Ảnh hưởng của phân bón lót kết hợp chất giữ ẩm đến sinh trưởng cây Phi lao

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bổ sung cơ sở khoa học về kỹ thuật trồng rừng phòng hộ trên các dạng lập địa chính vùng cát ven biển các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị (Trang 99 - 105)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Ảnh hưởng biện pháp kỹ thuật trồng rừng phòng hộ trên một số nhóm dạng lập

3.3.1. Ảnh hưởng của phân bón lót kết hợp chất giữ ẩm đến sinh trưởng cây Phi lao

lao trên nhóm dạng lập địa II

a) Tại Lệ Thủy

Ở giai đoạn 16 tháng tuổi, các chỉ tiêu sinh trưởng (về D0, HVN, DT) của cây Phi lao trồng trên nhóm dạng lập địa II (cụ thể dạng CCcH2KT2 và CCcH3KT2) tại Lệ Thủy có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa CT1 ~ CT3. D0 bình quân từ 1,42 ± 0,36cm (CT3) đến 1,76 ± 0,33cm (CT1), CV%: 18,8 - 25,4%. HVN bình quân ở CT1 đạt 0,95 ± 0,20m, cao hơn ý nghĩa 0,12m so với CT3 (0,82 ± 0,23m, KTC 95%: 0,00064 đến 0,25m, p = 0,048), CV%: 21,1 - 28,0%. Tương tự, DT bình quân ở CT1 đạt 0,78 ± 0,27m, cao hơn ý nghĩa 0,27m (KTC 95%: 0,12 đến 0,43m, p = 0,00061) so với CT3 (0,50 ± 0,23m), CV%: 34,6 - 46,0%. Tăng trưởng bình quân chung về ∆D0 = 1,09 - 1,35cm/năm; ∆HVN = 0,63 - 0,73m/năm và ∆DT = 0,38 - 0,60m/năm.

Bảng 3.15. Sinh trưởng đường kính gốc, chiều cao và đường kính tán cây Phi lao

trồng trên nhóm dạng lập địa II tại Lệ Thủy

Tháng tuổi CTTN D0 (sd) (cm) HVN (sd) (m) DT (sd) (m) ∆D0 (cm/năm) ∆HVN (m/năm) ∆DT (m/năm) 16 ĐC NA NA NA - - - CT1 1,76a (0,33) 0,95a (0,20) 0,78a (0,27) 1,35 0,73 0,60 CT2 NA NA NA - - - CT3 1,42b (0,36) 0,82b (0,23) 0,50b (0,23) 1,09 0,63 0,38 24 ĐC 1,28c (0,54) 0,63c (0,17) 0,66c (0,25) 0,64 0,32 0,33 CT1 1,50c (0,50) 0,70bc (0,25) 0,70c (0,27) 0,75 0,35 0,35 CT2 2,00b (0,57) 0,79b (0,30) 1,02b (0,35) 1,00 0,40 0,51 CT3 2,21a (0,62) 0,90a (0,29) 1,15a (0,44) 1,10 0,45 0,58

Ghi chú: Kết quả được trình bày với giá trị trung bình và độ lệch chuẩn (trong ngoặc); NA: Dữ liệu trống khơng (khơng có dữ liệu). Trong cùng một cột các giá trị có mẫu ký tự (a, b, c, ab,…) giống nhau thì chưa có sự sai khác; ngược lại, các giá trị có mẫu ký tự khác nhau là có sự sai khác nhau có ý nghĩa thống kê ở mức độ tin cậy 95%.

