Lý thuyết “Lực hút, lực đẩy”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự gia tăng dân số cơ học đối với các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục tiểu học tại quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 31 - 41)

9 Kết cấu của đề tài

1.2. Một số lý thuyết áp dụng

1.2.2 Lý thuyết “Lực hút, lực đẩy”

Lý thuyết “lực hút, lực đẩy” của Eerett Lee (1966), xem xét sự di cư của con người như sự thay đổi nơi cư trú trong những bối cảnh nhất định. Đó là quá trình bị chi phối bởi “sức hút” của nơi đến và “lực đẩy” của nơi đi. Everett Lee luận giải rằng, do “lực đẩy” của nơi ở, nơi có nhiều khó khăn, vất vả cho cuộc

sống của con người sở tại (nơi xuất cư) và do “lực hút” của nơi đến (nơi nhập cư) có nhiều thuận lợi hơn, cơ hội sống và làm việc tốt hơn đã khách quan tạo ra sự luân chuyển các dòng di dân. Sau đó Lipton (1976), Todaro (1976) và nhiều học giả khác đã bổ sung, phát triển làm phong phú thêm lý thuyết và ứng dụng trong những điều kiện và hoàn cảnh đa dạng khác nhau. Nhưng tất cả các học giả vẫn nhất quán tư tưởng chủ đạo của lý thuyết “lực hút, lực đẩy” của Lee. Lý thuyết này đã được vận dụng phổ biến trong các nghiên cứu di dân nhiều thập niên qua.

Các yếu tố “lực hút” gồm: Các khu vực,thành phố công nghiệp hóa; các quốc gia có phương tiện thông tin hiện đại; chế độ phức lợi xã hội cao hoặc có nền dân chủ tiến bộ, nơi mà tự do tôn giáo và quyền con người được đề cao...Các yếu tố “lực đẩy” gồm: nghèo đói và thu nhập thấp; thiếu triển vọng phát triển nghề nghiệp; thiếu đất canh tác, địa hình chia cắt, thiếu tài nguyên đất đai; tỷ lệ thất nghiệp cao, thiếu việc làm; tồn tại phổ biến những vấn nạn xã hội và không đảm bảo về mặt nhân quyền; xung đột nội bộ và chến tranh; thiên tai, biến đổi khí hậu ngày một xấu đi, nạn đói.

Vận dụng lý thuyết “lực hút, lực đẩy” trong nghiên cứu về tăng dân số cơ học ở quận Hoàng Mai : Có nhiều lý do để dân di cư từ nơi này đến nơi khác, như tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật...Các yếu tố này tuơng tác với nhiều yếu tố khác, đặc biệt là căn nguyên kinh tế tạo thành “lực đẩy” dân cư di cư từ khu vực này sang khu vực khác. Ở một số địa phương, tỷ lệ nghèo còn khá cao, lao động địa phương thường bị dôi dư. Bối cảnh đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến dòng di cư. Quận Hoàng Mai có vị trí và địa thế thuận lợi: Có nhà ga đường sắt, 02 bến xe liên tỉnh, đường thủy sông Hồng, đường vành đai 3, đường vành đai 2 đi các tỉnh lân cận. Quận cũng đã xây dựng và đi vào sử dụng nhiều khu đô thị mới, có các chợ, trung tâm thương mại hoạt động .Vị trí của Quận rất gần các trường Đại học lớn, các bệnh viện tuyến Trung ương, tuyến tỉnh... Với điều kiện thuận lợi về vị trí, địa lý, điều kiện kinh tế, giao thương như trên đang là lực “lực hút” của một số dòng di cư đến quận Hoàng Mai.

1.2.3. Thuyết cấu trúc - chức năng

Thuyết chức năng (Funtionalism) phát triển dưới nhiều biến thể với những tên gọi khác nhau như “thuyết cấu trúc”, “thuyết cấu trúc-chức năng”, “thuyết hệ thống”. Nguồn gốc thuyết chức năng là các quan niệm xã hội học trong các công trình nghiên cứu của các nhà xã hội học thế kỷ 19 như A. Comte, H. Spencer, E. Durkheim. Đến giữa thế kỷ 20, thuyết chức năng trở nên nổi tiếng qua các nghiên cứu về cấu trúc của hành động xã hội, cấu trúc xã hội và lý thuyết hệ thống xã hội của T. Parsons và R. Merton.

Các tác giả thuyết chức năng đưa ra nhiều khái niệm cơ bản như: chức

năng (Function), duy trì (Maintenance), đồng thuận (Consensus), hệ thống

(System), tích hợp (Integration), tiểu hệ thống (Sub-system), thích ứng

(Adaptation), thiết chế (Institution), trật tự (Order), kiểm soát (Control), vai trò

(Role), vị thế (Status), xã hội hóa (Socialization) và nhiều khái niệm khác.

Merton đã đưa ra mô hình cấu trúc chức năng: hệ thống chức năng phải dựa trên những điều kiện, những tiền đề cơ bản. Ông kế tục quan điểm của các nhà nhân chủng học để xây dựng một mô hình cấu trúc chức năng của mình dựa trên ba tiền đề cơ bản sau:

Tiền đề 1: Tính thống nhất của chức năng của xã hội: Trong đó, mọi niềm tin và mọi niềm văn hóa thông qua việc chuẩn hóa hệ thống giá trị của nó trong thực tiễn xã hội đều có sự thống nhất chức năng và và khả năng hội nhập với toàn thể xã hội cũng như đối với các thành viên trong xã hội đó. Những thành phần của một hệ thống xã hội phải có tính hội nhập cao. Merton cho rằng, việc hội nhập của hệ thống phụ thuộc vào cấp độ và quy mô của hệ thống đó.

Tiền đề 2: Mọi hình thức và cấu trúc văn hóa xã hội đã được chuẩn hóa đều có những chức năng phù hợp khả năng có lợi cho xã hội, giải quyết nhu cầu phổ biến. Tuy nhiên không phải mọi cấu trúc, mọi ý tưởng niềm tin đều là những chức năng tối ưu.

Tiền đề 3: Tính tất yếu: Mọi khía cạnh xã hội hay nội dung hoạt động đã được chuẩn hóa không những chỉ có chức năng tích cực mà còn chỉ ra, thành phần tất yếu không thể thiếu được của hệ thống xã hội. Nói cách khác, những nội dung xã hội đã được chuẩn hóa gắn với những chức năng xã hội tích cực về mặt

thành phần cấu trúc xã hội đó. Cụ thể mọi cơ cấu và chức năng đều là cái cần thiết với xã hội vì có nó xã hội mới vận hành được mà mọi hoạt động phải dựa vào chuẩn mực.

Rối loạn chức năng: Khi giải thích sự cân bằng của hoạt động cũng như tổ chức xã hội, người ta thấy sự phối hợp nhịp nhàng của các chức năng xã hội. Tuy nhiên khi quan sát các sự kiện xã hội, các nhà nghiên cứu thấy trong trong mỗi cấu trúc, bộ phận của xã hội đều tiềm tàng một khả năng rối loạn chức năng. Trong quá trình thực hiện chức năng, các cơ quan của cơ thể xã hội chịu tác động rất nhiều từ phía bên ngoài và bên trong, các cơ quan đó luôn có xu hướng điều chỉnh cho phù hợp. Tuy vậy không phải bất cứ khi nào việc điều chỉnh chức năng cũng được thực hiện. Cần lưu ý rằng một số sự kiện xã hội có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự kiện xã hội khác, nó có khả năng làm giảm hoặc phá vỡ chức năng của các bộ phận khác. Để hệ thống tồn tại một cách bình thường phải có sự cân bằng tương đối về mặt chức năng. Merton đã phát triển khái niệm “cân bằng chức năng mạng lưới”; một chức năng không phải cân bằng với một chức năng bên cạnh mà nó phải cân bằng với mọi chức năng.

Hướng vận dụng thuyết chức năng trong nghiên cứu về giáo dục. Thuyết chức năng giúp ta có cái nhìn hệ thống đối với các hiện tượng xã hội: Theo các tiền đề trên, có thể xem xét hệ thống giáo dục với tư cách là một bộ phận của xã hội và chỉ ra những chức năng xã hội của giáo dục. Sự tồn tại và phát triển của xã hội nói chung và hệ thống giáo dục nói riêng phụ thuộc vào mức độ xác định và thực hiện đầy đủ các chức năng của nó. Điều này, đến lượt nó phụ thuộc vào cấu trúc xã hội của giáo dục với tư cách là một tập hợp các thiết chế, vị thế, vai trò và các yếu tố khác. Việc phân tích về các “điều kiện

đảm bảo giáo dục tiểu học”cần phải được xem xét và so sánh với những điều

kiện đã được chuẩn hóa. Mọi cơ cấu chức năng của hệ thống giáo dục đều là cái cần thiết với xã hội mà mọi hoạt hoạt động phải dựa vào chuẩn mực. Chuẩn mực để đánh giá “điều kiện đảm bảo giáo dục tiểu học” là những điều kiện được quy định trong Luật Giáo dục, Luật phổ cập tiểu học và được cụ thể hóa bằng các văn bản, hướng dẫn, quy định đang hiện hành.

dục tiểu học” là cần thiết vì chỉ khi những điều kiện được thực hiện đầy đủ,

đảm bảo thì hoạt động giáo dục mới diễn ra có lợi cho xã hội, giải quyết nhu cầu phổ biến của mọi người tham gia.

