Quan niệm của Hồ Chí Minh về nhân tài và vai trò của nhân tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về nhân tài nội dung và giá trị (Trang 35 - 42)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG TƢ TƢỞNG

1.2. Nội dung cơ bản trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về nhân tài

1.2.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về nhân tài và vai trò của nhân tài

tài

a. “Nhân tài” là gì?

Trong hệ thống tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chưa thấy Người đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh về nhân tài, nhưng Người tiếp cận vấn đề này một cách khá toàn diện, và qua đó, ta cũng có thể thấy được quan niệm của Người về nhân tài.

Thứ nhất, Hồ Chí Minh tiếp cận nhân tài ở hai góc độ, đạo đức và tài năng.

Hồ Chí Minh luôn quan niệm nhân tài là “người tài đức có thể làm những việc ích nước lợi dân” [46, tr.504 ] là “những người hăng hái nhất, thông minh nhất, yêu nước nhất, kiên quyết, dũng cảm nhất” [47, tr302].

Trong hai bài viết đầu tiên của mình về nhân tài, Người dùng chữ “tìm người tài đức” [46, tr504], “… các địa phương phải lập tức điều tra nơi nào có người tài đức” hoặc “trọng dụng những kẻ hiền năng” ” [46, tr504]. Trong các bài nói và viết về sau, Người càng nói rõ hơn: “Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ vẻ vang” [53, tr.601]. Đức ở đây chính là đạo đức “Là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không phải vì danh vọng cá nhân mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người” [47, tr. 292]. Tài là năng lực của con người để giải quyết nhiệm vụ được giao phó. Năng lực ấy thể hiện tập trung ở trình độ văn hóa, khoa học, kỹ thuật và lý luận.

Thứ hai, Hồ Chí Minh tiếp cận nhân tài trong mối quan hệ biện chứng giữa hai mặt “đức” và “tài.

Với Hồ Chí Minh, một người được coi là nhân tài không phải chỉ có năng lực, phẩm chất, mà quan trọng hơn, là phẩm chất và năng lực ấy có hướng đến phục vụ ích nước lợi dân hay không. Nếu có năng lực mà không

36

làm được những việc có lợi cho dân, cho nước thì cũng không đủ để coi là nhân tài. Người cũng yêu cầu tài càng lớn thì đức phải càng cao, vì đó chính là yếu tố đảm bảo cho người cách mạng giữ vững được chủ nghĩa mà mình đã giác ngộ, lựa chọn và tin theo. Khi đã có đạo đức làm nền tảng thì họ bao giờ cũng cố gắng học tập, nâng cao trình độ, rèn luyện bản thân để hoàn thành nhiệm vụ được giao, có tinh thần sẵn sàng nhường bước, ủng hộ những người tài năng hơn mình để họ gánh vác việc dân việc nước.

Trong mối quan hệ giữa tài và đức, Hồ Chí Minh khẳng định đạo đức là “cái gốc” rất quan trọng. Theo Người “cũng như sông có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” [47, tr.292 ]. Người khẳng định: “Có tài phải có đức. Có tài không có đức, tham ô hủ hóa có hại cho nước. Có đức mà không có tài như ông bụt ngồi trong chùa, không giúp ích gì được ai” [52, tr.346]. Đây là đạo đức để hành động chứ không phải là đạo đức của lời nói. Cho nên là người có tài, có đức để ra giúp nước thì phải thể hiện được rất rõ qua hiệu quả công việc, qua kết quả làm việc và phải theo phương châm là một con người hành động nói ít, làm nhiều, giữ được lời hứa, chữ tín; đã nói thì phải làm, lời nói, việc làm đi đôi với nhau. Ngay cả lời hứa thì quyết tâm hứa và thực hiện bằng được.

Tài được Hồ Chí Minh cụ thể hóa và gắn liền với từng người cán bộ, từng hoạt động cụ thể. Người nói: “ngày nay, Đảng yêu cầu cán bộ và Đảng viên chẳng những thành thạo về chính trị mà còn phải giỏi về chuyên môn” [55, tr.69]. Theo Người, năng lực cán bộ phải được phát triển toàn diện. Hồ Chí Minh yêu cầu tài lớn thì đức phải càng cao, vì khi có cái trí thì cái đức chính là cái đảm bảo cho người cách mạng giữ vững được chủ nghĩa mà mình đã giác ngộ, đã chấp nhận và lựa chọn tin theo. Và khi đã có đức thì bao giờ

cũng cố gắng học tập, nâng cao trình độ, rèn luyện năng lực để hoàn thành nhiệm vụ được giao, và khi đã thấy sức không vươn lên được thì sẵn sàng nhường bước, học tập và ủng hộ nhân tài đức hơn mình để họ gánh vác việc nước việc dân.

