Giá trị tư tưởng triết học của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đối vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng triết học của trường phái trúc lâm yên tử và vận dụng một số tư tưởng đó vào việc xây dựng nhân cách con người việt nam hiện nay (Trang 64 - 102)

3.1. Những giá trị tư tưởng triết học của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử

3.1.1. Giá trị tư tưởng triết học của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đối vớ

với xã hội thời Trần

Thời Lý, nhà nước phong kiến tập quyền chưa phát triển, quyền hành chưa nằm hẳn trong tay của một ông vua. Quyền lực của chính quyền trung ương còn bị phân tán. Hình thái chính quyền phong kiến quan liêu quý tộc đồng tộc chưa được xác lập. Dưới thời Lý hình thức kinh tế điền trang thái ấp chưa phát triển, ruộng đất của công vẫn còn chiếm tuyệt đại đa số.

Do vậy, trong xã hội thời Lý, có nhiều dòng phái tư tưởng khác nhau một lúc cùng tồn tại, tiêu biểu là hai dòng tư tưởng: Tỳ-ni-đa-lưu-chi và Vô Ngân Thông (như phần trên đã trình bày). Hơn nữa nhà Lý có một dòng thảo đường riêng biệt. Khi chép về Phật giáo thời Lý, Sư Thông Biên ở phái Vô Ngôn Thông không chép phái Đại Điên và sư Bát Nhã. Đại Điên là sư chuyên về phù phép có khuynh hướng về mật giáo, Bát Nhã cũng có khuynh hướng đó. Phật giáo thời Lý rất phát triển, cái tinh thần Phật giáo Đại thừa (Ma hay ana) cộng với tinh thần phù phép thần thông là khuynh hướng thực tiễn của tinh thần nhân loại tiền khoa học. Đi đôi với đạo lý từ bi hỷ xả thì tín ngưỡng kia càng tăng thêm nghị lực phụng sự cho dân tộc, cho nhân loại. Nhưng một khi tinh thần đạo lý từ bi suy sụp thì cái tín ngưỡng kia đưa người ta vào mê tín ươn hèn. Chính khuynh hướng này biểu lộ rất rõ ở giới lãnh đạo cuối đời Lý, mà rõ rệt nhất là ông vua Lý Cao Tông khi ông nhìn nhà sư như là một nhà pháp thuật với tất cả quyền năng thần thông ma thuật.

Nhà nước phong kiến tập quyền chưa phát triển, quyền hành vẫn có ở một số quan lại của dòng họ khác cộng với cái ươn hèn mê tín cuối thời nhà Lý khiến cho trong nước loạn ly, triều đình bất lực. Nhà Trần lên nắm chính quyền đã thu về một mối những lực lượng cát cứ quân sự cũng như những cát cứ về tư tưởng. Tư tưởng triết học thiềm phái Trúc Lâm được bắt đầu từ ông vua khai sáng là Trần Thái Tông, được xem như là một thứ vũ khí tư tưởng có vai trò thống nhất các tư trào khác. Nhà Trần đã rất nhạy cảm trong việc vận dụng triết lý nhà phật vào việc trị quốc yên dân, lập nên những trang sử oanh liệt của dân tộc.

Khác với thời nhà Lý, tư tưởng triết học Phật giáo nhà Trần là sự hoà quyện giữa đời với đạo, ở thời Lý nhà Trần nhà nước phong kiến tập quyền được củng cố và phát triển: Bộ máy nhà nước phong kiến chủ yếu ở trong tay quý tộc nhà Trần. Điều này rõ ràng hơn ở thời Lý. Tất cả các chức vị quan trọng trong bộ máy nhà nước đều do tôn thất họ Trần nắm giữ. Đứng đầu nhà nước chuyên chế của quý tộc là vua Trần. Những ông vua chuyên chế đứng ở địa vị độc tôn, có quyền uy tối cao này, có ý thức rất rõ về quyền lợi của tập đoàn quý tộc mà mình đại diện. Để củng cố quyền lợi độc tôn của dòng họ, các tôn thất họ Trần kết hôn với nhau chứ không kết hôn với dòng họ khác. Quan hệ hôn nhân đồng tộc được thực hiện, xuất phát từ mục đích ngăn ngừa sự lấn quyền của các dòng họ khác.

Những dòng họ ngoại thích gây ra các vụ biến loạn trong các vương triều phong kiến. Họ Trần đã rút được kinh nghiệm đó qua các vụ biến đời Lý và ngay cả trong việc âm mưu cướp ngôi vua Lý của họ Trần.

