Đặc điểm kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng lối sống văn hóa trong thanh niên ngoại thành hà nội hiện nay (Trang 30 - 36)

* Dân số, lao động và việc làm

Theo số liệu của Cục Thống kê năm 2009, dân số Hà Nội là 6.472.200 người, trong đó dân số khu vực ngoại thành là 3.681.191 người (chiếm gần 60% dân số tồn thành phố). Trong đó Thị xã sơn Tây có dân số khoảng 112.000 người; Huyện Quốc Oai có dân số khoảng 158.000 người; Huyện Thạch Thất có dân số khoảng 176.000 người chiếm khoảng 12% dân số Thành phố[ 63]. Tuy nhiên trên thực tế dân số ở khu vực ngoại thành luôn ở trạng thái biến động, do có hiện tượng di cư tự nhiên vào khu vực nội thành và di dân từ nơi khác đến.

Hiện hàng năm, Thủ đơ có khoảng 40.000-45.000 người đến tuổi lao động nhưng số có việc làm thường xuyên là khoảng 25.000, số cịn lại thiếu việc làm, trong đó đại đa số là thanh niên[ 64]. Cục thống kê Hà Nội cũng cho biết, từ 2005 – 2009, Hà Nội đã thu hồi khoảng 5.201ha đất nông nghiệp( chủ yếu ở các huyện ngoại thành) để triển khai các dự án xây dựng các khu công nghiệp, dịch vụ. Một số nghiên cứu xã hội học cho biết, cứ

một ha đất nơng nghiệp ở Hà Nội thì có gần 20 nơng dân mất việc, nghĩa là hiện nay ngoại thành Hà Nội có khoảng 40.000 lao động mất đất khơng có việc làm; số lao động này chủ yếu là thanh niên khơng có tay nghề, trình độ văn hố thấp nên cơ hội tìm được việc làm là rất thấp.

Theo khảo sát, điều tra của Thành Đoàn Hà Nội, trong tổng số 68.000 thanh niên ở 30 xã thuộc 18 huyện ngoại thành thì có tới trên 80% thiếu việc làm. Điều kiện sống và mức sinh hoạt nhìn chung cịn rất thấp, có sự chênh lệch lớn so với khu vực nội thành. Thu nhập bình qn đầu người từ nơng nghiệp chỉ đạt 1,5-2 triệu đồng/tháng [64 ]

Trong những năm qua Đảng bộ và Chính quyền Thành phố Hà Nội cũng như các địa phương ngoại thành đã quan tâm đặc biệt đến việc giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động nói chung và thanh niên ngoại thành Hà Nội nói riêng. Trong năm 2010 đã tạo khoảng 135.800 việc làm mới, đào tạo nghề cho 140.000 người trong đó 65% thuộc lao động khu vực ngoại thành [27, tr. 1]. Trong đó số lượng thanh niên được giải quyết việc làm của Huyện Quốc Oai là 3.300; Huyện Thạch thất là 5.500; Thị xã Sơn Tây là 2.700 [58, 59, 60].

Như vậy, có thể nhận thấy khu vực ngoại thành với lực lượng lao động đông đảo ( chủ yếu là thanh niên), nhu cầu việc làm là rất lớn. Tuy nhiên, khả năng đáp ứng việc làm là chưa tương xứng; nhiều thanh niên do trình độ văn hố thấp, chưa qua đào tạo nên chủ yếu là lao động phổ thơng rất khó kiếm việc làm hoặc có kiếm được việc làm thì cũng bấp bênh khơng ổn định, thu nhập thấp, làm việc nặng nhọc. Từ thực tế này, xuất hiện một lượng lớn thanh niên khu vực ngoại thành di cư vào khu vực nội thành tìm kiếm cơ hội việc làm gây ra sức ép lớn về lao động việc làm cũng như tệ nạn xã hội cho khu vực nội thành. Điều này dẫn đến đời sống của một bộ phận không nhỏ thanh niên ngoại thành cịn khó khăn; sự khó khăn đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến nâng cao đời sống tinh thần của thanh niên, đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến q trình xây dựng lối sống văn hố trong thanh niên khu vực ngoại thành.

* Văn hoá, xã hội

Trong những năm qua Đảng bộ, chính quyền Thành phố cũng như các huyện ngoại thành ln có sự quan tâm và đã có sự đầu tư đáng kể về cơ sở vật chất như trường lớp, trạm y tế, nhà văn hố, các điểm vui chơi, giải trí…nhằm tạo điều kiện và

hướng đến bảo đảm để nhân dân các huyện ngoại thành nói chung và thanh niên các huyện ngoại thành nói riêng được hưởng thụ đời sống văn hoá tinh thần; nhờ vậy, cùng với sự nâng cao về đời sống vật chất thì đời sống tinh thần của thanh niên khu vực ngoại thành được nâng lên đáng kể. Sự thay đổi này thể hiện rõ qua các số liệu đầu tư và Quốc oai là một huyện điển hình.

Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Quốc Oai năm 2010 viết: “Những năm gần đây, cuộc sống của người dân Quốc Oai ngày càng được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần. Năm 2010 đã có 25.195 đối tượng chính sách được cấp thẻ bảo hiểm y tế; 153 hộ nghèo được hỗ trợ xây dựng lại nhà bị xuống cấp, hư hỏng; 100% số xã có nhà văn hố với hàng nghìn đầu sách”[60 , tr. 08 ].

Có thể nhận thấy, Hiện nay ở khu vực ngoại thành do sự thay đổi về kinh tế theo chiều hướng nâng cao dần các điều kiện sống dẫn đến đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân khu vực ngoại thành cũng được nâng cao rõ rệt; các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao diễn ra dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, sự thay đổi đó vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực khi cịn một bộ phận khơng nhỏ thanh niên xa đà vào các tệ nạn xã hội, thích ăn chơi, hưởng thụ, lười lao động. Điều này dẫn đến việc xây dựng lối sống văn hố đối với thanh niên gặp nhiều khó khăn.

Công tác giáo dục đào tạo được Thành phố và các huyện ngoại thành quan tâm đặc biệt từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học. Tất cả các huyện ngoại thành đều chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác giáo dục đào tạo; hình thành các quỹ khuyến học, khuyến tài; xây dựng, khai thác tối đa các trung tâm dạy nghề; đa dạng hố các loại hình đào tạo nghề một mặt, góp phần tạo điều kiện để thanh niên thay đổi nghề khi diện tích đất nơng nghiệp bị thu hồi, mặt khác để đáp ứng nhu cầu việc làm của thanh niên.

Với sự quan tâm và đầu tư như vậy, công tác giáo dục – đào tạo các huyện ngoại thành trong những năm qua đã có sự thay đổi đáng kể.

Báo cáo “ Tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Thạch thất năm 2011” viết: . Huyện đã xây dựng được 27 trường có thư viện trường học đạt chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hiện nay, trường THPT Hai Bà Trưng của Huyện đã được công nhận trường chuẩn quốc gia và Huyện đang tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất

cho trường THCS Yên Bình để trường này phấn đấu trở thành trường đạt chuẩn quốc gia. Các trường trong Huyện cũng triển khai cuộc vận động “hai không” và cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, đồng thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thơng tin trong dạy và học. Trong tồn Huyện tỷ lệ lên lớp ở bậc tiểu học đạt 99,7% tăng 1,1% so với năm 2010, bậc THCS đạt 99,1% tăng 0,4% so với năm 2010, đỗ tốt nghiệp THPT đạt 99,75%[59, tr. 06]. Như vậy, có thể nhận thấy đời sống văn hoá, xã hội khu vực ngoại thành trong những năm gần đây có sự thay đổi đáng kể; sự thay đổi đó đã tạo ra những điều kiện thuận lợi để xây dựng lối sống văn hoá cho thanh niên khu vực ngoại thành.

* Cơ sở hạ tầng

Ngày 25/01/2005 Thành Ủy Hà Nội đã ban hành chương trình 12/CTr-Tu của Thành ủy về phát triển kinh tế ngoại thành và từng bước hiện đại hóa nơng thơn giai đoạn 2005 - 2010. Chương trình này đã tạo ra những bước phát triển mới cho kinh tế ngoại thành và thể hiện sự quan tâm của các cấp chính quyền đến việc phát triển kinh tế khu vực này.

Trong những năm gần đây cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn ngoại thành ln được Thành phố và chính quyền các huyện ngoại thành quan tâm đầu tư xây dựng. Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực ngoại thành trong nông nghiệp, thủy lợi, đê điều, giao thông nông thôn, điện nước nông thôn…hàng năm đều tăng.

