Bổ sung vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về nhân tài nội dung và giá trị (Trang 68)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG TƢ TƢỞNG

2.1. Giá trị lý luận

2.1.2. Bổ sung vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về nhân

một nửa thế giới, một nửa của xã hội, Hồ Chí Minh luôn coi trọng vai trò của họ trong cách mạng. Điều đó cũng thể hiện một cách nhìn nhận khách quan và công bằng đối với phụ nữ, và nó cũng thể hiện tính nhân văn cao cả. Người khẳng định: Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ. Do đó, trong thành phần trí thức xét về mặt giới, Người cũng đề cao những cống hiến của ntrí thức đối với dân tộc: “Phụ nữ trí thức cũng đóng góp rất nhiều công trong phong trào bình dân học vụ, bổ túc văn hóa, trong việc xây dựng các vườn trẻ, các lớp mẫu giáo rất đáng khen” [54, tr.510]. Đây là một quan điểm tiến bộ, nhằm phát huy hết tiềm năng của nữ trí thức với tư cách là một lực lượng lao động của xã hội. Đồng thời, nó cũng thể hiện rõ tư duy và tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh, khác hẳn so với quan niệm của Nho giáo trong xã hội phong kiến trước đây.

2.1.2. Bổ sung vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về nhân tài nhân tài

Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, khi chính quyền Xô viết còn rất non trẻ, đang cần những chuyên gia tài giỏi để xây dựng đất nước, V.I Lê nin tuy không “ban” “Chiếu chiến kế” hay “Chiếu cầu hiền”, nhưng Người cũng rất trọng dụng nhân tài, nên ngày 21/02.1921, Người đã chỉ rõ: “Người đảng viên cộng sản nào không tỏ rõ được khả năng của mình biết kết hợp và hướng dẫn công tác của các chuyên gia, đồng thời đi sâu vào thực chất của vấn đề và nghiên cứu vấn đề một cách chi tiết, thì người đảng viên cộng sản đó thường có hại…Tôi có thể đổi hàng tá những người đó lấy một chuyên gia tư sản thành thạo và nghiêm túc nghiên cứu nghiệp vụ của mình”.

Hồ Chí Minh đã có sự vượt bậc khi sử dụng cả những nhân tài, trí thức của xã hội cũ vào trong bộ máy của mình: “Tập trung nhân tài, bất phân đảng

phái”. Hồ Chí Minh đã tập hợp được nhiều nhân sĩ, trí thức xuất thân từ những địa vị xã hội khác nhau nhưng họ đều là những trí thức có tâm huyết xây dựng nước Việt Nam mới. Tháng 1-1946, trong tình thế hết sức phức tạp, nhưng Hồ Chí Minh tin tưởng sâu sắc ở lòng yêu nước của toàn dân nên vẫn kiên quyết chỉ đạo thực hiện Tổng tuyển cử và công việc trọng đại đó đã diễn ra hết sức thành công, lập ra Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, đánh dấu bước ngoặt mới trong đời sống chính trị Việt Nam. Điều đặc biệt là thành viên Chính phủ rất đa dạng, tập hợp được người tài thuộc các tầng lớp khác nhau, gồm các trí thức Hán học tiêu biểu như cụ Huỳnh Thúc Kháng, Phan Kế Toại, Bùi Bằng Đoàn, Phạm Khắc Hoè, Hồ Đắc Điềm..., trí thức Tây học như Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Trần Văn Giàu, Nguyễn Khánh Toàn, Trần Huy Liệu, Đặng Thai Mai... Họ đều chung một ý chí, đó là đoàn kết dân tộc, chung tay góp sức xây dựng chế độ mới, bảo vệ độc lập dân tộc.

Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng và kế thừa phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò của trí thức, nhân tài trong sự nghiệp cách mạng do giai cấp công nhân lãnh đạo. Tuy nhiên, khi đi sâu tìm hiểu tư tưởng cũng như ứng xử thực tế của Hồ Chí Minh đối với nhân tài thì có thể thấy rõ rằng, cách nhìn nhận, cách đánh giá, cách sử dụng nhân tài của Hồ Chí Minh mang tính nhân ái, khoan dung, độ lượng, vượt khỏi định kiến giai cấp siêu hình, máy móc, cực đoan mà không ít lãnh tụ cộng sản đương thời mắc phải. Điều đó cho thấy, Hồ Chí Minh đã tiếp thu, vận dụng, bổ sung, phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về nhân tài, làm cho hệ thống ấy không chỉ có tính khoa học, cách mạng, mà còn đậm chất nhân văn, văn hoá.

70

2.1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân tài là cơ sở lý luận để Đảng xây dựng chính sách nhân tài và sử dụng nhân tài ở Việt Nam hiện nay.

“Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động” [20, tr 30-31], chủ trương trên đã được Đảng ta khẳng định nhất quán từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần VII (tháng 6-1991) đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (1-2016). Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân tài là một nội dung quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh, trở thành nền tảng tư tưởng cho Đảng trong xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển nhân tài.

Đây là vấn đề cơ bản của nhận thức luận về vấn đề nhân tài. Nhờ xác định đúng vấn đề này, nhận thức về nhân tài mới trở nên sáng rõ và có định hướng đúng về chính sách với nhân tài. Về nhân tài và vai trò của lực lượng này đã được Đảng ta chú trọng rất sớm. Tuy nhiên, qua mỗi giai đoạn lịch sử vấn đề nhân tài, trí thức được đánh giá, nhìn nhận và khơi dậy năng lực khác nhau.

Thứ nhất, kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của nhân tài, Đảng nhận thức được tầm quan trọng của đội ngũ nhân tài đối với sự nghiệp Đổi mới.

Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986), khẳng định: “Nhân tài không phải là sản phẩm tự phát mà phải được phát hiện và bồi dưỡng công phu. Nhiều tài năng có thể mai một nếu không phát hiện và sử dụng đúng lúc, đúng chỗ” [13, tr.75]. Như vậy là ngay từ khi bắt đầu khởi xướng sự nghiệp Đổi mới, trước bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều chuyển biến quan trọng, Đảng ta đã nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc phải phát hiện và bồi dưỡng nhân tài để không làm lãng phí nhân tài. Văn kiện đã chú trọng đến đội ngũ nhân tài và xem đây là yếu tố quan trọng để thúc đẩy sự nghiệp Đổi mới.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (4/2006), chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển nền kinh tế tri thức: “..rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [17, tr.87].

Đại hội lần thứ XI của Đảng đưa ra chủ trương mới về sự phát triển, nhấn mạnh nhân tố con người, coi trọng phát triển bền vững, hài hòa, chủ tương thay đổi mô hình tăng trưởng. Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn (2011 - 2020), Đảng ta đã chỉ rõ “Đặc biệt coi trọng phát triển đội ngũ lãnh đạo, quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn” [19, tr.130 ].

Thời kỳ 2011 - 2020 là thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế thế giới, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ tăng trưởng cao, bền vững, năng lực cạnh tranh quốc tế của Việt Nam càng được tăng cường nhằm thực hiện thắng lợi cương lĩnh phát triển đất nước trong thời kỳ mới. Đại hội XI đã nêu những quan điểm chỉ đạo: “Muốn tạo nên một tập thể vững mạnh, phải xây dựng từng con người, quan tâm phát hiện và bồi dưỡng nhân tài” [19, tr.49].

Thứ hai, kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân tài, Đảng nhận thức về vai trò quan trọng của giáo dục trong đào tạo, bồi dưỡng nhân tài.

Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VII (năm 1991), Đảng ta đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000, trong đó ghi rõ “Giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, bồi dưỡng nhiều người giỏi về khoa học, công nghệ, kinh doanh, quản lý kinh tế,

72

xã hội... Nhà nước có chính sách toàn diện thực hiện giáo dục phổ cập phù hợp với yêu cầu và khả năng của nền kinh tế, phát triển năng khiếu, bồi dưỡng nhân tài”. “Mở rộng đào tạo nghề; bồi dưỡng nhiều người giỏi về khoa học, công nghệ, kinh doanh, về quản lý kinh tể, xã hội và nhiều công nhân lành nghề; nâng cao trình độ văn hoá, khoa học, kỹ thuật cho người lao động” [14, tr.83]. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã có bước chuyển biến mới về nhận thức về nhân tài và sử dụng nhân tài, văn kiện khẳng định đẩy mạnh giáo dục đào tạo để từ đó nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, từ đó bồi dưỡng nhiều nhân tài, trí thức giỏi trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Bước phát triển của trong tư duy của Đảng về nhân tài còn thể hiện ở chỗ không chỉ quan tâm bồi dưỡng nhân tài mà còn đào tạo bồi dưỡng nhiều người giỏi nhiều ngành nghề, trong đó chú ý đến đào tạo nâng cao trình độ cho cả công nhân lành nghề và người lao động.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (6/1996) đề ra là đưa giáo dục đào tạo, cùng với khoa học công nghệ trở thành quốc sách hàng đầu. Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, ngay ở phần giáo dục đào tạo đã nêu vấn đề đầu tiên là “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài” (15, tr.87). Giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ chính là biện pháp quan trọng nhất của Đảng trong xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức của đất nước.

Văn kiện Đại hội Đảng đã nêu rõ: “Xây dựng hệ thống trường chuyên, trường trọng điểm, trung tâm chất lượng cao ở các bậc học. Coi trọng việc dạy ngoại ngữ và tin học từ cấp phổ thông... Đổi mới hệ thống giáo dục chuyên nghiệp và đại học, kết hợp đào tạo với nghiên cứu, tạo nguồn nhân lực đủ khả năng tiếp cận công nghệ tiên tiên. Mở rộng hệ thông các trường lớp

dạy nghê và đào tạo công nhân lành nghề. Phát triển đào tạo sau đại học; tăng số lượng đào tạo đại học và sau đại học ở nước ngoài và tại các trung tâm đào tạo quốc tế ở trong nước. Khuyến khích du học tự túc... Dành ngân sách Nhà nước thỏa đáng để cử những người giỏi và có phẩm chất tốt đi đào tạo và bồi dưỡng về những ngành nghề và lĩnh vực then chốt ở những nước có nền khoa học, công nghệ phát triển” [15, tr.106]. Chủ trương dành ngân sách cử người giỏi đi đào tạo ở các nước có khoa học, công nghệ phát triển có hai điểm mới: Thứ nhất, Nhà nước đã chủ động dành tiền đầu tư cho việc cử người giỏi đi học nước ngoài, trước đó, các nước nhận du học sinh của Việt Nam thường tài trợ. Thứ hai, trước đó du học sinh thường được cử đi học ở Liên Xô (cũ) và Đông Âu thì nay được đi học ở cả các nước khác.

Đến đây tư duy về nhân tài của Đảng đã có những chuyển biến tích cực thể hiện ở một số quan điểm mới về bồi dưỡng, đào tạo nhân tài như: Đổi mới hệ thống giáo dục; khuyến khích du học; cử người giỏi có phẩm chất đi đào tạo ở các nước có nền khoa học công nghệ phát triển. Những tư duy mới này là bước đột phá quan trọng trong tư duy của Đảng về nhân tài và sử dụng nhân tài theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Đại hội IX (4/2001): Trong Văn kiện Đại hội, Đảng ta khẳng định “Có quy hoạch và chính sách tuyển chọn người giỏi, đặc biệt chú ý trong con em công nhân và nông dân, để đào tạo ở các bậc đại học và sau đại học. Tầng ngân sách nhà nước cho việc cử người đi đào tạo ở các nước có nền khoa học và công nghệ tiên tiến. Khuyến khích việc du học tự túc... Có chính sách đãi ngộ đặc biệt đối với các nhà khoa học có công trình nghiên cứu xuất sắc; khuyến khích cán bộ khoa học, kỹ thuật công tác tại các vùng khó khăn, vùng nông thôn; động viên các nhà khoa học bám sát cơ sở sản xuất, hướng dẫn nhân dân nắm bắt và làm chủ những tri thức mới về khoa học và công nghệ” [16, tr.65 ]. Ở đây, lần đầu tiên vấn đề quy hoạch tuyển chọn, đào tạo nhân