Ở giai đoạn 24 tháng tuổi, các chỉ tiêu sinh trưởng cây Phi lao có sự khác nhau rõ giữa các CTTN so với đối chứng. D0 bình quân từ 1,28 ± 0,54cm (ĐC) đến 2,21

90

± 0,62cm (CT3), CV%: 28,1 - 42,2%. HVN từ 0,63 ± 0,17m (ĐC) đến 0,90 ± 0,29m (CT3), CV%: 27,0 - 38,0%. Kết quả phân tích hậu định cho thấy, giữa các cơng thức: CT3~ĐC, CT2~ĐC và CT3~CT1 có sự khác nhau rõ với độ tin cậy 95% (p = 0,0000035

- 0,0084), nhưng giữa các công thức CT2~CT1, ĐC~CT1 chưa có sự khác nhau rõ về

sinh trưởng chiều cao cây (p = 0,35 - 0,686).

Hình 3.4. Phân tích Anova các chỉ tiêu sinh trưởng (trái) và phân tích hậu định

chỉ tiêu đường kính tán (phải) cây Phi lao ở giai đoạn 24 tháng tuổi trên nhóm dạng lập địa II tại Lệ Thủy

Đường kính tán từ 0,66±0,25m (ĐC) đến 1,15±0,44m (CT3), CV%: 34,3 - 38,6%; giữa các công thức CT3~ĐC, CT2~ĐC, CT3~CT1 và CT2~CT1 có sự khác nhau rõ (p < 0,001), nhưng giữa CT1~ĐC và CT3~CT2 chưa có sự khác nhau rõ (p

= 0,094-0,957). ∆D0 = 0,64 - 1,10cm/năm, ∆HVN = 0,32 - 0,45m/năm và ∆DT = 0,33

- 0,58m/năm.

Số cành dài trên 50cm của cây Phi lao có sự khác nhau rõ giữa các CTTN với độ tin cậy 95% (p < 0,001), trung bình có từ 0,97 ± 0,28 cành/cây (CT1) đến 6,74 ± 0,85 cành/cây (CT3), CV%: 12,3 - 28,9%. Kết quả phân tích hậu định cho thấy, giữa CT2~CT1, CT3~CT1, CT2~ĐC và CT3~ĐC có sự khác nhau rõ (p < 0,001), nhưng giữa CT3~CT2 và CT1~ĐC chưa có sự khác nhau rõ (p = 0,094 - 0,96) về số cành dài trên 50cm/cây. Tỷ lệ sống của cây Phi lao ở giai đoạn 24 tháng tuổi dao động từ 65,2% (ĐC) đến 77,8% (CT3).

91

Bảng 3.16. Số cành dài trên 50cm, tỷ lệ cây chết ngọn và tỷ lệ sống của cây Phi lao

trồng trên nhóm dạng lập địa II tại huyện Lệ Thủy

Tháng

tuổi CTTN

Số cành > 50cm (sd) Tỷ lệ sống Tỷ lệ chết ngọn

TB

(cành/cây) P-value TB (%) P-value

TB (%) P-value 16 ĐC - - NA - NA 0,666 CT1 - 54,5 93,8a CT2 - NA NA CT3 - 67,4 90,5a 24 ĐC 1,09b (2,01) < 0,001 70,5a 0,601 85,4a < 0,001 CT1 0,97b (1,63) 68,7a 71,4b CT2 5,37a (6,63) 77,3a 55,4c CT3 6,74a (7,07) 71,4a 39,4c

Ghi chú: Kết quả được trình bày với giá trị trung bình và độ lệch chuẩn (trong ngoặc); p < 0,05 có ý nghĩa thống kê và p > 0,05 chưa có ý nghĩa thống kê.