Theo Báo Hà Nội mới, ngày 22/10/2010 thì đối với khu vực ngoại thành trong 5 năm qua, thành phố đã đầu tư gần 50 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội ngoại thành và từng bước hiện đại hóa hạ tầng cơ sở nơng thơn. Hạ tầng nơng thôn ngày càng được đầu tư xây dựng và nâng cấp đáp ứng yêu cầu sản xuất và phục vụ dân sinh góp phần cải thiện đời sống nông dân. Hệ thống giao thông nông thôn hiện có 68% đường liên xã được cứng hóa, 80% mặt đê được cứng hóa bảo đảm an tồn sản xuất và chống lũ. Hệ thống đường liên thơn và đường làng cơ bản được bê tơng hóa; 100% số xã được sử dụng điện lưới, có hệ thống đài truyền thanh, hệ thống thông tin liên lạc... Năm 2010 gần 90% dân số khu vực nông thôn được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh. Trong Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2010 huyện Quốc Oai viết: “ Năm 2010, hệ thống giao thông của Quốc Oai đã được quan tâm đúng mức. Các tuyến đường

liên huyện, liên xã, đường làng ngõ xóm được đầu tư làm mới. Trong đó có dự án đầu tư thi công đường 421 dài hơn 17 km đi qua 8 xã của huyện Quốc Oai và Chương Mỹ có mức đầu tư gần 117 tỷ đồng; dự án đầu tư xây dựng công trinh đường Trại Cá - Liếp Tuyến Phú Cát có chiều dài 5 km với tổng mức đầu tư trên 14 tỷ đồng….”[60, tr. 08].

Có thể nhận thấy, với những sự đầu tư như vậy bộ mặt cơ sở hạ tầng khu vực ngoại thành Hà Nội đã có những sự thay đổi đáng kể. Điều này đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế khu vực ngoại thành; tạo điều kiện cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực ngoại thành theo hướng tăng sản xuất công nghiệp, dịch vụ, giảm sản xuất nông nghiệp; tạo điều kiện nâng cao đời sống nhân dân khu vực ngoại thành cũng như xây dựng lối sống văn hoá trong thanh niên khu vực này. Tuy nhiên sự thay đổi này vẫn chưa đáp ứng được với đòi hỏi của khu vực ngoại thành, đồng thời còn nhiều bất cập giữa các khu vực. Các huyện ngoại thành trong q trình đầu tư đã gây ra nhiều khó khăn cho phát triển kinh tế, giải quyết vấn đề việc làm và nâng cao đời sống nhân dân đặc biệt là thanh niên. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng lối sống văn hoá cho nhân dân khu vực ngoại thành Hà Nội nói chung và thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội nói riêng.

* Tình hình phát triển kinh tế

Cơ cấu kinh tế chung của Hà Nội từ năm 2001 đến nay đã có những bước chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ và công nghiệp – xây dựng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Cơ cấu này được thiết lập đã hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội Thủ đô Hà Nội, điều này dẫn đến một kết quả tất yếu là đời sống nhân dân Hà Nội được nâng cao rõ rệt. Tuy vậy, cùng với việc hình thành cơ cấu kinh tế này đang địi hỏi Hà Nội phải giải quyết, đó là việc một phần khơng nhỏ lao động ở nơng thơn trong đó chủ yếu là thanh niên mất việc khi tỷ trọng nông nghiệp giảm, họ phải chuyển sang ngành nghề khác để kiếm sống, hình thành một mâu thuẫn giữa sự phát triển cao, hiện đại với trình độ kiến thức và tay nghề kém.

Trong những năm qua kinh tế ngoại thành Hà Nội đang có những tiến bộ nhất định trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế làm cơ sở cho chuyển dịch cơ cấu lao động. Tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ ngày càng tăng lên, đặc biệt là dịch vụ và cơng nghiệp ngồi quốc doanh tăng lên đã tạo khả năng thu hút thêm lao động vào làm việc

góp phần giải quyết tình trạng thiếu việc làm. So với các vùng ngoại thành khác, khu vực ngoại thành phía Tây của Thành phố Hà Nội trong đó có các huyện Thạch thất, Quốc oai ln có tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn, có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh hơn. Khu vực này là khu vực có nhiều khu cơng nghiệp, nhiều khu đô thị mới, nhiều làng nghề truyền thống có giá trị kinh tế cao thu hút nhiều lao động phổ thông như mây tre, đan nát, gốm sứ, thêu ren, khảm trại…vv.

