CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.5. TÌNH HÌNH CƠNG TÁC QUẢN LÝ CTRSH TẠI QUẬN CẨM
LỆ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
1.5.1. Nguồn phát thải CTR SH
CTR SH trên địa bàn quận phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của khu dân cƣ (biệt thự, hộ gia đình, chung cƣ...), khu thƣơng mại (cửa hàng, nhà hàng, chợ, siêu thị, khách sạn, nhà nghỉ, khu văn phòng, trạm dịch vụ...), cơ quan (trƣờng học, bệnh viện, trung tâm hành chính quận...), khu dịch vụ công cộng (quét đƣờng, công viên, tỉa cây xanh...) và từ công tác nạo vét cống rãnh thoát nƣớc.
1.5.2. Thành phần và khối lƣợng CTR SH
Thành phần chất thải rắn của quận Cẩm Lệ chủ yếu vẫn là chất thải có nguồn gốc hữu cơ cao chiếm 74.65%, kể đến là bao bì nilong chiếm 11.58%.
Chiếm một lƣợng nhỏ nhất trong CTR là kim loại đen chiếm 0.18% và kim loại màu chiếm 0.01% (tham khảo phụ lục 1.7)
Tỷ lệ dân số ngày càng tăng kéo theo đó nhiều vấn đề xã hội xảy ra và một trong những điểm nóng đó là tình hình gia tăng lƣợng rác thải hằng ngày của ngƣời dân. Ƣớc tính dân số quận Cẩm Lệ năm 2014 là 92.433 ngƣời với tỷ lệ phát sinh CTR SH bình quân trên đầu ngƣời là 0,65 kg/ngƣời.ngày [14]. Hiện nay, hằng ngày Xí nghiệp môi trƣờng Cẩm Lệ thu gom trung bình khoảng 61,5 tấn đạt tỷ lệ 93,07% tăng 24,68% so với năm 2007 [14].
1.5.3. Quy trình thu gom CTR SH
Thu gom bằng xe ba gác đạp và kéo có trang bị thùng 660L hoặc 2 thùng 240L: Đi vào các khu dân cƣ, kiệt hẻm và gõ kẻng để ngƣời dân bỏ rác rồi đƣa ra điểm tập kết. Dùng xe tải nhỏ 1,25T vận chuyển rác tại các điểm trong khu dân cƣ đƣa về trạm trung chuyển. Bắt đầu từ 14h30 đến 22h kết thúc công việc.
Thu gom bằng xe cuốn ép dƣới 5T có cịi báo hiệu chạy trong đƣờng kiệt, hẻm, vùng ven (Hòa Xuân, Hòa Thọ Tây) để ngƣời dân đổi rác với số chuyến là 4 chuyến/ ngày. Bắt đầu từ 7h đến 17h kết thúc.
Thu gom bằng xe nâng gắp (>5T): hình thức này thu gom rác từ các điểm tập kết, từ các thùng 240L đƣợc đặt trên các tuyến đƣờng chính và khu dân cƣ, tái định cƣ mới mở, từ các doanh nghiệp có lƣợng rác thải lớn (siêu thị Metro).
Xe hooklit: vận chuyển thùng container chứa rác từ trạm trung chuyển về bãi rác.
Xe tải nhỏ (1,25T): vận chuyển các loại thùng tại các điểm tập kết đƣa về trạm trung chuyển, vận chuyển thùng đặt theo giờ về điểm tập kết để rửa.
1.5.4. Hình thức thu gom CTRSH theo giờ
Đến nay, trên địa bàn quận đã thực hiện thu gom theo giờ bằng 02 phƣơng thức:
Phƣơng thức đặt thùng theo giờ: Thực hiện tại Khu dân cƣ số 3, tuyến đƣờng Cách Mạng Tháng Tám, Xuân Thủy, Trịnh Đình Thảo, Nguyễn Hữu Thọ, Lê Đại Hành và Ơng Ích Đƣờng với khối lƣợng rác thu gom trên 10 tấn/ ngày [4].
Phƣơng thức thu gom rác thải theo giờ bằng công nhân sử dụng xe thô sơ vận chuyển thùng rác có thể tích 660L đi vào kiệt hẻm để ngƣời dân bỏ rác trực tiếp vào thùng tại các khu dân cƣ phƣờng Kh Trung, Hịa Thọ Đơng và Hịa Xn [4].
1.5.5. Quy trình tiếp nhận CTR SH tại trạm trung chuyển
Ngƣời công nhân thu gom rác bằng các xe kéo tay, xe ba gác tại các khu dân cƣ, các điểm tập kết về trạm trung chuyển. Tại đây rác sẽ đƣợc ép vào các container có dung tích 8T nhờ 1 đầu ép và đƣợc chuyển lên bãi rác Khánh Sơn bằng xe Hooklit. Sau đó vận chuyển container rỗng về lại trạm trung chuyển kết thúc chu kì làm việc của trạm. Tại trạm có 1 cơng nhân đứng điều hành và vệ sinh trạm hằng ngày.
Việc vệ sinh trạm đƣợc thực hiện trong quá trình vận hành và sau mỗi ca làm việc. Hằng ngày rác đều đƣợc tập trung và lƣu giữ tại trạm sẽ sinh ra mùi hơi khó chịu và một lƣợng nƣớc rỉ rác ảnh hƣởng đến môi trƣờng xung quanh. Hiện nay, để xử lý các vấn đề đó, xí nghiệp sử dụng các chế phẩm sinh học nhƣ: Acquaclean (định mức 20ml/tấn rác, tỷ lệ pha 1:500), cồn, hƣơng khử mùi (10ml/tấn, tỷ lệ pha 1:10). Các trạm dùng bình xịt và máy phun cao áp để xử lý, riêng tại trạm Hịa Thọ cịn có thêm hệ thống xử lý mùi tự động do xí nghiệp tự chế.
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU