vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh Đơng. Phía Bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên; phía Nam giáp tỉnh Hà Nam, Hưng n; phía Đơng giáp tỉnh Bắc Ninh, Hưng n; phía Tây giáp tỉnh Hồ Bình. Nhờ vị trí này mà Hà Nội là đầu mối giao thơng, giao lưu hàng hóa, dịch vụ, thu hút lao động và các mặt hàng hoạt động khác với các tỉnh và hội nhập quốc tế. Địa hình của Hà Nội thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đơng, có các sơng lớn chảy qua là sông Hồng, sông Đuống, sông Cà Lồ, sông Cầu.
Ngày 25 tháng 5 năm 2009 Quốc hội ra Quyết định mở rộng địa giới hành chính Hà Nội bằng cách sát nhập toàn bộ Tỉnh Hà Tây, Huyện Mê Linh của Tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã của Huyện Lương Sơn -Tỉnh Hồ Bình. Theo đó trái tim của cả nước có diện tích 3.344,6 km2, với 29 đơn vị hành chính cấp quận, huyện (trong đó có 10 quận, 01 thị xã, 18 huyện) và 577 đơn vị hành chính cấp xã - phường - thị trấn (trong đó có 154 phường, 22 thị trấn, 401 xã, 7 xã nghèo, miền núi, dân tộc, khó khăn). Trong số 29 đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã của Hà Nội thì có tới 18 huyện và 01 thị xã; có thể xác định số huyện, thị xã này thuộc khu vực ngoại thành Hà Nội. Theo cách hiểu như vậy thì ngoại thành Hà Nội có diện tích là 2.851.96 km² (chiếm tới 85% diện tích tự nhiên tồn Thành Phố). Trong đó Thị xã sơn Tây có diện tích 113,46 km²; Huyện Quốc Oai có diện tích là 147,01 km²; Huyện Thạch Thất có diện tích là 202 km² chiếm khoảng 16,2% diện tích ngoại thành và 13,8% diện tích Thành phố Hà Nội [ 63 ].
Thành phố Hà Nội nói chung và khu vực ngoại thành Hà Nội nói riêng có sắc thái đặc trưng của khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa. Nhiệt độ trung bình hàng năm vào khoảng 23-240C, độ ẩm tương đối cao, dao động từ 78 - 87%. Lượng mưa trung bình hàng năm đạt khoảng 1600 đến 1800mm.
Chế độ thủy văn của Thành phố Hà Nội và khu vực ngoại thành chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thủy văn của sông Hồng, sông Đuống, sông Nhuệ… và một số sông nhỏ khác chảy qua khu vực này.