b) Tại Triệu Phong

Tại Triệu Phong, ở thời điểm 14 tháng tuổi, chỉ tiêu về D0, HVN, DT cây Phi lao trồng trên nhóm dạng lập địa II (dạng lập địa CCcH2KT1 và CCcH3KT1) có sự khác nhau rõ giữa các CTTN so với đối chứng. D0 bình quân đạt từ 1,17 ± 0,19cm (ĐC) đến 1,92 ± 0,33cm (CT3), CV%: 15,4 - 21,3%. HVN trung bình từ 0,89 ± 0,20m (ĐC) đến 1,40 ± 0,32m (CT3), CV%: 22,5 - 27,4%. Tuy nhiên, giữa CT2~CT1, ĐC~CT1, và CT3~CT2 chưa có sự khác nhau rõ (p = 0,23 - 0,58), nhưng giữa CT3~ĐC, CT2~ĐC và CT3~CT1 có sự khác nhau rõ về chiều cao cây (p = 0,00011 - 0,02). Tương tự, DT trung bình từ 0,39 ± 0,14m (ĐC) đến 0,74 ± 0,18m (CT3), CV%: 17,6 - 39,7%; giữa CT3~ĐC và CT2~ĐC là có sự khác nhau rõ (p <0,001), cịn lại là chưa có sự khác nhau rõ với mức ý nghĩa 95% (p = 0,053 - 0,491).

Đến thời điểm 24 tháng tuổi, các chỉ tiêu D0, HVN, DT có sự khác nhau rõ với độ tin cậy 95% giữa các CTTN so với đối chứng. D0 từ 0,93 ± 0,12cm (ĐC) đến 2,03 ± 0,48cm (CT1), CV%: 12,9 - 23,6%. HVN trung bình từ 0,71 ± 0,21m (ĐC) đến 1,36 ± 0,36m (CT3), CV%: 24,4 - 33,6%. Kết quả phân tích hậu định cho thấy, CT3~ĐC, CT2~ĐC và CT1~ĐC là có sự khác nhau rõ (p <0,0001), nhưng giữa CT2~CT1, CT3~CT1 và CT3~CT2 là chưa có sự khác nhau rõ về chiều cao cây (p = 0,96 - 0,99).

92

Bảng 3.17. Sinh trưởng đường kính gốc, chiều cao và đường kính tán cây Phi lao

trồng trên nhóm dạng lập địa II tại Triệu Phong

Tháng tuổi CTTN D0 (sd) (cm) HVN (sd) (m) DT (sd) (m) ∆D0 (cm/năm) ∆HVN (m/năm) ∆DT (m/năm) 14 ĐC 1,17c (0,19) 0,89c (0,20) 0,39c (0,14) 0,97 0,74 0,32 CT1 1,55b (0,33) 1,06bc (0,29) 0,58b (0,23) 1,29 0,89 0,48 CT2 1,82a (0,28) 1,28ab (0,29) 0,68ab (0,12) 1,52 1,07 0,57 CT3 1,92a (0,33) 1,40a (0,32) 0,74a (0,18) 1,60 1,17 0,62 24 ĐC 0,93b (0,12) 0,71b (0,21) 0,48b (0,11) 0,47 0,36 0,24 CT1 2,03a (0,48) 1,40a (0,47) 1,15a (0,32) 1,02 0,70 0,58 CT2 1,85a (0,43) 1,35a (0,33) 1,02a (0,22) 0,92 0,67 0,51 CT3 2,01a (0,43) 1,36a (0,36) 1,15a (0,27) 1,01 0,68 0,58

Ghi chú: Trong cùng một cột các giá trị có mẫu ký tự (a, b, c, ab, bc, …) giống nhau thì chưa có sự sai khác; ngược lại, các giá trị có mẫu ký tự khác nhau là có sự sai khác nhau có ý nghĩa thống kê ở mức độ tin cậy 95%.

Tương tự, chỉ tiêu DT trung bình từ 0,48 ± 0,11m (ĐC) đến 1,15 ± 0,32m (CT3), CV%: 21,6 - 27,8%. Kết quả phân tích hậu định cho thấy, các cặp đơi cơng thức: CT3~ĐC, CT2~ĐC và CT1~ĐC là có sự khác nhau rõ (p <0,0001), nhưng giữa CT2~CT1, CT3~CT1 và CT3~CT2 là chưa có sự khác nhau rõ (p = 0,207 - 0,99) về đường kính tán cây. ∆D0 = 0,47 - 1,02cm/năm; ∆HVN = 0,36 - 0,70m/năm, và ∆DT = 0,24 - 0,58m/năm.