Trong bản Di chúc bất hủ, Người đã không quên căn dặn Đảng ta là phải đào tạo, bồi dưỡng các thế hệ lớp người kể tục sự nghiệp cách mạng vừa “hồng” vừa “chuyên ”. Người viết: “Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên” [57, tr 622]. Tức là phải giáo dục bồi dưỡng, coi trọng đào tạo nhân tài vừa có bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng, có tinh thần yêu nước, tự tôn dân tộc vừa có kiến thức khoa học kỹ thuật chuyên môn nghiệp vụ giỏi, xứng đáng là lực lượng kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Đảng và của dân tộc.

Qua cách thể hiện quan điểm của Người, có thể hình dung nội hàm quan niệm về nhân tài của Hồ Chí Minh như sau: nhân tài là những người có phẩm chất đạo đức tốt đẹp và năng lực vượt trội, có thành tích đặc biệt xuất sắc, giàu tính sáng tạo, cống hiến cho sự nghiệp của đất nước.

Quan niệm về nhân tài của Hồ Chí Minh xét về tính chất có nét tương đồng với quan điểm của các nhà khoa học hiện nay. Theo tác giả Hoàng Chí Bảo, nhân tài “là những trí thức tiêu biểu…. là những cá thể sinh động, có cá tính mạnh mẽ, có bản lĩnh độc lập, trọng đạo lý và chân lý, họ sống bằng sự sáng tạo nên họ có nhu cầu và khát vọng lớn về tự do… là những người có đức tính khiêm tốn và trung thực, cũng là những người thẳng thắn, cương trực, có niềm tin vào chính mình, có đức tin lớn vào sự nghiệp mà mình lựa chọn và theo đuổi, lao động cần mẫn, sáng tạo, ý thức rõ rệt về sự Đổi mới và nhanh chóng nhập cuộc với Đổi mới…. Nhân tài, hiền tài và trí thực nói chung nặng lòng gắn bó với nhân dân, với đất nước, với dân tộc, với thời

38

đại… Nhân tài phải mang sức mạnh liên kết, hợp tác, đề cao trách nhiệm xã hội, đóng vai trò nòng cốt để tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, làm cho Việt Nam vững bước trên con đường phát triển nhanh và bền vững, thực hiện thắng lợi các mục tiêu đổi mới: dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn mình” [2, tr.11,17 ]. Theo Từ điển tiếng Việt, nhân tài là “Người có tài năng xuất sắc. Đào tạo nhân tài. Phát hiện nhân tài” [74, tr.711]. Quan niệm như vậy chưa đầy đủ và chỉ mới nêu lên một mặt trong tiêu chí về nhân tài đó là tài năng, dù đó là nội dung quan trọng. Theo tác giả Nguyễn Ngọc Phú thì “Nhân tài được hiểu là người có tài năng vượt trội trong một hoặc một vài lĩnh vực hoạt động nào đó ( lãnh đạo. quản lý, hoạt động, khoa học, kỹ thuật, kinh doanh,…), lấy việc cống hiến tối đa cho đất nước là lẽ sống, mục đích sống và động cơ hoạt động của đời mình”. Ở đây, tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa khái niệm nhân tài với khái niệm “ tài năng” và khái niệm “ cống hiến” [63, tr.23].

Tuy có sự diễn đạt khác nhau nhưng các nhà nghiên cứu đương đại đều thống nhất với quan điểm Hồ Chí Minh ở chỗ nhấn mạnh đến hai mặt của nhân tài là “tài năng” và “cống hiến cho xã hội”, chẳng hạn như người nhấn mạnh đến tài năng vượt trội, người nhấn mạnh tới trí tuệ cao, tri thức rộng, người lại nói tới việc cống hiến tối đa cho đất nước, người lại diễn đạt sự đóng góp cho phát triển xã hội. Nhưng tất cả các định nghĩa ấy đều có sự thống nhất về “nhân tài”. “Tài năng” – một mặt của nhân tài được các nhà nghiên cứu khẳng định đó chính là “người tài”, người “thông minh nhất”. Còn “có nhiều đóng góp, cống hiến cho xã hội” – mặt còn lại của nhân tài được các nhà nghiên cứu khẳng định chính là “đức”, người “làm những việc ích nước lợi dân”, người “ hăng hái nhất,..yêu nước nhất, kiên quyết dũng cảm nhất”.