Trong quá trình thực hiện chức năng, ngành giáo dục chịu tác động rất nhiều yếu tố từ bên ngoài và bên trong. Sự gia tăng dân số cơ học là một trong những tác động trực tiếp đến giáo dục tiểu học. Sự tác động tiêu cực nhất là việc thiếu trường, lớp, các phòng chức năng, diện tích khuôn viên trường chưa đảm bảo theo quy định, khu vệ sinh đạt tiêu chuẩn...

Để giáo dục tiểu học được hoạt động một cách bình thường đáp ứng đầy đủ yêu cầu hoc tập của xã hội, hệ thống giáo dục tiểu học cần phải “cân bằng chức năng mạng lưới” của mình. Một mình hệ thống giáo dục không thể tự cân

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG GIA TĂNG DÂN SỐ CƠ HỌC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TẠI QUẬN HOÀNG MAI,

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Vài nét về quận Hoàng Mai

Quận Hoàng Mai ngày nay là một quận nội thành của thành phố Hà Nội. Quận được thành lập theo Nghị định số 132/2003/NĐ-CP ngày 6/11/2003 của Thủ tướng Chính phủ; dựa trên diện tích và dân số của 9 xã thuộc huyện Thanh Trì là Định Công, Đại Kim, Hoàng Liệt, Thịnh Liệt, Thanh Trì, Vĩnh Tuy, Lĩnh Nam, Trần Phú, Yên Sở và 55 ha diện tích của xã Tứ Hiệp, cộng với diện tích và dân số của 5 phường Mai Động, Tương Mai, Tân Mai, Giáp Bát, Hoàng Văn Thụ thuộc quận Hai Bà Trưng.

Nằm ở phía đông nam thành phố Hà Nội, quận Hoàng Mai phía đông giáp huyện Gia Lâm, tây và nam giáp huyện Thanh Trì, bắc giáp quận Thanh Xuân và quận Hai Bà Trưng. Quận Hoàng Mai có đường giao thông thủy trên sông Hồng; có các đường giao thông quan trọng đi qua: Quốc lộ 1A,1B, đường vành đai 3, cầu Thanh Trì.

Hiện nay, Hoàng Mai là một quận có tốc độ đô thị hóa nhanh, với các công trình cao ốc, nhà chung cư cao tầng và các khu đô thị mới đã và đang hoàn thiện, đang làm mới bộ mặt vùng Cổ Mai xưa thành một vùng đô thị phía Nam Thủ đô Hà Nội, Quận cũng có tiềm năng lớn về đất đai, sức lao động, diện tích hơn 40 km2, dân số hơn 45 vạn người; có nhiều di tích lịch sử văn hóa và nghề truyền thống nổi tiếng...Tuy nhiên Quận cũng không ít khó khăn: Đặc điểm riêng có của Quận là sự chuyển đổi nhiều xã thành phường trên tất cả các mặt về kinh tế, văn hóa - xã hội. Kết cấu cơ sở hạ chưa hoàn thiện, chưa đáp ứng được yêu cầu đô thị hóa.

Phát huy truyền thống Thăng Long - Hà Nội văn hiến, anh hùng, trong 15 năm xây dựng và phát triển, Đảng bộ, UBND quận Hoàng Mai đã vận dụng sáng tạo và thực hiện có hiệu quả đường lối đổi mới của Đảng, Quận đã

thực hiện, Quận ủy hết sức coi trọng công tác xây dựng Đảng, đặc biệt quan tâm giải quyết công tác cán bộ.

Quận đã chủ động thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trên các lĩnh vực công tác, đẩy mạnh cải cách hành chính; chấn chỉnh trật tự trong công tác quản lý đất đai, xây dựng đô thị...

Tình hình chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững trong mọi tình huống. Kinh tế luôn tăng trưởng và chuyển dịch đúng hướng.