Hình 3.5. Phân tích Anova các chỉ tiêu sinh trưởng (trái) và phân tích hậu định

chỉ tiêu chiều cao cây (phải) cây Phi lao ở giai đoạn 24 tháng tuổi trên nhóm dạng lập địa II tại Triệu Phong

Ở một nghiên cứu trước đây cho thấy, sinh trưởng của Phi lao trên cát cố định (∆D = 1,08 cm/năm, ∆H = 1,22 m/năm), cao hơn trên cát bán di động và kém nhất

93

trên cồn cát di động mạnh (∆D = 0,57 cm/năm) (Nguyễn Xuân Quát & Hoàng Xuân Tý, 1996) [71]. Kết quả ở nghiên cứu này là tương đối phù hợp với kết quả nghiên cứu trên, nhưng có lượng tăng trưởng bình quân chung cao hơn, dao động từ ∆D0 = 0,79 - 1,10 cm/năm (Lệ Thủy) và từ ∆D0= 0,92 - 1,02 cm/năm (Triệu Phong) khi áp dụng bón lót 100g phân hữu cơ vi sinh kết hợp với 10g chất giữ ẩm/hố khi trồng rừng Phi lao trên nhóm dạng lập địa II tại khu vực nghiên cứu.

Số cành trên 50cm của cây Phi lao bình quân từ 6,35 ± 0,54 cành/cây (ĐC) đến 12,34 ± 0,52 cành/cây (CT3), CV%: 4,2 - 8,5%; giữa các CTTN có sự khác nhau rõ về số cành trên 50cm/cây so với đối chứng (p <0,001), nhưng giữa CT2~CT1, CT1~CT3 và CT3~CT2 là chưa có sự khác nhau rõ (p= 0,181 - 0,884). Tỷ lệ sống của cây Phi lao ở giai đoạn 24 tháng tuổi từ 60,6% (ĐC) đến 75,8% (CT3). Với đặc thù về điều kiện tự nhiên, đặc điểm điều kiện lập địa cồn cát di động, bán di động của vùng cát ven biển,… đã ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây Phi lao theo dạng hình thái vươn lên cao hay đâm ngang, mọc lòa xòa; đặc điểm này được thể hiện chủ yếu ở chiều cao cây và đỉnh sinh trưởng của cây cịn ngun vẹn hay khơng, trong đó, đặc điểm sinh trưởng về chiều cao cây Phi lao quyết định trực tiếp đế khả năng phòng hộ chắn gió của đai rừng.

Bảng 3.18. Số cành dài trên 50cm, tỷ lệ cây chết ngọn và tỷ lệ sống của cây Phi lao

trồng trên nhóm dạng lập địa II tại Triệu Phong

Tháng tuổi CTTN Số cành > 50cm (sd) Tỷ lệ sống Tỷ lệ chết ngọn TB (cành/cây) P-value TB (%) P-value TB (%) P- value 14 ĐC - - 61,0ab 0,000205 78,9a 0,0857 CT1 - 100,0a 79,4a CT2 - 100,0a 73,5b CT3 - 81,8b 72,1b 24 ĐC 6,35c (2,41) < 0,001 76,3b 0,00573 50,0ab 0,0764 CT1 11,21ab (4,35) 70,4b 82,8a CT2 10,48b (2,79) 96,0a 76,2ab CT3 12,34a (3,56) 72,9b 74,5b

Ghi chú: Kết quả được trình bày với giá trị trung bình và sai tiêu chuẩn (trong ngoặc); p < 0,05 có ý nghĩa thống kê và p > 0,05 chưa có ý nghĩa thống kê.

