2.2.6 Cấu trúc chương trình
- Lập trình tuyến tính:
Kĩ thuật lập trình tuyến tính là phương pháp lập trình mà toàn bộ chương trình ứng dụng sẽ chỉ nằm trong một khối OB1. Kĩ thuật này có ưu điểm là gọn, rất phù hợp với những bài toán điều khiển đơn giản, ít nhiệm vụ.
- Lập trình có cấu trúc:
Chương trình được chia thành những phần nhỏ với từng nhiệm vụ riêng và các phần này nằm trong những khối chương trình khác nhau. Loại hình cấu trúc này phù hợp với những bài toán điều khiển nhiều nhiệm vụ và phức tạp. PLC S7-300 có 4 loại khối cơ bản:
+ Loại khối OB (Oganization block): Khối tổ chức và quản lý chương trình điều khiển.
+ Loại khối FC (Program block): Khối chương trình với những chức năng riêng giống như một chương trình con hoặc một thủ tục (chương trình con có biến hình thức).
+ Loại khối FB (Function block): Là loại khối FC đặc biệt có khả năng trao đổi một lượng dữ liệu lớn với các khối chương trình khác. Các dữ liệu này phải được tổ chức thành khối dữ liệu riêng có tên gọi là Data block.
Truyền thông và kiểm tra nội bộ
Chuyển dữ liệu từ cổng vào tới I Thực hiện chương trình Chuyển dữ liệu từ cổng vào Q VÒNG QUÉT
+ Loại khối DB (Data block): Khối chứa các dữ liệu cần thiết để thực hiện chương trình. Các tham số của khối do người dùng tự đặt.
2.2.7 Truyền thông với thiết bị khác2.2.7.1 Các phương thức truyền thông 2.2.7.1 Các phương thức truyền thông
- Điểm đối điểm: Point-to-Point Interface (PPI) (Đối với S7-200)
- Đa điểm: Multi Point Interface (MPI) (Đối với S7-300)
- PROFIBUS (Process Field Bus)
- Ethernet
- ASI (Actuator Sensor Interface)
- Internet
2.2.7.2 Phương thức PPI
PPI là phương thức chủ tớ. Các thiết bị chủ (CPU, thiết bị lập trình,…) gửi yêu cầu đến các trạm và các trạm trả lời. Các trạm không bao giờ tự gửi thông tin lên mạng mà chỉ chờ nhận các yêu cầu của các thiết bị chủ để trả lời.
2.2.7.3 Phương thức MPI
MPI có thể là phương thức chủ/tớ hay chủ/chủ. Cách thức hoạt động phụ thuộc vào loại thiết bị. Nếu thiết bị đích là CPU S7-300 thì MPI tự động trở thành chủ/chủ vì các CPU S7-300 là các thiết bị chủ trong mạng. Nếu thiết bị đích là CPU S7-200 thì MPI lại là chủ/tớ vì các CPU S7-200 lúc đó được coi như là trạm.
Khi hai thiết bị trong mạng kết nối nhau bằng phương thức MPI, chúng tạo nên một liên kết riêng, không thiết bị chủ khác nào có thể can thiệp vào liên kết này. Thiết bị chủ trong hai thiết bị kết nối thường giữ mối liên kết đó trong một khoảng thời gian ngắn hoặc huỷ liên kết vô thời hạn (giải phóng đường truyền).
Mạng MPI có giá thành thấp, được ứng dụng với số lượng đối tác truyền thông ít (tối đa 32 trạm), lượng dữ liệu nhỏ.
MPI sử dụng phương thức truy cập Token-Passing. Token là một bức điện ngắn không mang dữ liệu, có cấu trúc đặc biệt với các bức điện mang thông tin nguồn, được dùng tương tự như một chìa khoá. Một trạm được quyền truy cập bus và gửi thông tin đi chỉ trong thời gian nó được giữ Token.
2. Môi trường truyền dẫn
MPI sử dụng cáp hai dây. Chiều dài tối đa của cáp cho một đoạn bus là 50m. Sử dụng bộ lặp RS-485 làm tăng chiều dài tối đa lên đến 1100m. Tốc độ truyền thường là 187.5 Kbit/s.
2.2.7.4 Industrial Ethernet (IE )
Mạng Industrial Ethernet (IEEE 802.3) dựa trên cơ sở Ethernet thường nhưng được thiết kế lại cho sử dụng phù hợp trong môi trường công nghiệp và do tổ chức IEA (Industrial Ethernet Assciation) quản lý.