấp chứng nhận nguồn gốc lô giống, lô cây con nên cây giống sản xuất và cung cấp cho đơn vị trồng rừng đảm bảo chất lượng. Tiêu chuẩn cây giống trồng rừng khỏe mạnh, không sâu bệnh, không cụt ngọn, đường kính cổ rễ 0,3 - 0,4cm, chiều cao cây 30 - 35cm, tuổi cây con xuất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bổ sung cơ sở khoa học về kỹ thuật trồng rừng phòng hộ trên các dạng lập địa chính vùng cát ven biển các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị (Trang 84 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)