V.I.Lênin định nghĩa về trí thức: “Trí thức bao hàm không những chỉ các nhà trước tác mà thôi, mà còn bao hàm tất cả mọi người có học thức, các đại biểu của những nghề tự do nói chung, các đại biểu của những người lao động trí óc” [82, tr.272]. Hồ Chí Minh định nghĩa về trí thức: “Trí thức là hiểu biết. Trong thế giới chỉ có hai thứ hiểu biết: một là hiểu biết sự tranh đấu sinh sản. Khoa học tự nhiên do đó mà ra. Hai là hiểu biết tranh đấu dân tộc và tranh đấu xã hội. Khoa học xã hội do đó mà ra. Ngoài hai cái đó, không có trí thức nào khác. Một người học xong đại học, có thể gọi là trí thức. Song y không biết cày ruộng, không biết làm công, không biết đánh giặc, không biết làm nhiều việc khác. Nói tóm lại: công việc thực tế, y không biết gì cả. Thế là y chỉ có trí thức một nửa. Trí thức của y là trí thức học sách, chưa phải trí thức hoàn toàn. Y muốn thành một người trí thức hoàn toàn, thì phải biết đem trí thức đó áp dụng vào thực tế” [47, tr.235]. Như vậy, Hồ Chí Minh cho rằng trí thức vừa phải là người hiểu biết, lại vừa phải gắn hiểu biết đó vào thực tiễn để phục vụ cho đất nước.

Trí thức tinh hoa là nhân tài. Nhưng quan niệm về trí thức tinh hoa và nhân tài không hoàn toàn đồng nhất với nhau mà có những điểm tương đồng và khác biệt. Trí thức tinh hoa chỉ đến từ một nguồn duy nhất là đội ngũ trí thức, đặc trưng bởi hoạt động truyền bá và sáng tạo tri thức mới thì nhân tài có thể đến từ nhiều giai cấp, nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau, đóng góp đa dạng hơn về cả giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội.

Vì vậy, có thể coi trí thức tinh hoa là nhân tài, là một bộ phận của nhân tài nhưng nhân tài không hẳn lúc nào cũng là trí thức tinh hoa. Trong nhiều bối cảnh sử dụng khác nhau, hai khái niệm này không thể thay thế cho nhau được.

Như vậy, Hồ Chí Minh đã có sự phân biệt giữa trí thức và nhân tài. Đây cũng là cơ sở để Người xác định đúng vai trò, đặc điểm, phẩm chất cách

40

mạng và từ đó có chính sách sử dụng, đãi ngộ hợp lý đối với trí thức tinh hóa trong cách mạng. Quan điểm coi trọng trí thức tinh hoa của Hồ Chí Minh có ý nghĩa thiết thực đối với quá trình hoạch định chính sách xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ nhân tài hiện nay.

b. Vai trò của nhân tài

Nhân tài là một trong những yếu tố quan trọng, có khả năng quyết định sự hưng – vong của một quốc gia – dân tộc. Vì thế, coi trọng, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài là một bài học kinh nghiệm lịch sử mà cha ông đã đúc kết nên qua lịch sử hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước

Với quan điểm toàn diện, soi xét quá khứ để thấu hiểu tại và dự báo tương lai. Hồ Chí Minh đã thấy rõ rằng, ở Việt Nam cũng như ở các nước khác, trong quá khứ cùng như trong hiện tại, nhân tài luôn có một vai trò rất quan trọng. Chính vì vậy, ngay từ những ngày đầu giành được độc lập, chính trong lúc phải đối phó với muôn vàn khó khăn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu cao quan trọng dụng nhân tài và dành nhiều tâm huyết để tìm chọn nhân tài.