Thời Trần, địa vị của tôn thất họ Trần trong bộ máy chính trị rất cao, có thể nói là độc tôn. Quyền lợi chính trị của quý tộc gắn liền với quyền lợi kinh tế của họ là thái ấp. Quý tộc có thái ấp được quyền trấn trị các nơi, có quân đội riêng, tất cả những điều đó dường như biểu hiện tính chất phân tán của nhà nước phong kiến. Thực ra những yếu tố này hoàn toàn bị hạn chế. Vì

ruộng đất là quốc hữu, nhà nước có thể khống chế được thái ấp. Nhà vua có thể lấy lại ruộng đất của người này ban cho người khác. Do những điều kiện đó, nhà nước phong kiến thời Trần vẫn là một nhà nước tập quyền mạnh mẽ, giữa quý tộc và nhà vua không có mâu thuẫn, ngược lại thế lực của tập đoàn quý tộc Trần càng làm tăng thêm sức mạnh của vương triều Trần. Nhà nước có thể huy động quân đội riêng của các vương hầu trong những lúc cần thiết. Chính vì vậy mà “nhà Trần xử với quý tộc thuộc hoà vui không hiềm nghi gì, trong đạo vua tôi ở với nhau như người nhà khi vô sự thì từ xướng hoạ vui vẻ hết đường, khi hữu sự thì đồng lòng góp sức, thân hơn chân tay, đó là tập tục rất tốt thời bấy giờ, ít ai theo kịp”. Chính cái tinh thần đoàn kết vua tôi đó đã góp phần tạo nên sức mạnh chiến thắng giặc xâm Nguyên Mông. Trong tư tưởng triết học Trúc Lâm đã biểu lộ nhân cách của những vị đứng đầu nhà nước, đó là ông vua có lòng khoan, nhân, độ lượng. Đối với những người mắc tội đầu hàng giặc, nhà vua độ lượng khoan dung, cho đốt những tờ biểu thông tư với giặc, xoá bỏ mọi hiềm khích (khép lại quá khứ) tập hợp mọi lực lượng, chung sức xây dựng đất nước vững bền.

Đạo với đời luôn hoà quyện làm một, hành đạo để phục vụ cuộc sống dân tộc chứ không phải vì cá nhân con người, con người đạo sĩ, thi sĩ và chiến sĩ kết hợp làm một.

Chính vì vậy, quan niệm “lấy ý muốn của thiên hạ làm ý muốn của mình, lấy tâm thiên hạ làm tâm của mình mà đại sa môn Trúc Lâm đã khuyên vua Trần Thái Tông một tư tưởng có tính chủ đạo quan thông trong việc trị quốc yên dân của các vua Trần. Thực hiện khối đại đoàn kết từ triều đình đến quân đội và nhân dân. Khi bàn việc triều đình, Trần Nhân Tông luôn nhắc nhở các quần thần rằng “Nhà Trần ta xuất thân từ nghề chài lưới ven sông nên thiên hạ là của trăm họ, phải thương dân”. Ông dành thời gian đi thăm hỏi nhân dân, gặp gia đồng (con trẻ nhà quyền quý) của các vương hầu, ông gọi rõ từng tên, hỏi han trìu mến và nhắc nhở các thị vệ không được thét đuổi.

Trở về cung ông bảo quan hầu cận rằng: “Ngày thường các tướng lĩnh vương hầu chỉ nghĩ đến uy quyền, có thị vệ hai bên, đến khi nước nhà có hoạn nạn thì chỉ có bọn ấy đi theo”. ở đây Trần Nhân Tông có hàm ý nhắc nhở làm quan phải gần dân, thương dân.

Chính vì tư tưởng hành đạo với đời như trên đã giúp cho triều đình cùng nhân dân đánh bại quân xâm lược Nguyên Mông xây dựng một nhà nước Đại Việt oanh liệt, kinh tế, văn hoá, chính trị phát triển rực rỡ. Nói chung đây là thời kỳ mà tư tưởng triết học Trúc Lâm, một hệ thống tư tưởng triết học quan phương, là rường cột căn bản chủ đạo cho nhà nước Đại Việt, thiền phái Trúc Lâm đã Đại Việt hoá, dân tộc hoá tư tưởng Thiền Tông và sáng tạo một số tư tưởng cụ thể, sắc bén, thích hợp với hoàn cảnh Đại Việt lúc bấy giờ, nó đã có tác động duy trì được tình trạng xã hội lúc bấy giờ.

3.1.2. Ý nghĩa tư tưởng triết học của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đối với xã hội Việt Nam hiện nay

Nhân cách là một vấn đề khá phức tạp. Hiện nay còn nhiều quan niệm khác nhau về nhân cách. Có lẽ, tùy theo cách tiếp cận khác nhau mà có sự đa dạng, phức tạp đó…

Theo cách tiếp cận tâm lý học, cố Phó giáo sư Phạm Hồng Gia và Phó giáo sư Nguyễn Đức Minh cho rằng: nhân cách là chỉ số người trong mỗi người, là toàn bộ những đặc điểm, phẩm chất tâm lý của cá nhân quy định giá trị xã hội và hành vi xã hội của họ. Nhân cách không phải là cái cố định, bất biến mà thay đổi ở từng người khác nhau cũng như ở một người, một cộng đồng người trong một giai đoạn lịch sử khác nhau.

