Khái niệm giáo dục tiểu học và hệ thống giáo dục tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự gia tăng dân số cơ học đối với các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục tiểu học tại quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 25 - 26)

9 Kết cấu của đề tài

1.1.3 Khái niệm giáo dục tiểu học và hệ thống giáo dục tiểu học

Giáo dục là quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch

nhằm truyền cho lớp người mới những kinh nghiệm đấu tranh và sản xuất những những tri thức về tự nhiên, về xã hội và về tư duy, để họ có thể có đủ khả năng tham gia vào lao động và đời sống xã hội.

Hoạt động giáo dục được tổ chức một cách chặt chẽ nhất ở nhà trường. Các lớp học được sắp xếp theo một chương trình thống nhất hợp lí và do những người có trình độ chuyên môn cao hướng dẫn.

Giáo dục tiểu học: Theo Luật Giáo dục, giáo dục tiểu học là bậc học

bắt buộc đối với mọi trẻ em từ 6 đến 14 tuổi, được thực hiện trong năm năm học từ lớp 1 đến lớp 5, tuổi của học sinh vào lớp 1 là 6 tuổi. Điều II Luật phổ

cập giáo dục đã nêu “Giáo dục tiểu học là nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể chất của trẻ em, nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Do vậy giáo dục ở bậc tiểu học có tính chất đặc biệt, có bản sắc riêng, với tính sư phạm đặc trưng [26].

Điều 13 Luật Phổ cập giáo dục Tiểu học quy định: Giáo dục tiểu học được thực hiện trong các trường, lớp tiểu học quốc lập, các loại hình trường, lớp dân lập. Học sinh học tại trường, lớp tiểu học quốc lập không phải trả học phí.

Trường tiểu học: Điều 2 của Điều lệ Trường tiểu học có nêu: “Trường tiểu học là cơ sở giáo dục của bậc tiểu học, bậc học tiểu học, bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Trường tiểu học có tư cách pháp nhân và con dấu. Trường tiểu học là cơ sở giáo dục phổ thông từ lớp 1 đến lớp 5. Hệ thống trường tiểu học gồm có trường công lập và trường dân lập (ngoài công lập).

Trường công lập

Là trường do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên.

Trường dân lập (ngoài công lập)

Bao gồm trường dân lập và trường tư thục; trong đó trường dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động; trường tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và đảm bảo kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự gia tăng dân số cơ học đối với các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục tiểu học tại quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 25 - 26)