Lịch sử cho thấy đến ngày 1-3-1428, bóng dáng cuối cùng của quân xâm lược nhà Minh bị quét khỏi nước ta. Hơn một năm sau, 1429 Lê Lợi mới lệnh cho quan các nơi phải tiến cử người tài đức. Hồ Chí Minh đề xuất chủ trương tìm kiếm nhân tài sớm hơn rất nhiều. Hơn hai tháng sau Tuyên ngôn độc lập, ngày 14-11-1945, Hồ Chí Minh viết bài "Nhân tài và kiến quốc", trong đó nhấn mạnh: “Kiến thiết cần có nhân tài. Nhân tài nước ta dù chưa có nhiều lắm nhưng khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài càng ngày càng phát triển nhiều thêm” [46, tr.114]. Trong kháng chiến cũng như trong kiến quốc, đặc biệt là trong kiến thiết ngoại giao, kinh tế, kiến thiết quản sự, kiến thiết giáo dục đều cần có nhiều nhân tài chung tay góp sức. Không có sự đóng góp tài năng và sức lực của họ thì kháng chiến và kiến quốc khó thành công. Chính vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi: “đồng bào ai có

tài năng và sáng kiến về những công việc đó, lại sẵn sàng hăng hái giúp ích nước nhà thì xin gửi kế hoạch rõ ràng cho Chính phủ. Chúng tôi sẽ nghiên cứu kế hoạch ấy một cách kỹ lưỡng có thể thực hành được thì sẽ thực hành ngay” [46, tr.114 ]. Qua bài viết trên của Hồ Chí Minh, có thể thấy, Người đã đặc biệt đánh giá cao vai trò của nhân tài đối với đất nước, đồng thời cũng thể hiện rõ quan điểm của Người cho rằng, muốn giải quyết được những vấn đề khó khăn trong bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước phải thực sự trọng dụng nhân tài, phải tạo điều kiện để nhân tài đóng góp tài năng của họ.

Với tinh thần như thế, Hồ Chí Minh cho rằng, Nhà nước phải tập hợp được đội ngũ của mình những người tài đức, và nhân dân cũng phải giúp nhà nước chọn lọc, phát hiện và giới thiệu người tài đức tham gia các cơ quan quyền lực. Cuộc Tổng Tuyền cử đầu tiên của nước Việt Nam mới được Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm và thực chất của cuộc Tổng Tuyển cử ấy đã được Hổ Chí Minh nói rõ: “Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức, để gánh vác công việc nước nhà” [46, tr.153].

Sau Cách mạng tháng Tám, ngày 20/11/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra văn bản Tìm người tài đức đăng trên báo Cứu quốc số 411. “Tìm người tài đức” là văn kiện có giá trị vô cùng to lớn của Đảng và Nhà nước ta về chủ trương trọng dụng nhân tài, chẳng những có giá trị trọng đại lúc đương thời, mà còn có giá trị và ý nghĩa lớn lao đối với sự hưng thịnh của đất nước và dân tộc muôn đời sau. Văn bản nêu rõ: “Trong số 20 triệu đồng bào chắc không thiếu người có tài, có đức. E vì Chính phủ nghe không đến, thấy không khắp, đến nỗi những bậc tài đức không thể xuất thân. Khuyết điểm đó, tôi xin thừa nhận” [47, tr.114]. Hồ Chủ tịch cũng đề xuất sửa đổi khuyết điểm bằng cách chiêu mộ người tài: “Nay muốn sửa đổi điều đó và trọng dụng những kẻ hiền

42

năng, các địa phương phải lập tức điều tra nơi nào có người tài đức, có thể làm được những việc ích nước lợi dân thì phải báo cáo ngay cho Chính phủ biết. Báo cáo phải nói rõ tên tuổi, nghề nghiệp, tài năng, nguyện vọng và chỗ ở của người đó” [47, tr504].

Đây chính là tầm nhìn chiến lược, thực sự cầu thị, hết sức sáng suốt và đúng đắn của Bác về vấn đề nhân tài. Bởi Bác thấy rất rõ, rất sâu vai trò của nhân tài đối với sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc, đồng thời thể hiện một cách chân thành tư tưởng trọng dụng nhân tài, “chiêu hiền đãi sĩ”, vốn là bản chất cao cả của các bậc vĩ nhân.

Khi nhân tài đã tham gia “gánh vác công việc nước nhà”, trở thành những người cán bộ tài giỏi thì vai trò của họ cũng quan trọng hơn, quyết định đến vận mệnh của cách mạng, vận mệnh của nước nhà. Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về nhân tài nội dung và giá trị (Trang 35 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)