Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN VĂN
2.2. Những mặt hạn chế của FDI tại Việt Nam giai đoạn 2001-2010
2.2.1. Về quy mô và tốc độ tăng của FDI tại Việt Nam
Giai đoạn 2001-2010, FDI tăng dần theo từng năm nhưng chưa ổn định. Về tốc độ tăng tăng bình quân năm trong thời kỳ 2001-2009, FDI tăng trưởng 19,8% gấp 1,3 lần tốc độ tăng của khu vực dân doanh và 1,8 lần so với khu vực có vốn nhà nước. Trong giai đoạn 2001-2009, quy mô và tỷ trọng FDI trong tổng vốn đầu tư phát triển có chiều hướng tăng dần theo từng năm, tuy nhiên mức độ biến động là khá lớn và có thể phân thành 3 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 2001-2004: Giai đoạn phục hồi sau khủng hoảng Châu Á- Thái Bình Dương.
- Giai đoạn tăng nhanh từ năm 2005 cho đến năm 2008, trước khi cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra theo chiều hướng tiêu cực, ảnh hưởng sâu rộng.
Bảng 2.1. Quy mô, tỷ trọng và tốc độ tăng vốn FDI theo năm, thời kỳ 2001-2009 thời kỳ 2001-2009 Năm Chỉ tiêu 2000 2005 2009 Bình quân 2001-2009
Quy mô (tỷ USD) 1,9 3,2 10,6 4,9
Tỷ trọng (%) 18,0 14,9 25,6 19,5
Tốc độ tăng hàng năm (%) 19,9 16,9 -8,6 19,8
(Nguồn: Số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2009)
2.2.2. Về khả năng hấp thụ vốn FDI
Mặc dù quy mô vốn như đã nói ở trên là tăng theo từng năm nhưng khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế lại kém. Tỷ lệ giải ngân trong thời kỳ 2001- 2010 có xu hướng giảm dần. Trong giai đoạn 2000-2004, tỷ lệ này đạt bình quân là 77,5%, nhưng trong 4 năm tiếp theo, tỷ lệ này chỉ còn 24,1%. Đặc biệt là vào năm 2008, vốn FDI thực hiện đạt 11,5 tỷ USD, cao gấp 1,45 lần so với năm 2007 nhưng tỷ lệ giải ngân vốn lại thấp, chỉ khoảng 16%. Tình trạng này xảy ra cho thấy nguồn lực trong nước chưa có khả năng đối ứng được với các doanh nghiệp FDI, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp chưa cao. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do cơ sở hạ tầng chất lượng kém, thiếu đồng bộ, tốn nhiều thời gian vận chuyển hàng hoá giữa các địa điểm khác nhau; lao động chưa lành nghề, thiếu tính kỷ luật; thủ tục hành chính rườm rà, chưa minh bạch đã cản trở khả năng hấp thụ. Theo con số thống kế, có tới 70% số doanh nghiệp FDI có hình thức 100% vốn nước ngoài. Điều này cũng phản ánh thực trạng các doanh nghiệp trong nước còn nhỏ bé, sức cạnh tranh yếu, chưa đủ khả năng liên doanh hoặc liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài.[2, tr.5]
Bảng 2.2. Tốc độ tăng GDP của các thành phần kinh tế theo các giai đoạn
Thành phần kinh tế 2001 - 2005 2006 - 2009 2001 - 2009
Chung 7,5 7,1 7,3
Kinh tế trong nước 7,2 6,7 7,0
Kinh tế FDI 9,9 9,9 9,9
(Nguồn: Số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2009)
2.2.3. Về sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế
Như chúng ta đã thấy FDI thời gian qua đã làm thay đổi cơ cấu nền kinh tế, tuy nhiên những dự án FDI chưa đáp ứng được nhu cầu hiện đại hoá của nền kinh tế nước ta. Tính đến hết năm 2009, cơ cấu dự án và cơ cấu theo quy mô vốn của khu vực FDI chia theo ngành kinh tế được tập trung vào lĩnh vực công nghiệp với 65% số dự án và 57% số vốn đăng ký. Số dự án và vốn dành cho khu vực dịch vụ đứng thứ hai, lần lượt chiếm 29% và 41%. Ngành nông nghiệp chỉ có 6% số dự án và 2% về vốn đầu tư và có xu hướng giảm dần. Đối với ngành dịch vụ, từ 2007 đến 2009, ngành này đã trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đến năm 2009, số vốn đăng ký thu hút đầu tư của lĩnh vực dịch vụ đã vượt trên ngành công nghiệp.