74

tài đã được đặt ra, là bước đột phá mới thể hiện tại các quan điểm như chú trọng bồi dưỡng nhân tài từ nguồn là con em nông dân, công nhân; có chính sách đãi ngộ đặc biệt với nhà khoa học xuất sắc; cử người giỏi đi công tác tại các địa bàn khó khăn. Đây là những tư duy mới, phù hợp với tình hình đất nước và đã đem lại những kết quả tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội.

Cũng tại Đại hội IX của Đảng, chủ trương dành ngân sách nhà nước cử người giỏi đi đào tạo ở nước ngoài tiếp tục được khẳng định.

Trên cơ sở thắng lợi của 20 năm đổi mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (4/2006), Đảng ta đã đề ra tư tưởng chỉ đạo mới, những tư duy chiến lược về phát triển nhân tài: “Xúc tiến xây dựng một số trường đại học của Việt Nam đạt đẳng cấp quốc tế, đào tạo nhân tài cho đất nước” [17, tr.207 ]. “Thực sự tôn vinh các doanh nhân có tài và thành đạt, đóng góp nhiều cho xã hội” [17, tr,232]. Những tư duy chiến lược của Đảng ta về nhân tài và sử dụng nhân tài được khẳng định trong văn kiện Đại hội là bước phát triển “đột phá ” trong quá trình nhận thức và tiến cùng thời đại. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành TW tại Đại hội lần thứ X của Đảng nêu rõ: “Đổi mới hệ thống giáo dục đại học và sau đại học, gắn đào tạo với sử dụng, trực tiếp phục vụ chuyển đổi cơ cấu lao động, phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là chuyên gia đầu ngành. Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, trọng dụng nhân tài; nhanh chóng xây dựng cơ cấu nguồn nhân lực hợp lý về ngành nghề, trình độ đào tạo, dân tộc, vùng miền…; có cơ chế và chính sách gắn kết có hiệu quả trường đại học với cơ sở nghiên cứu khoa học và doanh nghiệp để chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ vào sản xuất kinh doanh” [17, tr.97]. Báo cáo chính trị chỉ rõ: “Trọng dụng nhân tài, các nhà khoa học đầu ngành, tổng công trình sư, kỹ sư trưởng, kỹ thuật viên lành nghề và công nhân kỹ thuật có tay nghề cao. Có chính sách thu hút các

nhà khoa học, công nghệ giỏi ở trong nước và ngoài nước, trong cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài” [17, tr.100 ].

Văn kiện Hội nghị Trung ương 9 (Khóa X): “Về cơ chế, chính sách, xây dựng cơ chế, phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng người có đức, có tài và cơ chế tiến cử cán bộ; tạo bước chuyển căn bản trong việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài và đội ngũ cán bộ khoa học, chuyên gia giỏi; xây dựng Chiến lược quốc gia về nhân tài; coi đó là giải pháp rất quan trọng trong việc thực hiện chiến lược cán bộ” [17, tr 115].

Tới Đại hội lần thứ XI của Đảng đưa ra chủ trương mới về sự phát triển, nhấn mạnh nhân tố con người, coi trọng phát triển bền vững, hài hòa, chủ tương thay đổi mô hình tăng trưởng. Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn (2011 - 2020), Đảng ta đã chỉ rõ “Đặc biệt coi trọng phát triển đội ngũ lãnh đạo, quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn” [19,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về nhân tài nội dung và giá trị (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)