Tỷ lệ cây Phi lao chết ngọn (đỉnh sinh trưởng của cây bị thui chột, chết) trồng trên nhóm dạng lập địa II tại vùng cát ven biển là chỉ tiêu đánh giá bước đầu về sinh trưởng và phát triển của cá thể cũng như lâm phần Phi lao theo trạng thái: (i) Phi lao

94

thân chính, (ii) Phi lao chồi đứng và (iii) Phi lao chồi ngang. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở giai đoạn 14 - 16 tháng tuổi, tỷ lệ cây Phi lao chết ngọn tại các lâm phần là tương đối lớn, dao động từ 72,1 - 79,4% (Triệu Phong) đến 80,0 - 90,2% (Lệ Thủy). Giai đoạn 24 tháng tuổi, tỷ lệ này dao động từ 50,0 - 82,8% (Triệu Phong) đến 39,4 - 85,4% (Lê Thủy); giữa các CTTN có sự khác nhau rõ về tỷ lệ cây bị chết ngọn, một phần những cây bị chết được trồng dặm bổ sung và một số lại bị thui chột ngọn tiếp. Những cây Phi lao bị chết ngọn, một phần do người dân chặt phá lấy củi nhiều lần hoặc cây bị chết khô ngọn, cây tái sinh chồi rất tốt và dần hình thành các trạng thái Phi lao chồi ngang, tức là cây khơng có thân chính rõ ràng, đỉnh sinh trưởng bị thui chột, tồn tại ở dạng cây chồi nhưng khơng có khả năng mọc vươn cao q 2m, cành mọc thấp, ở dạng đâm ngang, mọc lịa xịa.

Hình 3.6. Phân tích Anova các chỉ tiêu sinh trưởng cây Phi lao

ở giai đoạn 24 tháng tuổi trên nhóm dạng lập địa II tại Lệ Thủy và Triệu Phong Đối với những lâm phần Phi lao sau 24 tháng tuổi trồng trên nhóm dạng lập địa II có tỷ lệ sống cao (sau khi đã trồng dặm theo định kỳ), dao động từ 60,6 - 75,8% (Lệ Thủy) đến 70,4 - 96,0% (Triệu Phong), mặc dù tỷ lệ cây bị chết ngọn tương đối lớn, nếu được chăm sóc, quản lý bảo vệ tốt, cây Phi lao có khả năng tái sinh chồi tốt để phát triển chồi đứng hoặc thân chính và dần hình thành các lâm phần rừng Phi lao

95

phát huy chức năng phịng hộ chắn gió, chắn cát bay của các đai rừng, đặc biệt là trên các nhóm dạng lập địa rất khó khăn (có địa hình địa mạo là đụn cát di động, cồn cát di động, cồn cát bán di động, …) vùng cát ven biển.

Hình 3.7. Tương quan giữa đường kính gốc và chiều cao cây Phi lao

trên nhóm dạng lập địa II tại Lệ Thủy và Triệu Phong

Như vậy, ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau, các chỉ tiêu sinh trưởng D0, HVN, DT cây Phi lao trồng trên nhóm dạng lập địa II tại Lệ Thủy và Triệu Phong có sự khác nhau rõ giữa các CTTN so với đối chứng. Tại Lệ Thủy, ở giai đoạn 24 tháng tuổi CT3 (bón 300g phân hữu cơ vi sinh trong 3 năm đầu, kết hợp bón lót 10g chất giữ ẩm) có các chỉ tiêu sinh trưởng đạt cao nhất, tương ứng là: D0 = 2,21cm, HVN = 0,90m và DT = 1,15m, đều cao hơn có ý nghĩa thống kê với mức tin cậy 95% so với các cơng thức cịn lại và so với đối chứng. Giữa đường kính gốc với chiều cao cây Phi lao trồng trên vùng đất cát khu vực nghiên cứu có mối tương quan theo dạng đường thẳng: Hvn = 0,3147 + 0,3370*D0 (R2 = 0,272), phương trình có ý nghĩa là, khi đường kính gốc tăng 1cm thì chiều cao cây tăng 0,34m.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bổ sung cơ sở khoa học về kỹ thuật trồng rừng phòng hộ trên các dạng lập địa chính vùng cát ven biển các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị (Trang 99 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)