Hình 5.10: Giao diện giám sát hệ thống bãi đỗ xe
5.3 Kết quả đạt được về vấn đề thu thập dữ liệu
Trên giao điện giới thiệu (Hình 5.1), khi nhấn vào nút ĐỒ THỊ BIỂU ĐỒ ta sẽ được giao diện THU THẬP DỮ LIỆU TAG LOGGING như hình sau:
Hình 5.12: Giao diện thu thập dữ liệu toàn bộ hệ thống
Trên giao diện thu thập dữ liệu của hệ thống sẽ tập hợp tất cả các điểm, các thiết bị cần thu thập dữ liệu.
Hình 5.13: Giao diện thu thập dữ liệu nhiệt độ trong ống gió của hệ thống AHU
Hình 5.15: Giao diện thu thập dữ liệu áp suất trong ống gió của hệ thống AHU
Trên giao diện thu thập dữ liệu hệ thống AHU như các hình 5.13; hình 5.14; hình 5.15; hình 5.16 sẽ mô tả số liệu mức nhiệt độ cũng như áp suất trong ống gió mà các cảm biến đo được theo biểu đồ thời gian thực. Ngoài ra từ giao diện trên có thể theo giõi trạng thái hoạt động của quạt gió theo thời. Qua đó, người vận hành có thể nắm rõ mức nhiệt độ, áp suất trong ống gió của hệ thống AHU cũng như trạng thái của quạt gió ở từng thời điểm cụ thể. Biểu đồ và bảng thời gian trên hoàn toàn có thể in trực tiếp, điều này rất tiện cho việc báo cáo của người vận hành.
Hình 5.18: Giao diện thu thập dữ liệu động cơ của hệ thống thang máy
Trên giao diện hình 5.17 và hình 5.18 là giao diện thu thập dữ liệu trạng thái hoạt động của hệ thống thang máy.
Cũng tương tự giao diện thu thập dữ liệu hệ thống AHU, trên giao diện thu thập dữ liệu trạng thái hoạt động của hệ thống thang máy ghi lại trạng thái của các động cơ kéo cabin hay động cơ đóng mở cửa, ghi lại hướng di chuyển thang máy, tầng nghỉ trên mô hình dưới dạng biểu đồ thời gian thực. Dựa vào giao diện thu thập dữ liệu trạng thái hoạt động của hệ thống thang máy, người vận hành có thể biết được trạng thái của các động cơ hay cabin đang ở vị trí tầng nào...trên mô hình tại từng thời điểm làm việc cả trong quá khứ và hiện tại.
Hình 5.19: Giao diện quản lý số lượng xe trong bãi đỗ xe
Trên giao diện hình 5.19 là giao diện quản lý số lượng xe trong bãi đỗ xe. Trong giao diện quản lý số lượng xe trong bãi đỗ xe có biểu đồ và bảng thời gian về số lượng xe ra vào ở từng thời điểm cụ thể. Dựa vào biểu đồ và bảng thời gian này người vận hành có thể nắm rõ được số lượng của các xe ở trong bãi đỗ xe ở từng thời điểm. Từ đó, dễ dàng lập báo cáo khi có yêu cầu.
Trên giao diện THU THẬP DỮ LIỆU TAG LOGGING còn có nút nhấn Giao diện chính, nút nhấn này cho phép ta trở về giao diện giới thiệu hình 5.1.
Trên giao diện giới thiệu hình 5.1, ta nhấn vào nút THÔNG BÁO_CẢNH BÁO ta được giao diện ALARM LOGGING như hình sau:
Hình 5.21: Giao diện thông báo sự cố các thiết bị
Cung cấp các thông tin về lỗi và trạng thái hoạt động toàn diện của các thiết bị được giám sát điều khiển và thu thập dữ liệu. Từ đó giúp người vận hành:
- Cho phép sớm nhận ra các tình trạng nguy cấp thiết bị.
- Tránh và giảm thiểu thông báo.
- Chất lượng sản phẩm ngày càng tăng.