Bảng 2.3. Cơ cấu dự án và vốn FDI phân theo ngành kinh tế (%)
Ngành 2000 2005 2007 2008 2009 DA Vốn DA Vốn DA Vốn DA Vốn DA Vốn Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 NN 10,5 2,9 2,0 0,8 1,0 0,3 2,0 0,4 2,4 0,6 CN 78,4 90,9 71,2 74,1 70,0 56,9 51,7 56,6 45,5 22,4 DV 11,1 6,2 26,8 25,2 29,0 42,8 46,3 43,0 52,1 77,0
2.2.4. Về địa bàn đầu tư:
Dự án FDI tập trung vào các vùng kinh tế trọng điểm và địa phương có nhiều điều kiện phát triển thuận lợi trong cả nước. Đây là những vùng có cơ sở hạ tầng tương đối tốt, có sức mua lớn, lao động tương đối lành nghề. Tính từ năm 1988 cho đến hết 2009, vùng Đông Nam Bộ là vùng thu hút được nhiều dự án FDI nhất, chiếm 58% số dự án và 46% tổng vốn đăng ký. Vùng Đồng bằng sông Hồng đứng thứ hai về số dự án thu hút được, chiếm 26% số dự án và đứng thứ ba về vốn đăng ký (19%). Tây Nguyên và vùng Trung du miền núi phía Bắc là hai vùng nghèo khó nhất và cũng là hai vùng thu hút FDI thấp nhất, chỉ chiếm trên dưới 1% số vốn đăng ký. Nếu xét theo từng địa phương thì mức độ tập trung vẫn ở các thành phố lớn và địa phương phát triển là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu và Đồng Nai đã chiếm hơn 70% số dự án và gần 57% vốn đăng ký.[2, tr.10]
Bảng 2.4. Cơ cấu qui mô FDI chia theo vùng lãnh thổ từng năm (%)
2000 2005 2009 Dịch chuyển 2001 - 2009 Tổng 100 100 100 TD & MNPB 2,3 2,4 0,7 -1,6 ĐBSH 5,2 34,6 6,3 1,0 BTB, DHMT 6,9 5,4 30,0 23,1 TN 0,2 0,5 0,4 0,2 ĐNB 84,7 55,0 61,7 -23,0
(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Tổng cục Thống kê, năm 2009)
Chính phủ đã nhận ra khoảng cách biệt ngày càng lớn giữa các khu vực, cũng như sự chênh lệch về kinh tế giữa nông thôn và thành thị và đã cố gắng khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài vào các khu vực trung tâm và các vùng sâu, vùng xa của Việt Nam. Các hình thức ưu đãi đặc biệt như được miễn thuế và miễn trong thời gian dài hơn, miễn thuế nhập khẩu đối với các nguyên liệu thô,
giảm tiền thuê đất, đã được áp dụng để thu hút đầu tư nước ngoài vào các vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. Tuy nhiên, những chính sách cụ thể và triệt để chưa có và chưa đủ mạnh để khắc phục tình trạng nêu trên.
Những điểm bất lợi chính để cạnh tranh của những khu vực trung tâm này bao gồm cả sự thiếu thốn về cơ sở hạ tầng, thị trường nhỏ bé và thiếu nhân lực có trình độ và lao động có tay nghề. Do vậy mà những ưu đãi của Chính phủ cũng không thể làm giảm đi những chi phí phát sinh.
2.2.5. Về đối tác đầu tư
Chính phủ đã thực hiện nhiều chính sách tự do đối với đầu tư nước ngoài nhằm tạo sự bình đẳng giữa nhà đầu tư nước ngoài với nhà đầu tư trong nước bằng việc ban hành Luật đầu tư (thay thế Luật Đầu tư nước ngoài và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước trước đây), và mở thị trường chứng khoán. Thêm vào đó, Việt Nam cam kết giảm thuế quan xuống dưới 5% cho hàng nhập khẩu từ các nước châu Á theo AFTA, và tăng tiến trình đổi mới để chuẩn bị trở thành thành viên của WTO.
Tuy nhiên với nhiều nỗ lực như nêu trên, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam chủ yếu là các nhà đầu tư nhỏ và ở khu vực Châu Á. Điều này cũng hạn chế tác động lan toả về công nghệ vì công nghệ của những doanh nghiệp này phần lớn không phải là công nghệ nguồn.
Nhìn vào số liệu về các nước dẫn đầu về FDI tại Việt Nam giai đoạn 1998-2009 (Bảng 2.5) có thể chứng minh phần nào luận điểm trên đây. Trong top 5 không có sự xuất hiện của các cường quốc sở hữu nhiều công nghệ nguồn như Hoa Kỳ, Đức, Pháp,…. Đây là điều mà các nhà hoạch định chính sách cần phải nghiên cứu, xem xét lại chính sách thu hút đầu tư FDI cũng như thu hút CGCN giai đoạn vừa qua để xây dựng chính sách xúc tiến đầu tư và chính sách CGCN cho giai đoạn 2015-2020.
Bảng 2.5. Mƣời nền kinh tế có doanh nghiệp đầu tƣ trực tiếp lớn nhất vào Việt Nam thời kỳ 1998 - 2009
TT Nền kinh tế Số dự án Số vốn (triệu USD)
Tổng 12.575 194.429,5 1 Hàn Quốc 2.560 26.880,4 2 Đài Loan (TQ) 2.260 22.618,8 3 Malaisia 395 17.202,3 4 Nhật Bản 1.247 17.149,6 5 Singapore 870 16.345,7 6 Hoa Kỳ 870 16.345,7
7 Quần đảo Vigin (Anh) 495 15.261,4
8 Hồng Kông (TQ) 740 8.540,0
9 Quần đảo Caymen 44 6.758,4
10 Thái Lan 284 6.198,4
Khác 3.091 42.071,4
(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài năm 2009)