Cũng cách tiếp cận tâm lý học. Giáo sư Phạm Minh Hạc cũng chỉ ra rằng: con người là thành viên của cộng đồng, một xã hội cụ thể, tồn tại trong không gian và thời gian nhất định. Tùy thuộc vào các mối quan hệ mà một con người cụ thể được nhìn nhận có khi như một cá nhân, có khi như một chủ thể và có khi là một nhân cách. Nếu nhìn nhận con người như một đại diện,

một trường hợp cụ thể của loài thì đó là cá nhân, khi cá nhân thực hiện một cách có ý thức, có mục đích một hoạt động nhất định nhằm nhận thức và cải tạo thế giới xung quanh thì cá nhân đó được coi như một chủ thể. Khi xem xét, nhìn nhận con người với tư cách là một thành viên của xã hội, là chủ thể của mối quan hệ và hoạt động thì ta nói đến nhân cách của họ. Như vậy, theo Giáo sư Phạm Minh Hạc “nhân cách là tổng hòa các đặc điểm, những thuộc tính tâm lý quy định con người như một thành viên của xã hội” [6, tr.63].

Theo một cách tiếp cận khác Giáo sư Nguyễn Tài Thư cho rằng “nhân cách là một hệ thống tư duy và hành động, quan niệm và cách ứng xử của cá nhân con người trước tự nhiên, xã hội và con người; trước thế giới bên ngoài cũng như bản thân mình” [20, tr.226].

Phù hợp với những điều luận văn đang bàn đến, tác giả sẽ dựa vào khái niệm mà Giáo sư Nguyễn Tài Thư đưa ra để bàn luận nhân cách con người Việt Nam.

Nói đến con người Việt Nam, từ lâu trong lịch sử đã hình thành một nhân cách ổn định. Đó là những phẩm chất, năng lực, truyền thống rất đáng tự hào: cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, dũng cảm, kiên cường trong đấu tranh chinh phục tự nhiên, đấu tranh cách mạng; với ý chí tự lực, tự cường cao độ, với tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước sâu sắc và lòng nhân ái, thủy chung, bao dung, độ lượng trong quan hệ bạn bè, anh em, đồng chí, lạc quan, yêu đời, chân tình, giản dị trong lối sống…

Do sự tác động khá mạnh mẽ, sâu sắc của đạo Phật; cho nên người Việt Nam có những nhân cách riêng mang nhân cách của tư tưởng Phật giáo sau đây:

Thứ nhất: Con người Việt Nam trầm tư, kín đáo, thận trọng… tư duy hướng nội là chủ yếu.

Một trong những đặc điểm nổi bật trong tư duy của người Việt Nam là hướng nội, nơi mà tư duy con người chịu ảnh hưởng sâu sắc của lối tư duy nhà Phật.

Phật giáo quan niệm: nếu như thế giới vật chất bên ngoài là vô cùng phức tạp, thì thế giới tinh thần bên trong cũng phong phú và đầy bí ẩn. nó không thể sờ mó, cân đo đong đếm được; do vậy cách tiếp cận, nhận thức duy nhất và tốt nhất chỉ có thể bằng tâm. Không phải ngẫu nhiên mà Phật giáo cho rằng “nhất thiết duy tâm tạo” và đề xuất chủ trương “dĩ tâm truyền tâm”.

Nghiên cứu thế giới, vũ trụ bên ngoài là nhằm để phát hiện ra bản thể tối hậu cuối cùng. Nhưng do quan niệm: vạn vật đồng nhất thể, nên bản thể vũ trụ cũng tiềm ẩn trong mỗi con người. cho nên khi làm cho bản thể trong mỗi cá nhân hòa đồng trong bản thể vũ trụ thì ta và thế giới lúc đó sẽ hoà là một. Mọi cái xảy ra trong vũ trụ cũng là xảy ra trong ta và ta có thể nhận biết, nắm bắt được.

Muốn đạt được điều đó, theo quan niệm của nhà Phật, phải tu tập để thân tâm trong sạch, thuần khiết và đặc biệt phải có “bát nhã” (trí tuệ). Đạo Phật đề cao vai trò của trí tuệ, xem đó là điều kiện không thể thiếu được để đạt đến chân lý mà theo Phật giáo đó là tiến tới giác ngộ, giải thoát. Tu thân mới chỉ là bước đầu tiến tới chân lý…

Thế nhưng, đối với đại đa số người dân Việt Nam, vì điều kiện còn phải mưu sinh, kiếm sống; họ hầu như chỉ dừng lại ở bước đầu tu thân đó. Bởi vậy, họ chỉ chú trọng ở trau dồi tâm tính, đạo đức là tiến cao trên con đường chân lý đích thực cuối cùng.