Trong giai đoạn 2000 -2010 cơ cấu kinh tế ở huyện Thạch thất đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ thể hiện dưới bảng sau:

Biểu 1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Thạch thất ( Đơn vị tính: %)

TT

Cơ cấu kinh tế huyện Thạch Thất

Năm

2000 2005 2010

1 Nông, lâm, thuỷ sản 53,95 46,2 16,8

2 Công nghiệp – Xây dựng 34,7 40,2 65,7

3 Du lịch, dịch vụ 11,35 13,6 17,5

(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội huyện Thạch thất năm 2000, 2005, 2010 )

Có thể nhận thây, bức tranh ngoại thành Hà Nội đang có những thay đổi rõ rệt trên tất cả các mặt, đời sống văn hóa, kinh tế, kết cấu hạ tầng, việc làm gắn với các chương trình an sinh xã hội được giải quyết tốt.

Trong các huyện ngoại thành có sự chuyển mình mạnh mẽ thì Thạch Thất là một điển hình. Sau khi hợp nhất, Thạch Thất tiếp nhận thêm 3 xã nghèo thuộc huyện Lương Sơn (Hịa Bình) là Tiến Xn, n Bình, n Trung. Số hộ nghèo chiếm tỷ lệ 20%. Đến nay Thạch Thất có tốc độ phát triển hàng đầu trong các huyện của thành phố. Trong 2 năm qua, tỷ lệ hộ nghèo của 3 xã trên đã giảm 10%. Điện đã được kéo đến các gia đình ở xa nhất, đường liên xã, trường học đã được xây mới làm cho diện mạo nông thôn các xã mới về thay đổi nhanh chóng( Nguồn Báo Hà Nội mới, ngày 22/10/2010).

Sự thay đổi này, một mặt làm cho đời sống nhân dân khu vực ngoại thành Hà Nội có điều kiện thay đổi và trong thực tế đời sống của một bộ phận lớn nhân dân ngoại thành đã thay đổi rõ rệt theo hướng ngày càng được nâng cao; các hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra nhộn nhịp; sản xuất hàng hoá và các hoạt động sản xuất công nghiệp, dịch vụ - du lịch thay thế dần sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên sự thay đổi này cũng gây

ra tình trạng thiếu việc làm ở nhiều nơi, mất cân đối giữa lao động có tay nghề với lao động phổ thơng; một bộ phận dân cư nhanh chóng giầu có nhờ bán đất dẫn đến lười lao động, thích hưởng thụ, ăn chơi song cũng có một bộ phận dân cư rất khó khăn về kinh tế, điều này đang dẫn đến khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng.

Sự thay đổi về đời sống vật chất dẫn đến đời sống văn hoá, tinh thần của một bộ phận lớn nhân dân ngoại thành có sự thay đổi theo hướng tích cực. Nhân dân có điều kiện hơn để hưởng thụ các sản phẩm văn hoá, tinh thần phong phú từ đó tạo ra những điều kiện tốt để góp phần xây dựng lối sống văn hố trong nhân dân khu vực ngoại thành nói chung và thanh niên khu vực ngoại thành nói riêng. Bên cạnh đó việc xây dựng lối sống văn hoá trong thanh niên ngoại thành cũng vấp phải những khó khăn ở một bộ phận thanh niên thiếu việc làm, thích ăn chơi, thích hưởng thụ, lười lao động, đua địi, xa ngã vào các tệ nạn xã hội; một bộ phận thanh niên khác do trình độ thấp nên khơng theo kịp, khơng đáp ứng được với sự thay đổi nhanh chóng của các điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội. Hơn nữa, một số gia đình khi có điều kiện kinh tế khá giả nhờ bán đất đã giầu lên nhanh chóng, sao nhãng đối với việc giáo dục con cái và nhiều gia đình nng chiều con cái quá mức dẫn tới hư hỏng.

1.2.2. Một số nét khái quát về thanh niên ngọai thành Hà Nội và đặc điểm lối sống thanh niên ngoại thành Hà nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng lối sống văn hóa trong thanh niên ngoại thành hà nội hiện nay (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)