Những thành tựu bước đầu đạt được trong xây dựng lối sống văn hoá trong thanh niên ngoại thành Hà Nội xuất phát từ một số nguyên nhân cơ bản sau đây:
Thứ nhất, Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta trong việc xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong đó coi trọng đúng mức việc xây dựng những đức tính của con người Việt Nam trong thời kỳ mới.
Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng hàng đầu. Bởi vì, trong thời kỳ đổi mới đất nước, nhất là sau khi có Nghị quyết Trung ương V ( khoá VIII) Đảng ta đã gắn văn hoá với con người, gắn văn hố với lối sống của người dân nói chung, trong đó
có lối sống của thanh niên. Nhờ có được những quan điểm định hướng chung của Đảng và Đảng bộ, chính quyền Thành phố, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quần chúng vận dụng và xây dựng lối sống có văn hóa của các tầng lớp nhân dân, trước hết là cho thanh niên - lực lượng đông đảo, đại diện cho tương lai, tiền đồ của Thành phố.
Thứ hai, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân Thành phố Hà Nội nói chung và nhân dân ngoại thành Hà Nội nói riêng đã có sự cải thiện nhiều so với thời kỳ bao cấp trước đây cũng như những năm đầu của thời kỳ đổi mới.
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã tạo ra những cơ hội tốt để nhân dân các huyện ngoại thành Hà Nội có điều kiện phát huy những tiềm năng thế mạnh của mình. Điều đó tạo ra những điều kiện để đời sống vật chất của nhân dân ngoại thành Hà Nội có sự thay đổi rõ rệt theo hướng nâng cao.
Thứ ba, sự quan tâm của Đảng bộ và chính quyền Thành phố Hà Nội cũng như Đảng bộ và chính quyền các huyện ngoại thành đối với thanh niên ngoại thành Hà Nội.
Trong những năm qua, Đảng bộ và chính quyền Thành phố Hà Nội cũng như các huyện ngoại thành đã rất quan tâm đến đào tạo, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực của thanh niên ngoại thành nhằm đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa Thành phố đạt ngang tầm đòi hỏi của một trung tâm kinh tế, văn hóa và giao lưu trong nước và quốc tế. Đối với thế hệ trẻ nói chung, thanh niên nói riêng, Đảng bộ và chính quyền Thành phố Hà Nội đã có những chính sách xã hội cụ thể thiết thực, quan tâm đến đời sống, việc làm của thanh niên như: Chính sách tạo việc làm phát triển giáo dục - đào tạo; hỗ trợ thanh niên trong học nghề và tạo việc làm; tạo điều kiện cho thanh niên vay vốn theo quỹ khuyến nông Thành phố…
Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, Đảng bộ và chính quyền Thành phố đã đánh giá đúng vị trí, vai trị của thanh niên, đặt niềm tin vào thanh niên nên đã khơi dậy ý thức tự giác của thanh niên.
Ở Hà Nội, các chương trình lớn của quốc gia và của Thành phố đều đã huy động sự tham gia tích cực, đơng đảo của thanh niên. Việc xóa đói, giảm nghèo, xóa mù chữ, phổ cập tiểu học, trung học cơ sở, thực hiện chính sách với gia đình có cơng, phụng dưỡng các bà mẹ Việt Nam anh hùng, các cuộc vận động làm việc nghĩa, hỗ trợ những gia đình, cá nhân có hồn cảnh khó khăn v.v... đều đã lơi cuốn sự tham gia tích cực của
các tầng lớp thanh niên. Trong cuộc vận động “Xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động cũng được thực hiện rộng rãi ở các địa bàn nông thôn đã tác động trực tiếp đến lối sống của thanh niên ngoại thành Hà Nội.
Thứ tư, việc tuyên truyền, giáo dục tổ chức các phong trào, các chương trình thanh niên của các cấp bộ Đồn ở khu vực ngoại thành với những đóng góp tích cực sáng tạo là ngun nhân trực tiếp nhất đưa đến những thành tựu bước đầu trong lối sống văn hoá của thanh niên ngoại thành Hà Nội.
Ở ngoại thành Hà Nội, nét tiêu biểu đáng ghi nhận của phong trào Đoàn thanh niên là rất năng động, sáng tạo, bám sát thực tiễn. Có thể về cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống văn hóa vẫn cịn bất cập về phương diện lý luận song rất nhiều phong trào, nhiều cuộc vận động, các chương trình thanh niên đã thật sự có hiệu quả thiết thực đối với việc xây dựng các “tiêu chí” của lối sống văn hóa như đã nêu.
Trong giáo dục tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, sống có đạo đức trong sáng... sẽ có nhiều hình thức giáo dục, tuyên truyền vận động. Song thời gian qua đã cho thấy hình thức tổ chức các hoạt động, các chương trình phù hợp với tâm lý độ tuổi của thanh niên là có tác dụng tích cực và hữu hiệu nhất. Ví dụ: Việc xác định chương trình hành động của Đại hội Đoàn Thành phố Hà Nội lần thứ XII (2006 - 2010) là “Mưu sinh, lập nghiệp; khuyến học - tài năng; tuổi trẻ về nguồn; tuổi trẻ giữ nước; cơng tác xã hội; khỏe vì nước; vì đàn em” là chương trình cụ thể, thiết thực. Qua các hình thức tổ chức hoạt động và các phong trào trên việc xây dựng lối sống văn hóa của thanh niên được tiến hành song song, đan xen một cách sinh động.