2.1. Thực trạng về sự gia tăng dân số cơ học và số lƣợng học sinh ở độ tuổi tiểu học tại thành phố Hà Nội và quận Hoàng Mai

2.1.1. Ở thành phố Hà Nội

Sự gia tăng dân số:

Thủ đô Hà Nội là đô thị vào loại lớn nhất của cả nước, với vị trí địa lý thuận lợi, điều kiện khí hậu ưu đãi và cũng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đầu mối giao thông của cả nước, nơi tập trung nhiều cơ quan của các bộ, ngành, doanh nghiệp khiến Thành phố trở thành điểm hội tụ giao lưu kinh tế, khoa học công nghệ, thương mại dịch vụ lớn nhất cả nước. Bước vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, dưới chính sách phát triển công nghiệp, cùng với ưu thế vốn có của mình. Thành phố Hà Nội cũng là nơi thu hút nhiều dự án phát triển công nghiệp, dịch vụ, thương mại, khoa học công nghệ lớn nhất trong hệ thống các đô thị ở nước ta. Cũng vì lẽ đó nơi đây hội tụ các luồng nhập cư và có quy mô dân số lớn nhất toàn quốc. Kinh tế phát triển, dân số đông làm cho việc quản lý các vấn đề xã hội của bộ máy chính quyền đô thị hiện hành trở nên bất cập.

Luật cư trú hạn chế người nhập khẩu vào nội thành, thành phố trực thuộc trung uơng bằng rào cản kéo dài thời hạn tạm trú nhưng thực tế cho thấy tình trạng này chỉ hạn chế nhập khẩu chứ không hạn chế nhập cư. Luật cư trú cũng mở rộng các điều kiện “thông thoáng” về đăng ký thường trú vào thành phố đã thu hút một số lượng lớn người có điều kiện ra Hà Nội sinh sống, làm ăn; đặc biệt là số sinh viên các tỉnh tốt nghiệp ra trường hoặc sinh viên bị thôi học, đuổi học vẫn ở lại tìm kiếm việc làm. Một trong những

nguyên nhân làm tăng số hộ, nhân khẩu cư trú tại nơi đăng ký thường trú (KT1) là do số hộ, nhân khẩu chuyển đến dăng ký thường trú do được phân nhà, mua nhà tại các khu chung cư, đô thị mới xây dựng đã tách hộ để hưởng quyền lợi về điện, nước, sinh hoạt và các quyền lợi cán nhân khác.

Luật Thủ đô quy định vị trí, vai trò của Thủ đô, chính sách, trách nhiệm xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô. Tại khoản 4, điều 19 Luật Thủ đô “siết” điều kiện đăng ký hộ khẩu khu vực nội thành, còn việc đăng ký tạm trú vẫn được thực hiện theo Luật cư trú mà không có bất kỳ điều kiện ràng buộc nào. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc không kiểm soát được gia tăng dân số, nhất là di dân từ các khu phụ cận vào thành phố. Rõ ràng nếu không có sự hỗ trợ của các tỉnh, thành phố khác (bằng chính sự phát triển, đáp ứng tốt nhu cầu người dân) và những chính sách quản lý hợp lý thì những đô thị lớn như Hà Nội sẽ còn chịu áp lực. Tất cả nỗ lực đầu tư phát triển dù ở đâu đều có đích đến là nâng cao chất lượng phục vụ con người. Với các đô thị lớn như Hà Nội, nhiệm vụ này vô cùng nặng nề. Số lượng người dân ở các địa phương khác về thành phố lớn, nhưng việc giãn dân khỏi khu vực nội đô còn thấp.

Luật Thủ đô sau 5 năm thực hiện đến nay gần như bị “vô hiệu”. Do thời điểm năm 2013 Luật Thủ đô bắt đầu có hiệu lực thì hàng loạt Luật Đất đai, Luật Nhà ở ra đời đã vô hiệu Luật Thủ đô. Một số Chính sách đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc dễ dàng và tự do cư trú cho nhân dân góp phần làm gia tăng dân số cơ học tại các tại các đô thị. Mức tăng này phụ thuộc nhiều vào trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đô thị. Một đô thị đông dân, dễ kiếm việc làm, môi trường văn hóa tốt sẽ thu hút dân cư chuyển đến, tuy yếu tố này làm cho cung lao động tăng lên nhưng cũng làm đô thị gặp nhiều khó khăn trong các vấn đề về môi trường, xã hội, cung cấp dịch vụ.

Theo số liệu “Điều tra di cư nội địa quốc gia 2015 cuả Tổng cục Thống kê - Quỹ Dân số Liên Hợp quốc” cho thấy cơ cấu phân bố nhóm tuổi của người di cư giữa các vùng cũng tương tự như cơ cấu phân bố chung của cả nước. Tuy nhiên, cũng có một vài sự khác biệt. Ví dụ như, trong khi người di cư tuổi từ 20 đến 24 ở Đồng bằng Sông Hồng chiếm 38,1% trong tổng số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự gia tăng dân số cơ học đối với các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục tiểu học tại quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 31 - 41)