Trên giao diện ALARM LOGGING có những thông báo và bảng thời gian thu thập dữ liệu về các sự cố đã xảy ra đối với các thiết bị điện. Khi có sự cố quá tải, quá nhiệt, báo cháy thì trên mô hình đèn báo sự cố sẽ sáng nhấp nháy, đồng thời còi loa cũng sẽ reo để báo cho người vận hành biết, còn trên Giao diện ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT đèn báo sự cố cũng sáng lên và trên giao diện ALARM LOGGING sẽ ghi lại thời điểm xảy ra sự cố đó. Từ giao diện ALARM LOGGING này, người vận hành có thể nắm rõ thời điểm xảy ra sự cố của thiết bị điện.
Trên Giao diện ALARM LOGGING, còn có nút nhấn Giao diện chính, nút nhấn này cho phép ta trở về giao diện giới thiệu hình 5.1.
KẾT LUẬN
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Sau gần 4 tháng nghiên cứu và thực hiện đề tài với sự tận tình chỉ bảo của các Thầy Cô giáo trong Khoa và đặc biệt là Thầy Lê Thái Hiệp, cùng với sự nỗ lực của bản thân, đến nay em đã hoàn thành đầy đủ các công việc mà đề tài tốt nghiệp yêu cầu:
Xây dựng mô hình trên phần mềm WinCC hoạt động theo đúng ý tưởng và yêu cầu công nghệ đặt ra. Thiết lập được hệ thống điều khiển, giám sát và thu thập dữ liệu cho mô hình nên đã giải quyết được bài toán SCADA khách sạn đặt ra gồm:
Điều khiển và giám sát một số hệ thống trong khách sạn.
Xây dựng các giao diện điều khiển và giám sát các hệ thống trên.
Thu thập các dữ liệu cần thiết cho báo cáo phục vụ cho việc phân tích, đánh giá, theo dõi hệ thống khi cần khắc phục sự cố hay nâng cấp hệ thống.
Trong quá trình làm đồ án, em đã tích lũy thêm được nhiều kiến thức về tự động hóa.
Biết và sử dụng được nhiều phần mềm tự động hóa như: WinCC, Step 7
Biết và lập trình được cho PLC S7-300 thực hiện một số công việc cụ thể.
Bổ sung kiến thức về hệ thống SCADA nói chung, đặc biệt là những ứng dụng của hệ thống SCADA .
NHỮNG MẶT HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI:
Hệ thống SCADA trong khách sạn hay tòa nhà là một lĩnh vực không dễ đối với sinh viên, nên trong thời gian vừa qua mặc dù cố gắng hết sức để hoàn thành đề tài, song không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em mong sự góp ý xây dựng của các thầy cô để đề tài của em được hoàn thiện hơn nữa. Một số mặt hạn chưa đạt hiệu quả nghiên cứu tốt nhất:
Hệ thống SCADA khách sạn là một đề tài mới và khó, chưa có tài liệu nhiều, là sinh viên chưa có điều kiện tiếp xúc thực tế nhiều nên mô hình giả lập còn nhiều hạn chế.
Các thiết bị điện làm mô hình thực tế giá thành khá cao chưa làm được mô hình thực tế.
HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI:
Từ các kết quả đạt được cũng như mặt hạn chế của đề tài, em rút ra được một vài hướng phát triển cho đề tài:
Thực hiện mô phỏng điều khiển và giám sát toàn bộ các hệ thống trong khách sạn.
Thiết kế hệ thống điều khiển, giám sát và thu thập dữ liệu hoạt động của mô hình qua mạng Internet dựa vào ứng dụng Web Navigator của WinCC.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Hoàng Minh Sơn, “Mạng truyền thông trong công nghiệp”, NXB Khoa học kỹ thuật, 2001.
[2] Trần Thu Hà, Phạm Quang Huy, “Lập trình với S7 & WinCC – Giao diện người máy HMI”, Nxb Hồng Đức, 2008.
[3] Nguyễn Văn Khang, “Bộ điều khiển logic khả trình PLC và ứng dụng”, Nxb Bách khoa - Hà Nội, 2009.
[4] Lê Hoài Quốc, Chung Tấn Lâm, “Bộ điều khiển lập trình vận hành và ứng dụng”, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, 2008.
Tiếng Anh
[5] Hermann Merz, Thomas Hansemann, Christof Hubner, “Building Automation, Communication Systems with LON and BACnet”, 2009.
[6] Richard A.Panke, “Energy management systems and direct digital control”, 2001.
PHỤ LỤC