Họ sống hoà thuận với thiên nhiên hơn là chinh phục, cải tạo thiên nhiên. Họ đề cao lối sống tình cảm, coi trọng cõi tâm và sống nặng về nội tâm. Điều đó góp phần tạo nên nếp tư duy hướng nội mang nặng mầu sắc tình cảm, cảm tính. Do vậy, phần lớn người Việt Nam sống trầm tư, kín đáo, thận trọng… Họ rất giữ gìn trong lời ăn tiếng nói (ít nhận xét, phán quyết về người khác cũng như ít bộc bạch, cởi mở về bản thân mình); rất đắn đo, thận trọng trong mọi hành động, việc làm.

Lối tư duy hướng nội nói trên một mặt nó tạo nên một nét đẹp trong tính cách người Việt Nam là từ tốn, điềm đạm, chín chắn… nhưng mặt khác, nó đã hạn chế rất lớn tính năng động, linh hoạt, khả năng giao lưu, hội nhập; sự tiếp thu khoa học, kỹ thuật đặc biệt là khoa học kỹ thuật công nghệ…

Người Việt Nam thời kinh tế thị trường sôi động hiện nay vẫn rất thận trọng khi giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội, hợp tác - mở cửa.

Tóm lại, nhìn nhận một cách khách quan vấn đề trên, chúng ta nhận thức được rằng: để xây dựng con người mới, nền văn hóa mới ở Việt Nam hiện nay, chúng ta có thể kế thừa một cách có chọn lọc những yếu tố hợp lý cũng như cần phải tích cực đấu tranh để tháo gỡ, loại bỏ những hạn chế trong lối tư duy Phật giáo. Con người Việt Nam hôm nay là những con người chín chắn trong tư duy và hành động nhưng cũng phải là những con người xốc vác, năng động, sáng tạo, biết giao lưu, hội nhập rộng lớn… đặc biệt trong thời kỳ đất nước mở cửa và thực thi kinh tế thị trường hiện nay.

Thứ hai: con người Việt Nam cần cù, chịu thương, chịu khó… sống theo kiểu “an bần lạc đạo”.

Giáo lý đạo Phật khẳng định rõ ràng “nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực”, một ngày không làm, một ngày không ăn. Phật giáo chủ trương lấy lao động, lấy việc phụng sự nhân quần xã hội làm điều kiện tu hành. Các vị Tăng Ni nhà Phật đều có cuộc sống thanh bần, đạm bạc; tự lực cánh sinh trong sinh hoạt thường nhật. Do vậy, họ rất hòa đồng với Phật tử và người dân (không như các chức sắc trong giáo hội Thiên chúa giáo hay những người đầy quyền uy và bổng lộc, lên xe, xuống ngựa, cách biệt với con chiên và dân chúng)…

Chính tư tưởng và những nếp sống đạo đó của các vị Tăng Ni đó thấm sâu vào tâm tư và tác động mạnh mẽ đến cuộc sống của người dân Việt Nam. Bởi vậy, hơn nơi nào hết, người dân Việt Nam sống cần cù, chịu thương chịu khó, siêng năng.

Trong thời kinh tế thị trường mở cửa hiện nay; Việt Nam cũng có những con người năng động, thức thời hơn; biết cách đầu tư để phát triển công - kỹ nghệ; biết cách sản xuất, kinh doanh; có ý chí làm giàu và biết làm giàu cho mình, cho quê hương, cho đất nước.

Thứ ba: Con người Việt Nam chịu sự ràng buộc, chi phối của rất nhiều lễ nghi, tập tục Phật giáo...

Việt Nam có một đời sống đạo cực kỳ phong phú. Người Việt Nam chăm chỉ lên chùa trong các ngày sóc vọng; trân trọng thành kính trong lúc thực hành các nghi lễ; siêng năng trong việc tụng kinh, thiền định, giữ giới, ăn chay, làm phước... tất cả những điều đó vừa củng cố niềm tin vào giáo lý đạo Phật, vừa quy định tư duy và hành động người Việt Nam, tạo cơ sở để hình thành theo cả hai hướng: tích cực và tiêu cực, nếp sống đạo khá riêng biệt của người dân Việt Nam.

Lễ Phật đản, lễ Vu lan, lễ phóng sinh, phóng đăng... không còn là lễ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng triết học của trường phái trúc lâm yên tử và vận dụng một số tư tưởng đó vào việc xây dựng nhân cách con người việt nam hiện nay (Trang 64 - 102)